Bình Thuận chú trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận, những năm qua, tỉnh đã triển khai tương đối đồng bộ và kịp thời các chính sách giảm nghèo, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân nói chung và phần lớn người nghèo được cải thiện rõ rệt.
Cán bộ, nhân viên Bưu điện huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hỗ trợ, tư vấn người dân đến liên hệ nộp hồ sơ. Ảnh: Phương Linh
Video đang HOT
Các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục, nhà ở được triển khai kịp thời. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã cấp hơn 240 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người thuộc hộ cận nghèo; hơn 76 nghìn học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí; hơn 38 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được ưu tiên nguồn lực đầu tư. ến nay, tỉnh đã giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và đất sản xuất; thực hiện chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn… Trên cơ sở rà soát lại, xác định các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục công khai, minh bạch chương trình, chính sách giảm nghèo của Nhà nước để người dân được biết và thực hiện; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đúng yêu cầu, mục tiêu.
* Sáu tháng đầu năm 2020, UBND tỉnh Gia Lai đã giải quyết đúng hạn hơn 23 nghìn hồ sơ, thủ tục hành chính, góp phần tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức của người dân. Việc giải quyết các thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh đã tiết kiệm hơn 1,2 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách địa phương. ến nay, tất cả các sở, ban, ngành của tỉnh đã ký thỏa thuận với bưu điện, chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công để nhân viên bưu điện thực hiện thay cán bộ chuyên môn của đơn vị. Người dân chỉ cần đăng ký nhận thủ tục hành chính qua đường bưu chính, nhân viên bưu điện sẽ giao, trả hồ sơ đến tận nhà.
Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 12.600 hồ sơ được người dân trên địa bàn sử dụng dịch vụ bưu chính công ích; mức phí và lệ phí thu được là hơn 760 triệu đồng. Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính được thực hiện dưới nhiều hình thức, như bảng niêm yết thành phần hồ sơ thủ tục hành chính, máy tra cứu thủ tục hành chính, đăng tải trên trang thông tin điện tử của tỉnh, giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức trong việc tìm hiểu thủ tục hành chính, tạo thói quen tra cứu thông tin trên thiết bị điện tử cá nhân, đồng thời giảm áp lực công việc cho đội ngũ công chức, nhân viên bưu điện khi hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, những công chức, viên chức và nhân viên bưu điện được giao nhiệm vụ tại bộ phận một cửa luôn lịch sự, niềm nở với công dân, tận tình hướng dẫn khi thành phần hồ sơ bị sai hoặc không bảo đảm theo quy định pháp luật. Công dân có vướng mắc, hoặc phản ánh, kiến nghị, luôn được cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc kịp thời.
Thanh Hóa: Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa trao 24 con bò sinh sản cho hộ nghèo
Sáng ngày 17/8, tại xã Quảng Cát (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân TP. Thanh Hóa đã trao 24 con bò cái sinh sản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở xã Quảng Cát.
Nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 của Hội Nông dân TP. Thanh Hóa. Theo đó, mỗi gia đình là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo của xã Quảng Cát (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được trao tặng một con bò cái sinh sản.
Ông Nguyễn Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) cùng đại diện lãnh đạo xã Quảng Cát trao bò cho các hộ.
Trong đó, hộ nghèo được hộ trợ 10.000.000 đồng tiền bò và 2.000.000 đồng làm chuồng. Những hộ cận nghèo, mới thoát nghèo được hỗ trợ 8.000.000 đồng tiền bò giống và 2.000.000 đồng tiền làm chuồng.
Nông dân Nguyễn Thị Liên, xã Quảng Cát, TP. Thanh Hóa vui mừng nói: Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo như chúng tôi có nguồn vốn ban đầu để phát triển kinh tế. Nông dân chúng tôi cảm ơn các cấp hội và chính quyền đã quan tâm, tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội thoát nghèo bền vững.
Đây là chương trình có ý nghĩa, thiết thực trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo như chúng tôi có nguồn vốn ban đầu để phát triển kinh tế
Trao đổi với báo Dân Việt ông Nguyễn Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) cho biết: "Đây là những con bò cái giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng và kiểm dịch đầy đủ. Để các hộ dân nhận bò về nuôi có hiệu quả, trước đó 24 hộ gia đình đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản, phương pháp phòng trừ một số bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản".
Dự án chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo tại xã Quảng Cát được triển khai trong 3 năm, với tổng kinh phí là 300.000.000 triệu đồng.
Cũng theo ông Hòa trước đó, tháng 7/2020 Hội Nông dân TP. Thanh Hóa cũng đã trao 4.200 con gà giống theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo ở xã Hoằng Quang, tổng giá trị 300.000.000 triệu đồng.
Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, xử lý lò than gây ô nhiễm môi trường UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản số 2702 chỉ đạo ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, xử lý lò đốt than của ông Trần Quốc Cường tại xã Ia Pal (huyện Chư Sê) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân sinh sống quanh khu vực. Cơ sở đốt than gây ô nhiễm môi trường khiến người dân...