Bình Thuận: Dân nườm nượp lên núi hái thứ lá này làm gì mà vắt cắn chảy máu vẫn ham đi?
Mùa mưa rộ lá bép, người dân các xã vùng cao ở Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) nườm nượp lên núi hái lá bép mang về sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.
Mùa mưa là mùa lá bép của đồng bào vùng cao tỉnh Bình Thuận. Dãy núi cao nằm giữa ranh giới xã Đông Giang và xã Mỹ Thạnh là nơi có hằng trăm ha lá bép đang ra lộc non xanh.
Hằng ngày, người dân xã Đông Giang vượt hơn 12 km băng rừng leo núi hái lá bép mang về ăn trong bừa thường nhật.
Mùa mưa, lá bép ra nhiều lá non, cả khu rừng hơn 700 ha trên núi cao hơn 650 m so với mực nước biển đầy lá bép thuộc tiểu khu 254 rừng Mỹ Thạnh.
Video đang HOT
Loại rau rừng này chỉ thích nghi với điều kiện khí hậu mát mẻ, ẩm ướt ở trên núi cao thuộc khu vực đèo Nam giáp ranh hai xã Đông Giang – Mỹ Thạnh. Người bản xứ cho biết loại rau này không thể trồng ở nhà, nên đến mùa phải lên rừng hái.
Anh Nguyễn Quốc Duy, người dân làng Rai, xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vượt gần chục cây số đường rừng, leo đèo lội suối mới có thể lên đây hái đặc sản truyền thống của đồng bào vùng cao.
Anh Duy cho biết, người dân trên này thường có câu nói’muốn ăn lá bép phải đổ máu’, bởi người đi hái lá thường bị vắt cắn, máu chảy ròng ròng.
Vắt rừng thích sống trên vùng cao ẩm ướt, đó cũng là nơi có nhiều lá bép nhất tỉnh Bình Thuận, nên người đi hái lá không thể không bị vắt cắn.
Mỗi chuyến, mỗi người hái một gùi địu xuống núi,gia đình ăn khoảng một tuần, đồng thời chia sẻ với bà con trong xóm, để khi bận việc nếu thèm ăn lá bép họ sẽ được hàng xóm san sẻ lại.
Lá bép có màu xanh lục nấu càng rục ăn càng ngon, anh Mang Đông (xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) cho biết.
Chị K’ Thị Xiểng, 25 tuổi (xã Đông Giang) cho biết lá bép nấu được rất nhiều món. Ăn sống, luộc, nấu canh… đều được, nhưng ngon nhất là món canh ống nấu trong ống tre lồ ô có dằm cá suối nướng.
Lá bép là loại rau rừng giàu dinh dưỡng, từ xa xưa đã nuôi sống người dân các xã vùng cao La Dạ, Đông Giang, Hàm Thạnh, Hàm Cần… quanh núi Mỹ Thạnh. Ai đã ăn một lần thì rất khó quên trong cuộc đời.
Canh lá bép ăn với cơm nấu ống lam, chắm muối ớt kèm cà khô là đặc sản số một của người Rai và K’ho cuối dãy Trường Sơn, nơi giáp ranh ba huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng 3 tuyến cao tốc qua Bình Thuận
Công tác giải phóng mặt bằng 3 tuyến cao tốc qua Bình Thuận đang được triển khai gấp rút để bàn giao toàn bộ mặt bằng.
Một đoạn QL1 qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Ngày 20/6, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh đã chi trả tiền bồi thường đạt 92,3%. Tổng vốn đã giải ngân đến nay đạt hơn 1.423 tỷ đồng/2.018 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71% vốn được bố trí.
Cụ thể, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tỉnh đã bàn giao cho các Ban QLDA (Bộ GTVT) đạt 80,69 ha/80,72 ha đạt 99,96%, Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt 92,4%. Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã bàn giao 330,4 ha/365,89 ha, đạt 90,3%.
Dự án cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận có 3 phân đoạn cao tốc phía Đông gồm: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 160km nên khối lượng GPMB rất lớn. Các tuyến cao tốc đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Ông Nguyễn Hữu Trung, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 100% hồ sơ; đã chi trả tiền bồi thường cho 2.476/2.683 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 92,3%. "Các khu tái định cư tại các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam đang được khẩn trương thi công các hạng mục công trình giao thông. Các huyện đang tổ chức bốc thăm đất tái định cư hoàn thiện các thủ tục giao đất cho người dân", ông Trung cho hay.
Hôm qua (19/6), Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết chuyển đổi 3 dự án cao tốc Mai Sơn - QL 45 (kết nối Ninh Bình và Thanh Hóa) và 2 đoạn tuyến qua tỉnh Bình Thuận gồm: Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ phương thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. Quốc hội cũng đồng ý bổ sung vốn không quá 23.461 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư 3 dự án này.
'Bình Thuận có thể học tập cách ly, khoanh vùng như Sơn Lôi' Có ý kiến của chuyên gia cho rằng, nếu có cách ly, 'Bình Thuận có thể học tập việc cách ly, khoanh vùng khu vực có người nhiễm như Sơn Lôi'. Phác thảo quá trình di chuyển của bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19 (một nữ doanh nhân sống tại TP.Phan Thiết, Bình Thuận) Chiều 11.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn...