Bình Thuận có 23 hồ chứa nước xuống cấp nặng cần tu sửa
Phần lớn các hồ chứa này đã có thời gian sử dụng lâu dài nhưng không có nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp nên bắt đầu hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, không đảm bảo an toàn khi tích nước.
Một hồ chứa nước. (Ảnh minh họa. Lê Huy Hải/TTXVN)
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 47 hồ chứa nước và hệ thống đập dâng đang hoạt động, tổng năng lực tưới thiết kế hơn 60.000ha, với tổng dung tích trữ nước trên 300 triệu m3.
Những công trình này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nếu có sự cố xảy ra trong mùa mưa bão.
Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, qua kiểm tra hiện có 23 hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn cao, điển hình như Sông Quao, Tà Mon, Tân Lập, Trà Tân.
Phần lớn các hồ chứa nước này đã có thời gian sử dụng lâu dài (xây dựng trước năm 1990), nhưng không có nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp nên bắt đầu hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, không đảm bảo an toàn khi tích nước.
Dự báo mùa mưa lũ 2019 sẽ có nhiều cơn bão mạnh, mưa lớn và áp thấp nhiệt đới. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn các hồ chứa trên địa bàn. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng đã chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn hồ chứa đang khai thác sử dụng. Trên cơ sở đó, lập danh mục các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn, để có hướng xử lý.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các đơn vị tiến hành hướng dẫn các chủ đập trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, kiên quyết xử lý đối với các chủ đập không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu chính quyền các cấp, các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa phải có cảnh báo tại công trình, rà soát xác định các hồ chứa vùng ảnh hưởng ngập lụt ở hạ du có dân cư sinh sống, hoặc có công trình hạ tầng xã hội, kinh tế, kỹ thuật quan trọng, trên cơ sở đó, ưu tiên các phương án sửa chữa nâng cấp các công trình, đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận cũng đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí tu sửa các hồ chứa nước đã xuống cấp, hư hỏng nặng nhằm đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ và tích nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong năm 2019./.
Theo Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam )
Nắng nóng như rang, cây ăn quả ở "chảo lửa" Hà Tĩnh héo khô
Đã một tháng qua, trên địa bàn Hà Tĩnh nhiệt độ luôn duy trì ở mức trên 35 độ C, các huyện miền núi duy trì mức 40 độc C. Nắng nóng kéo dài khiến người trồng cam, bưởi như ngồi trên đống lửa vì nhiều diện tích cam, bưởi bị khô héo có nguy cơ mất trắng.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhiệt độ luôn duy trì ở mức trên 35 độ C, các huyện miền núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.. duy trì mức trên 40 độ C kèm theo gió Lào bỏng rát. Nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha cam, bưởi bị khô héo.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, tính đến thời điểm này, thời gian xuất hiện nắng nóng trên địa bàn đã gần 1 tháng, đặc biệt hơn hai tuần nay nền nhiệt bình quân luôn nằm ở ngưỡng trên 35 độ C, có những ngày nắng đến 40 - 43 độ C, biến Hà Tĩnh thành một "chảo lửa".
Nắng nóng kéo dài làm cho cây cam bưởi có nguy cơ chết hàng loạt. Ảnh: N. Duyên.
Anh Nguyễn Thế Anh, trú tại xã Đức Bồng (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) lo lắng: Nắng nóng gần một tháng qua đã làm cho vườn cam trên 1.300 cây 5 năm tuổi của gia đình bị héo rũ, quả bị héo, cháy, có những cây lá bắt đầu rụng. Nếu cứ tiếp tục nắng nóng thì năm nay vườn cam coi như mất trắng vì không thể tưới được.
Những vườn cam đang héo quả và bắt đầu rụng lá. Ảnh: N. Duyên.
Còn anh Nguyễn Mạnh Hà, một hộ trồng cam ở xã Hương Đô thở dài: "Vườn cam của gia đình năm nay rất sai quả, kỳ vọng sẽ cho vụ mùa bội thu, nhưng nắng hạn hơn một tháng qua đã gây thiệt hại gần một nửa năng suất vườn".
"Những năm trước cũng nắng nóng, những mỗi đợt khoảng một tuần sau đó lại mưa. Nhưng năm nay, nắng liên tục cả tháng không có nổi một trận mưa nên dù có tưới bao nhiêu cũng không đủ cho cây. Nước để tưới cũng đã gần cạn kiệt rồi" - bà Nga, một hộ trồng bưởi tại Phúc Trạch lo lắng.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Vũ Quang cho biết: Nắng nóng trong thời gian qua đã làm cho nhiều diện tích trồng cam tại địa phương bị héo rũ. Nếu có mưa thì cây có thể phục hồi được nhưng năng suất và chất lượng quả sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là các xã Hương Thọ, Đức Bồng, Đức Lĩnh...
Nắng nóng đã làm cháy sém những quả bưởi Phúc Trạch. Ảnh: N. Duyên.
Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho hay: Hiện nguồn nước trên địa bàn chỉ đủ để người dân sử dụng cho việc sinh hoạt và ăn uống. Do vậy, hơn 200 ha trồng cây bưởi đặc sản Phúc Trạch và 20 ha đất trồng hoa màu buộc phải... chịu khát. Không có nước tưới cộng với nắng nóng kéo dài khiến quả bưởi đang trong giai đoạn làm múi bị héo, mềm nhũn như quả bóng nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả bưởi.
"Nếu nắng nóng còn kéo dài thêm một tuần nữa không chỉ diện tích cây ăn quả bị cháy lá mà hàng nghìn ha cây trồng khác cũng sẽ kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm" - ông Vinh lo lắng.
Theo báo cáo, hiện tại các hồ chứa nước lớn nhỏ tại Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn... đã cạn nước, nhiều hồ chứa đã ở mực nước chết không thể điều tiết nước tưới.
Các hồ chứa nước lớn, nhỏ bị cạn trơ đáy. Ảnh: N. Duyên.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hương Khê, cho hay: Các hồ chứa trên địa bàn có dung tích nhỏ và chủ yếu dựa vào lượng mưa. Thời gian qua, nắng hạn kéo dài lại không có mưa nên trên địa bàn hiện thiếu nước nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.
Theo Danviet
Chảo lửa miền Trung quay quắt trong cái nóng thiêu đốt Nắng nóng bỏng rát kéo dài ở Hà Tĩnh khiến đồng ruộng nứt nẻ, vườn cam tiền tỷ dần chết héo, giếng nước khô hạn. Bà con ở vùng chảo lửa phải đi nhiều cây số để xin từng xô nước. Đặc biệt, đỉnh điểm ở huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn...nhiệt độ vượt ngưỡng trên 40 độ C. Hồ chứa nước...