Bình Thuận: Nuôi chim câu ở gốc dừa, chim đẻ khỏe, dừa trái sai
Từ khó khăn về nguồn phân hữu cơ bón cho vườn dừa, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã nghĩ ra cách lạ mà hay là làm chuồng đặt ở các gốc dừa để nuôi chim bồ câu. Cách làm này hóa ra rất hay, bởi ông Nghiệp có nguồn phân chim bón cho từng gốc dừa khiến dừa sai trái mà còn có thêm nguồn thu nhập từ bán chim bồ câu…
Với lợi thế nguồn nước mạch chảy ngang lòng đất khá dồi dào nên từ nhiều năm trước, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) đã triển khai trồng dừa xiêm khá hiệu quả trên đất cát. Tuy nhiên, khó khăn là nguồn phân hữu cơ dùng để bón cho cây dừa ngày càng khan hiếm, giá cao.
Trong khi đó, nếu cây không được tiếp phân đầy đủ thì năng suất đậu trái không cao. Chính vì lý do này mà ông đã nảy sinh ý tưởng thử nghiệm nuôi bồ câu dưới tán cây dừa, tận dụng nguồn phân từ loài chim này để bón cho dừa…
Bồ câu nuôi dưới tán dừa sinh trưởng tốt, sinh sản đều và cho lượng phân hữu cơ đáng kể để ông Hoàng bón luôn cho chính gốc dừa-nơi đặt chuồng chim.
“Trước hết, tôi cũng tham quan nhiều chuồng trại của anh em trong địa phương đã nuôi con bồ câu và biết rằng vật nuôi này dịch bệnh rất ít. Thứ hai nữa đó là nguồn dinh dưỡng cho cây dừa bằng phân bò mua với giá cao. Vì vậy mà tôi mới mạnh dạn nuôi bồ câu trong môi trường mới” – ông Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ thêm về ý tưởng khi mới hình thành mô hình lạ mà hay này.
Sau khi có ý tưởng, đầu năm 2018 ông Nguyễn Văn Hoàng đã cho lắp đặt 70 chuồng bồ câu, tương ứng với 70 cặp giống đặt dưới các gốc dừa. Bình quân, mỗi gốc dừa ông bố trí khoảng 8 cặp bồ câu. Sau mỗi chu kỳ một tháng, ông Hoàng lại di dời các chuồng này qua những gốc dừa khác.
Video đang HOT
Do đặc tính rễ dừa phát triển mạnh theo chiều ngang nên khá dễ hấp thụ lượng phân bón từ chim bồ câu. Bên cạnh đó, lượng phân này cũng được xử lý cùng với men vi sinh nên ít gây ra mùi hôi, cây lại tiếp nhận dinh dưỡng tốt hơn. Ở chiều ngược lại, chim bồ câu nhờ được nuôi dưới bóng mát của tán dừa nên có môi trường sinh trưởng tốt. Trứng bồ câu khi ấp nở đều cho tỷ lệ thành công cao nhờ môi trường mát mẻ, ánh sáng mà bồ câu nhận được cũng vừa phải.
Sau 8 tháng triển khai, đến nay mô hình nuôi bồ câu dưới tán dừa xiêm của ông Hoàng bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Gần 100 gốc dừa được trồng trên diện tích 3 sào đất nhờ được bón phân liên tục nên đóng trái rất sai, ông Hoàng cũng tiết kiệm khoản đáng kể chi phí dùng để mua phân bò trước đây.
Riêng về bồ câu, hàng tháng, 70 cặp chim cho ra thị trường các lứa bồ câu ra ràng liên tục. Với giá thị trường hiện nay được thương lái thu mua là 90 ngàn đồng/cặp, thì bồ câu giúp ông có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Dự định sắp tới, ông Hoàng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này tại nhiều vườn dừa khác của mình.
Theo Hạnh Khiết (Báo Bình Thuận)
Ninh Bình: Bỏ phố về quê nuôi chim hiền lành, lãi 10 triệu/tháng
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng và có một công việc ổn định ở đất thủ đô, nhưng anh Đặng Văn Dự, 36 tuổi, thôn 3, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp (Ninh Bình) từ bỏ về quê khởi nghiệp với việc nuôi chim bồ câu-loài chim hiền lành, nhờ đó mỗi tháng anh bỏ túi hơn 10 triệu đồng.
Nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu khó là những cảm nhận đầu tiên của phóng viên khi tiếp xúc với anh Dự. Vừa dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, anh Dự vừa kể lại câu chuyện bén duyên với con chim này.
Anh Dự kể, sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng, anh làm việc cho một công ty ở trên TP. Hà Nội với một mức lương ổn định. Công việc ổn định, ai cũng mừng cho anh, nhưng trong lòng anh cứ xuất hiện niềm ấp ủ muốn về quê lập nghiệp.
Nhờ nuôi chim bồ câu mà anh Đăng Văn Dự có nguồn thu nhập ổn định hơn 10 triệu đồng/tháng.
Trong một lần tình cờ đi chơi, anh được thăm quan mô hình chim bồ câu khiến một thời tuổi thơ từng nuôi loài chim hiền lành này ùa về trong anh, điều đó càng làm anh thích thú và tìm hiểu về loại chim này hơn. Qua quá trình tìm hiểu, anh nhận thấy chim bồ câu khá dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao, sau đó anh quyết định bỏ công việc trên Hà Nội để về quê nuôi loại chim này.
Đầu năm 2015, anh quyết định đầu tư chuồng trại một cách bài bản, chuồng nuôi nhốt được lắp đặt đồng bộ, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống làm mát...Sau đó, anh mua hơn 100 đôi bố mẹ về nuôi thử nghiệm, dù mới đưa vào nuôi thử nhưng đàn bồ câu phát triển tốt và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế.
Chim bồ câu Pháp là loại chim nhanh lớn, ít bị bệnh tật, có khả năng sinh sản rất tốt và phù hợp với nuôi nhốt.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Dự cho biết, hiện tại gia đình anh đang có hơn 1.000 con chim bồ câu, trong đó chim bố mẹ khoảng gần 300 đôi và số còn lại là chim hậu bị. Trung bình mỗi tháng gia đình anh bán ra thị trường khoảng hơn 100 đôi chim non với giá bán dao động từ 150.000-200.000 đồng/1 đôi. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh có lãi hơn 10 triệu đồng.
Hồi còn nhỏ tôi hay nuôi chim trong đó có nuôi con chim bồ câu và đam mê với nó lắm, nhưng lúc đấy không có điều khiện để nuôi. Sau khi mình đi làm tích góp được ít tiền, thấy nuôi loại chim câu này thu nhập cũng khá và cũng muốn lập nghiệp ở quê nên sau đó tôi quyết định bỏ phố về nuôi chim anh Dự tâm sự.
Trong quá trình nuôi, anh Dự không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi chim bồ câu, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi chim bồ câu cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.
Cũng theo anh Dự, bồ câu mà gia đình anh đang nuôi là loại bồ câu Pháp, đây là loại bồ câu khá dễ nuôi, ít bị bệnh tật và sinh sản rất nhanh nên cho hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi khoảng từ 5-6 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi lứa khoảng 40 ngày và mỗi lứa khoảng 2 con. Trong quá trình nuôi con non, chim bố mẹ vẫn đẻ và ấp trứng.
Anh Đặng Văn Dự khẳng định, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm có năng suất cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình không cao. Thức ăn của chim bồ câu cũng đơn giản, chủ yếu là cho ăn ngô, cám, gạo lứt... Thời gian sắp tới, gia đình tôi sẽ xây dựng thêm chuồng trại, nhân đàn thêm để tăng hiệu quả và tăng thêm thu nhập hàng tháng anh Dự cho hay.
Chim bồ câu nuôi khoảng từ 5-6 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi lứa khoảng 40 ngày và mỗi lứa khoảng 2 con và trong quá trình nuôi con non chim bố mẹ vẫn đẻ và ấp trứng.
Chia sẻ về kỹ thuật giúp đàn chim câu luôn đẻ khỏe, anh Dự chia sẻ, muốn đàn chim đẻ khỏe thì phải tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển. Chuồng trại luôn thoáng mát sạch sẽ, thức ăn và nước uống phải đảm bảo chất lương không bị nấm mốc.... Ngoài ra, cần chú ý đến dịch bệnh nên phải thường xuyên khử trùng chuồng nuôi và phòng bệnh cho chim.
Theo Danviet
Dông cát nuôi lớn "lộc ngộc" chỉ còn 500 ngàn/ký vẫn bí đầu ra Những con dông nuôi trên cát đã đạt trọng lượng 0,5kg mỗi con, lớn "lộc ngộc" cả rồi mà vẫn bí đầu ra mặc dù giá 'chào hàng" của các trang trại đã giảm từ 600-700 ngàn đồng mỗi ký xuống còn có 500 ngàn đồng mỗi ký Vài tháng trở lại đây, tại địa bàn xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh...