Bình Thuận: Bất ngờ đặc sản thơm, ai đang ở Phan Thiết mua còn kịp
Thành phố Phan Thiết ( tỉnh Bình Thuận) nổi tiếng với nước mắm, hải sản, trái thanh long, tuy nhiên có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi nghe bên cạnh đó Phan Thiết còn có một loại trái cây khác rất ngon, đó là trái xoài cát Hòa Lộc được trồng ở vùng đất cát Mũi Né.
Theo người dân ở đây thì vùng Mũi Né đã trồng xoài cát Hòa Lộc từ nhiều năm nay, và có lẽ thời gian đầu được lấy giống trực tiếp từ Hòa Lộc (tỉnh Tiền Giang) hay Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Xoài cát Hòa Lộc Mũi Né hay còn gọi tắt là xoài cát Mũi Né thường có hình dáng mập thuôn, hạt lép, ít sơ, nặng hơn 350 gram, trái lớn có thể nặng tới 600 gram.
Tiểu thương chợ Phan Thiết khá tự tin khi giới thiệu xoài cát Hòa Lộc nhưng trồng ở Mũi Né.
Xoài cát Hòa Lộc trồng ở Mũi Né khi còn xanh có vị ngọt thanh, thịt chắc, sần sần như có cát, đúng tiêu chuẩn của xoài cát. Và khi chín thì xoài cát Hòa Lộc Mũi Né có vỏ mỏng, mịn màng, màu vàng tươi với những chấm thâm kim nâu nhạt.
Trước khi cắt một trái xoài chín Mũi Né, nhiều người có thói quen đưa trái xoài lên mũi ngửi và hít một hơi dài, để từng góc khứu giác được đánh thức bởi một mùi thơm ngất ngây, rất ngọt ngào, quyến rũ.
Video đang HOT
Trái xoài cát Mũi Né khi chín có thịt màu vàng đậm, vị ngọt đậm đà rất đặc trưng, có lẽ vì có chút vị mặn của miền thùy dương cát trắng chăng?
Xoài cát Hòa Lộc trồng ở Mũi Né có một sản lượng khá khiêm tốn và hầu như chỉ được tiêu thụ trong vùng. Xoài cát Mũi Né bán ở chợ được hái từ những cây xoài trồng trong vườn nhà, hoặc từ rất ít vườn xoài với khoảng 20 gốc.
Cây nhà lá vườn, giá của xoài cát Mũi Né tại chợ Phan Thiết cũng khá thấp so với xoài cát Hòa Lộc được nhập từ miền Tây hay những nơi khác. Và khi giới thiệu loại xoài này, người bán cũng rất tự tin, thẳng thắn nói rằng xoài trồng ở Mũi Né, chứ không nhập nhằng để bán giá cao hơn.
Du khách có dịp đến Phan Thiết trong mùa xoài vào tháng 4, 5 xin nhớ dùng thử một trái xoài cát Hòa Lộc của Mũi Né, để thấy rằng biển cả nơi đây thấm đẫm vào mọi thứ trong đó có cả trái xoài, tạo thành một hương vị đặc biệt mà xoài ở nhiều vùng khác không có.
Mong rằng xoài cát Hòa Lộc trồng ở Mũi Né một ngày nào đó được đến với người tiêu dùng cả nước, cũng như ra nước ngoài, góp thêm tiếng thơm và lợi tức đáng kể cho quê hương tỉnh Bình Thuận.
Ngạc nhiên, 1 bãi biển ở tỉnh Bình Thuận mọc thảm rêu xanh khổng lồ
Mặt trời ửng hồng vừa nhô lên khỏi mặt biển, những tia nắng nhẹ chiếu lên tấm thảm xanh trải dài trên bờ biển Thương Chánh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) làm tôi thật ngỡ ngàng. Mấy chục năm rồi, sáng nào cũng vẫy vùng trên biển, nhưng tôi chưa từng bắt gặp một vẻ đẹp kỳ lạ đến thế.
Bờ kè bê tông được phủ kín lớp rêu xanh mướt, tôi cứ ngỡ như đêm qua có bàn tay con người trải tấm thảm xanh khổng lồ.
Những con sóng bạc đầu âm thanh rì rào vỗ nhẹ vào bờ như muốn kéo thảm xanh ra xa bờ nhưng rồi bất lực. Những sợi dây rêu mảnh mai bám chặt mặt đá bờ kè để hứng ánh bình minh.
Bao điều kỳ diệu của thiên nhiên làm cho bờ biển Thương Chánh hôm nay như khoác chiếc áo mới, đẹp hẳn hơn mọi ngày.
Thảm rêu xanh khổng lồ trên bờ biển Thương Chánh, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Có thể nói, từng mảng rêu xanh phủ kín bờ đá với chiều dài gần cả cây số, mặt biển ngang với chân kè tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời mà không phải vùng biển nào cũng có được. Khi thủy triều lên những sợi rêu xanh chìm trong làn nước biển xanh, rêu đung đưa theo chiều sóng như một loài thủy tức; khi thủy triều xuống bờ kè đá lộ thiên một màu xanh lục mượt mà phơi mình dưới ánh nắng ban mai.
Các nhà nghiên cứu sinh vật biển nói rằng, hàng năm mùa gió bấc đến cái nắng biển dịu lại, khí hậu ấm dần cũng là lúc các loài rêu biển sinh sôi, bám phủ vào mặt đá, công trình bê tông ven biển. Vì thế, rêu xanh đẹp nhất là vào tầm sáng sớm khi thủy triều xuống. Vẻ đẹp của những thảm rêu xanh tồn tại không lâu, bởi khi trời quá nắng nước biển xuống thấp rêu sẽ biến màu.
Những ngày giữa tháng 3 âm lịch mới đây, nhiều người yêu thích thiên nhiên, cảnh vật, muốn ngắm nhìn thảm rêu xanh ven biển Thương Chánh - Đồi Dương đã ra bãi biển từ khi mặt trời chưa ló dạng để "săn" những bức ảnh đẹp.
Cảnh bờ kè đá phủ kín rêu xanh mướt, phơi mình trong ánh bình minh. Có chỗ rêu xanh mềm như nhung phủ một lớp mỏng trên bề mặt kè đá; cũng có chỗ rêu xanh như những sợi dây mảnh mai bám chặt trên mặt đá tự nhiên.
Loại rêu này tôi đã từng thấy ở bãi Đá Ông Địa hoặc bãi đá ở biển Cổ Thạch (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Mùa rêu biển sinh sôi kỳ này đúng vào thời gian dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và lây lan, nên ít người tắm biển, vì thế đã hạn chế được sự tàn phá do giẫm đạp các thảm rêu ven biển.
Biển Bình Thuận từng nổi tiếng "biển xanh, cát trắng, nắng vàng", bây giờ dọc bờ biển Bình Thuận còn khoác thêm chiếc áo mới màu lục hấp dẫn và kỳ diệu...
Nhật Bảo
Sóng biển và triều cường đánh sập đường Trần Lê ở Bình Thuận Khu vực sạt lở dài gần 500m và ăn sâu vào đất liền hơn 20m. Nhiều dãy nhà trống của người dân từng sống ở đây cũng bị sóng cuốn trôi, chỉ còn trơ móng. Trong 2 ngày qua, sóng lớn và triều cường dâng cao đã đánh sập tuyến đường ven biển duy nhất thuộc địa bàn xã Tiến Thanh, TP Phan...