Bình Thuận: Nhiều cán bộ phường ở TP.Phan Thiết ‘mất tích’ trong giờ hành chính
Tổ kiểm tra giờ giấc, tác phong, lề lối làm việc do Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận phụ trách bất ngờ kiểm tra, phát hiện nhiều công chức thuộc cấp phường của TP.Phan Thiết ‘mất tích’ trong giờ hành chính.
Ngày 9.3, Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận cho biết vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết, yêu cầu kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh tác phong làm việc của một số cán bộ, công chức tại P.Phú Thủy và P.Đức Long (TP.Phan Thiết).
Theo nội dung văn bản, ngày 28.2, Tổ kiểm tra giờ giấc, lề lối, tác phong làm việc của Sở Nội vụ (được thành lập theo Quyết định số 36, ngày 20.2 của Sở Nội vụ Bình Thuận) bất ngờ kiểm tra giờ giấc làm việc, lề lối, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức tại các phường Phú Thủy, Đức Long và Phú Tài.
Tại thời điểm tổ công tác kiểm tra ở P.Phú Thủy cho thấy, các vị trí như công chức Tư pháp, Chủ tịch Hội phụ nữ phường, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường đều không có mặt tại trụ sở, nơi làm việc.
Tại trụ sở P. Đức Long, tổ kiểm tra ghi nhận công chức Địa chính, công chức Tư pháp và chủ tịch Hội khuyến học không có mặt tại trụ sở mà không có lý do.
Tổ kiểm tra tiếp tục kiểm tra công tác cải cách hành chính, cho thấy còn một số thiếu sót trong việc phục vụ người dân và tổ chức đến làm các thủ tục hành chính.
Cụ thể, tại cả 3 phường Phú Thủy, Đức Long và Phú Tài chưa minh bạch công khai việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân biết.
Trung tâm hành chính công Bình Thuận. Ảnh Q.H.
Các thiết bị máy móc tại trụ sở nhằm hỗ trợ các thủ tục hành chính (như máy lấy số, hỗ trợ thông tin…) bị hư hỏng nhưng không được sửa chữa. Một số hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trễ hẹn nhưng chưa tiến hành xin lỗi người dân.
Sở Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết chỉ đạo P.Phú Thủy, Đức Long tổ chức kiểm điểm, làm rõ lý do vắng mặt của cán bộ, công chức đồng thời phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận.
Sở Nội vụ còn đề nghị Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết chỉ đạo các phường trên làm rõ nguyên nhân các yếu kém, tồn tại để chấn chỉnh kịp thời. Kết quả việc thực hiện này báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Nội vụ Bình Thuận trước ngày 24.3 để theo dõi, tổng hợp.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận (tại Công văn 4090), Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận có quyết định thành lập Tổ kiểm tra giờ giấc, lề lối tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn tỉnh. Tổ công tác này do Chánh Thanh tra Sở Nội vụ Bình Thuận làm tổ trưởng, sẽ kiểm tra bất ngờ tất cả các cơ quan nhà nước của tỉnh để chấn chỉnh giờ giấc làm việc, lề lối tác phong của cán bộ công chức, viên chức.
Quốc hội họp bất thường bầu Chủ tịch nước sáng mai 2.3
Sáng mai 2.3, Quốc hội họp bất thường lần thứ 4 để thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã miễn nhiệm.
Chiều 1.3, Tổng thư ký Quốc hội đã có thông cáo về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường thứ 4 Quốc hội khóa XV để làm công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Kỳ họp bất thường lần thứ 3 Quốc hội khóa XV hôm 18.1 thực hiện quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh PHẠM THẮNG
Theo đó, trong sáng 2.3, Quốc hội sẽ họp kỳ bất thường thứ 4 để thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã miễn nhiệm.
Thông báo cũng cho biết, lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong khoảng thời gian từ 10 giờ - 11 giờ ngày 2.3.
Quốc hội họp bất thường bầu Chủ tịch nước sáng 2.3
Trong sáng nay 1.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, T.Ư Đảng khóa XIII đã họp bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.
Tại hội nghị, T.Ư Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trước đó, ngày 18.1 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước tại phiên họp bất thường thứ 3.
Ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu đối với các vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian ông là Thủ tướng Chính phủ (2016 - 2021), đặc biệt là việc xảy ra các "đại án" lớn như vụ Việt Á và "chuyến bay giải cứu" khiến 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự, 2 phó thủ tướng phải xin thôi giữ các chức vụ. Ông Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu và được T.Ư Đảng đồng ý.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó chủ tịch nước, giữ Quyền Chủ tịch nước kể từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội miễn nhiệm hôm 18.1.
Theo quy định hiện hành, nhân sự bầu Chủ tịch nước sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu. Chủ tịch Quốc hội sẽ là người trình bày tờ trình nhân sự.
Tiếp đó, sau khi tiến hành thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu Chủ tịch nước.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu kín, Quốc hội còn tiến hành bước biểu quyết bằng bấm nút điện tử để thông qua nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chủ tịch nước.
Bị kiểm tra xây dựng không phép, chủ nhà "nhốt" luôn 2 cán bộ Khi đang tiến hành kiểm tra công trình xây dựng không phép, chủ nhà bất ngờ khóa cửa "nhốt" luôn 2 cán bộ đến kiểm tra. Ngày 24/2, UBND phường 7, TP. Bạc Liêu cho biết, vừa có kiến nghị điều tra làm rõ hành vi chống đối người thi hành công vụ, giam người trái pháp luật của ông Đào Chí Tâm...