Bình Thuận sẽ có hồ chứa nước 51,2 triệu m để chữa khát
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng thuận về việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét ( huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).
Ngày 17-10, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã đồng thuận về việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc. Ảnh: QUOCHOI
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu của dự án xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét là để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện Hàm Thuận Nam, một trong những vùng khô hạn, thường xuyên xảy ra hạn hán nhất của tỉnh Bình Thuận và cả nước.
Việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước Ka Pét có dung tích 51,21 triệu m3 nhằm tạo nguồn cung cấp nước ổn định phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; nước cho sinh hoạt của người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết; cấp nước cho sản xuất công nghiệp của Khu công nghiệp Hàm Kiệm II; cắt giảm đỉnh lũ cho vùng hạ du sông Cà Ty (giảm lưu lượng đỉnh lũ 320m3/s, giảm mực nước lũ 55cm) đi qua thành phố Phan Thiết đồng thời cải thiện môi trường sinh thái do tăng lưu lượng xả nước về hạ du trong mùa khô.
Qua thẩm tra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét nước tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Cơ quan thẩm tra nêu rõ, để thực hiện dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng 680,41 ha rừng, trong đó có 162,55 ha rừng đặc dụng. Tuy nhiên, diện tích rừng đặc dụng cần chuyển đổi chỉ chiếm 0,6% diện tích lâm phần, thuộc ranh giới phía ngoài của khu bảo tồn, chất lượng lượng rừng khu vực này ở mức trung bình; không phải là nơi sinh sống thường xuyên của loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có phương án trồng rừng thay thế với diện tích 1.941,69 ha tại địa điểm như Báo cáo tiền khả thi đã nêu.
Video đang HOT
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công đề trình ra Quốc hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành thẩm tra chính thức hồ sơ dự án, báo cáo Quốc hội.
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Việt Nam có cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Nếu có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để vượt lên thành nước phát triển.
Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Đây là nhấn mạnh của nhiều đại biểu, lãnh đạo bộ, ngành tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2019) diễn ra ngày 3/10, tại Hà Nội.
* "Muốn đi nhanh thì Chính phủ phải đi đầu"
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia.
Vấn đề lớn được đặt ra tại diễn đàn về Công nghiệp 4.0 là làm sao Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này. "Nếu có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá như vậy trong bài phát biểu tại diễn đàn.
Theo Bộ trưởng, khi cuộc cách mạng số, Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội cho các đổi mới sáng tạo. "Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận" - Bộ trưởng nói.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương báo cáo trong phiên Toạ đàm cấp cao. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Ông Hùng cho rằng, chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Và đây lại càng là lợi thế của Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo, có thể ra được những quyết sách lớn một cách nhanh và tập trung.
Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở Nghị quyết này, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương sẽ cụ thể hóa thành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai cụ thể. "Muốn đi nhanh thì Chính phủ phải đi đầu. Nghị quyết 52 đã yêu cầu Chính phủ phải đi tiên phong trong chuyển đổi số" - Bộ trưởng Hùng nói, đồng thời cho biết, chuyển đổi số quốc gia bao gồm chuyển đổi số chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số xã hội.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. "Chúng ta có thể làm được vì văn hoá người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Và Việt Nam luôn là nước mạnh nhất thế giới trong các cuộc cách mạng toàn dân" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thể hiện sự hy vọng.
Đặt vấn đề "Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này?", Bộ trưởng cho rằng, đó chính là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. "Chúng ta phải cần đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp ICT (doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông) tại khắp các tỉnh thành để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam. Và cũng chính chuyển đổi số sẽ thúc đẩy Make In Vietnam và hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - từ đây đi ra toàn cầu" - Bộ trưởng nói.
* 3 nền tảng để xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: "Tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam". Theo Bộ trưởng, Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiều giải pháp lớn, quan trọng, mang tính quyết sách để thực hiện mục tiêu trên.
Đại biểu tham gia phiên Toạ đàm cấp cao tại Diễn đàn. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Trình bày về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chiến lược này được xây dựng trên ba nền tảng.
Một là đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập và thân thiện với các mô hình kinh tế mới, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nhanh chóng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Hai là phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu lớn, bao gồm việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để áp dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở quy mô và phạm vi rộng, kết nối Internet tốc độ cao; xây dựng, chia sẻ các cơ sở dữ liệu.
Ba là phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các hoạt động chuyển đổi, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới.
Bên cạnh các yếu tố nền tảng này, dự kiến Chính phủ Việt Nam sẽ triển khai nhiều nhóm chính sách quan trọng như: áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp; cơ cấu lại, tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu; thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo;.../.
Theo Xuân Tùng/TTXVN
Hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn xe khách đối đầu xe tải ở Bình Thuận Sáng 17/7, đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận và Ban An toàn giao thông huyện Hàm Thuận Nam đã đến thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ cho các nạn nhân trong vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải trên Quốc lộ 1A đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Các bác sỹ Bệnh...