Bình Thuận: Ca nhiễm Covid-19 ở TX.La Gi vẫn cao sau 1 tháng áp dụng Chỉ thị 16
Tính đến ngày 16.8, trên địa bàn TX.La Gi ( Bình Thuận) đã ghi nhận 1.116 ca dương tính với Covid-19, chiếm 76% số ca toàn tỉnh.
La Gi tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với một số nơi.
Lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi.. ẢNH: H.LINH
Ổ dịch lây lan rất nhanh
Theo bác sĩ Lê Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận (Tổ phó Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Bình Thuận tại TX.La Gi), khởi đầu ở TX.La Gi chỉ có 2 ca nhiễm (ngày 12.7 và 13.7) là người lái xe đông lạnh và 1 ca từ gia đình người bán trái cây ở chợ Phước Hội. Sau đó dịch lây lan rất nhanh ra các xã phường lân cận và tập trung khu trú chủ yếu ở P. Bình Tân. Đến nay, TX.La Gi là ổ dịch lớn nhất của tỉnh Bình Thuận với 1.116 ca dương tính với Covid-19 (tính đến ngày 16.8)
Theo số liệu thống kê, riêng P.Bình Tân (TX.La Gi) đến nay có 550 ca nhiễm Covid-19 (chiếm hơn 50% số ca nhiễm toàn thị xã), tập trung chủ yếu từ KP.5 đến KP.11 của phường này. Ngoài ra, P.Phước Lộc có 182 ca, Phước Hội 192 ca, các xã phường còn lại số ca nhiễm rất thấp. Điều này cho thấy, P.Bình Tân chính là ổ dịch của TX.La Gi.
Phong tỏa hơn 230 khu vực tại TX.La Gi để bóc tách F0 khỏi cộng đồng. ẢNH: CHÂU TUẤN
Từ ngày 15.7, tức ngày đầu tiên ban hành việc áp dụng Chỉ thị 16 cho đến nay, thị xã đã tiến hành phong tỏa 32 khu vực và 283 địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao. Cho đến ngày 16.8 vẫn còn 25 khu vực và 231 điểm chưa gỡ bỏ phong tỏa do tính nguy cơ của dịch bệnh còn rất cao.
Với sự hỗ trợ đắc lực của Sở Y tế, hàng trăm nhân viên y tế cùng cán bộ chiến sĩ công an, quân sự của nhiều địa phương được huy động đến La Gi để dập dịch. Toàn thị xã đã thần tốc truy vết, tiến hành lấy hơn 65.000 mẫu. Trong đó gần 6.300 mẫu làm xét nghiệm PCR để truy vết, bóc tách được 1.775 F1 và 1.930 F2 đưa đi cách ly tập trung và cách ly tại nhà.
Bác sĩ ơi! Lỡ mắc Covid-19 thì ăn gì, uống gì? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch
Thiệt hại nặng về kinh tế
Theo nhận định của lãnh đạo UBND TX.La Gi, để khống chế sự lây lan của dịch Covid-19, thị xã đã khẩn trương áp dụng các biện pháp khẩn cấp như đóng cửa chợ truyền thống trên địa bàn, dừng tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, ngừng các công trình xây dựng, đóng cửa cảng cá, không cho ngư dân đi biển. Thậm chí có doanh nghiệp may mặc với 2.400 công nhân trên địa bàn cũng phải ngừng sản xuất để chống dịch. Các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của thị xã gần như đóng cửa hết. Điều này gây tác động rất lớn, gây đứt chuỗi sản xuất, thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
Đến nay, dù số ca nhiễm đã giảm hẳn, nhưng theo nhận định của lãnh đạo UBND TX.La Gi, trong khu vực vực phong tỏa, các khu cách ly vẫn còn nhiều ca nhiễm. Tình hình dịch bệnh tại các P.Bình Tân, Phước Hội, Phước Lộc vẫn có dấu hiệu phức tạp; đặc biệt là các khu phố ở P. Bình Tân, ý thức người dân còn kém trong công tác phòng dịch.
Sở y tế Bình Thuận điều hàng trăm nhân viên y tế đến TX.La Gi để hỗ trợ lấy mẫu hơn 6.500 người trong các khu phong tỏa. ẢNH; CHÂU TUẤN
Theo UBND TX.La Gi, hết ngày 18.8, địa phương sẽ dừng áp dụng Chỉ thị 16 đối với toàn thị xã (xuống Chỉ thị 15). Tuy nhiên, thị xã tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 đối với một số khu vực tại P.Bình Tân, Phước Lộc và Phước Hội vì nguy cơ bùng tái phát các ca nhiễm tại các phường này còn rất cao.
Trong liên tiếp 2 đợt giãn cách theo Chỉ thị 16, toàn TX.La Gi có hàng ngàn hộ dân gặp hoàn cảnh khó khăn do bị phong tỏa, không thể đi biển, mất việc làm, đời sống gặp khó khăn. Thị xã đã dùng ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực xã hội, từ thiện đã cấp phát gần 18 tấn gạo, 3.700 thùng mì tôm cho hơn 8.100 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Đợt này đang tiến hành trợ cấp tiếp gần 4 tấn gạo cho các phường, xã để phát cho người dân. Ngoài ra, các nhà từ thiện, chính quyền, mặt trận các cấp đã hỗ trợ hàng tục tấn rau, củ quả, các mặt hàng thiết yếu khác đến tay người dân các khu phong tỏa, cách ly.
Ngoài ra, thị xã còn chi hàng tỉ đồng hỗ trợ cho các trường hợp F0, F1, trẻ em nghèo ở các khu phong tỏa, cách ly tại địa phương trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16.
TX.La Gi có chiều dài 28 km bờ biển và là đô thị loại 3 nằm ở phía tây nam của tỉnh Bình Thuận với dân số khoảng 113.000 người.
Theo bác sĩ Lê Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, việc điều trị các ca F0 ở TX.La Gi được áp dụng theo đúng mô hình tháp 5 tầng như hướng dẫn của Bộ Y tế. Các bệnh nhân nặng và rất nặng được tập trung điều trị tại Bệnh viện đa khoa La Gi. Các bệnh nhân không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ được đưa vào các cơ sở điều trị dã chiến. Cho đến nay đã điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện 335 bệnh nhân. Số bệnh nhân còn lại đều đang điều trị tại các cơ sở dã chiến trên địa bàn. Thị xã cũng đã có 8 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tử vong.
Sẵn sàng lập các đoàn tàu chuyên biệt đưa người từ các tỉnh phía Nam về quê
Chiều 19-7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết sẵn sàng tổ chức chạy các đoàn tàu chuyên biệt chỉ đón khách tại 1 ga đi và trả khách tại 1 ga đến cho các tỉnh có nhu cầu đưa công dân từ các tỉnh phía Nam về quê.
Tổng công ty Đường sắt sẵn sàng lập các đoàn tàu chuyên biệt chở khách từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê theo đề nghị của các địa phương - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trước diễn biến của dịch COVID-19, UBND các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận... cùng một số hội đồng hương đã có văn bản đề nghị phối hợp để đưa công dân đang sinh sống tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê để giảm tải áp lực tại TP.HCM và các tỉnh trên.
Ngành đường sắt đã chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, nhân lực để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi xe lửa từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về địa phương theo nhu cầu; có phương án phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho hành khách khi được phép tổ chức đón, trả khách.
Theo đó, các đoàn tàu chuyên biệt chỉ đón khách lên tại 1 ga đi và trả khách tại 1 ga đến hoặc các toa xe chuyên biệt trên 1 đoàn tàu (toa xe chỉ đón khách lên tại 1 ga đi và trả khách tại 1 ga đến) cho các tỉnh, thành có nhu cầu vận chuyển riêng công dân địa phương, đặc biệt có thể bố trí nguyên toa xe để phục vụ hành khách có nhu cầu thuê riêng cho gia đình...
Hiện nay trên tuyến Bắc - Nam chỉ chạy 2 đoàn tàu khách SE7, SE8 vận chuyển khoảng 300 khách/ngày.
Do tình hình dịch phức tạp, tàu SE7, SE8 không đón, trả khách tại 6 ga Sài Gòn, Dĩ An, Biên Hòa, Long Khánh, Ninh Hòa, Vạn Giã.
Riêng ga Huế hiện nay không đón khách từ TP.HCM xuống theo đề nghị của địa phương.
Trước đó, Cục Đường sắt Việt Nam cũng đã đề nghị Tổng công ty Đường sắt chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải xác định nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đi tàu từ TP.HCM về quê, đảm bảo yêu cầu chống dịch khi được cấp có thẩm quyền cho đón khách lên tàu từ TP.HCM.
Bình Thuận thêm 17 ca nghi nhiễm Covid-19, phong tỏa một con đường ở TP.Phan Thiết Sáng nay 19.7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết toàn tỉnh có thêm 17 ca nghi nhiễm Covid-19. Riêng TP.Phan Thiết cũng đã phong tỏa đường Nguyễn Xí với khoảng 75 hộ dân liên quan đến ca nhiễm Covid-19 tại đây. Phong tỏa đường Nguyễn Xí ở P. Phú Tài, TP.Phan Thiết. ẢNH: CHÂU TUẤN Sáng 19.7, Bình Thuận có thêm 17...