Binh sĩ Na Uy phải trả lại đồ lót sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Lính nghĩa vụ ở Na Uy được yêu cầu trả lại đồ lót sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, do quân đội nước này đang phải vật lộn với tình trạng nguồn cung cấp quân trang cạn kiệt vì đại dịch Covid-19.
Na Uy gọi khoảng 8.000 nam và nữ thanh niên nhập ngũ mỗi năm (Ảnh: Reuters).
Guardian đưa tin, Na Uy, quốc gia bảo vệ biên giới phía bắc của liên minh quân sự NATO và có chung biên giới với Nga, gọi khoảng 8.000 nam nữ thanh niên đi nghĩa vụ quân sự mỗi năm. Thông thường trước đây, các lính nghĩa vụ xuất ngũ rời doanh trại vẫn được phép giữ lại bộ đồ lót mà họ được cấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến nguồn cung cấp quân trang khi nhiều nhà máy đóng cửa và kể cả các vấn đề vận chuyển, khiến quân đội Na Uy yêu cầu lính nghĩa vụ giao lại đồ lót, bao gồm cả áo ngực và tất, sau khi hoàn tất nghĩa vụ quân sự.
Mặc dù ban đầu là tự nguyện, nhưng bây giờ đây là quy định bắt buộc, đài truyền hình công cộng NRK đưa tin.
“Bây giờ chúng tôi phải sử dụng lại phần quân trang này, nó giúp ích rất nhiều… Chúng tôi không còn đủ hàng trong kho”, phát ngôn viên hậu cần của Bộ quốc phòng Hans Meisingset nói với NRK.
“Tất cả sẽ được giặt, làm sạch và kiểm tra lại. Những quân trang đều được giao lại cho tân binh trong tình trạng tốt”, ông Meisingset khẳng định.
Tuy nhiên, một đại diện của lính nghĩa vụ đã chỉ trích những thiếu sót của quân đội trong vấn đề này, cho rằng chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ của các tân binh.
“Sự thiếu hụt nghiêm trọng về trang thiết bị và quần áo có thể ảnh hưởng đến tâm lý sẵn sàng hoạt động và trong trường hợp xấu nhất là sự an toàn của người lính”, cựu binh Eirik Sjohelle Eiksund nói với trang tin Forsvarets Forum.
Mối liên hệ giữa tình trạng mắc COVID-19 và nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần
Trong một công trình nghiên cứu đa quốc gia công bố mới đây trên trang medRxiv, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa tình trạng mắc COVID-19 và nguy cơ xuất hiện các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần sau khi phục hồi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Oslo, Na Uy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Điển, Na Uy, Scotland (Vương quốc Anh), Estonia, Đan Mạch và Iceland từ tháng 4/2020-8/2021 nhằm đánh giá sức khỏe tâm thần ở những người mắc COVID-19 dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh sau 16 tháng kể từ thời điểm chẩn đoán mắc bệnh. Tham gia nghiên cứu có tổng cộng 299.334 người.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình hồi quy Poisson đa biến để xác định mức độ lo âu liên quan đến COVID-19, chất lượng giấc ngủ kém và các biểu hiện trầm cảm ở những người mắc COVID-19 trước thời điểm tham gia nghiên cứu và những người mắc sau đó. Mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19 được xác định dựa trên số ngày điều trị trong tình trạng bệnh nặng, số ngày bị sốt và dữ liệu theo dõi từ ngày nhập viện. Thời gian từ lúc chẩn đoán mắc COVID-19 đến lúc thu thập dữ liệu được chia thành các nhóm 0-2 tháng, 2-6 tháng, 6-16 tháng.
Kết quả cho thấy, trong thời gian thực hiện nghiên cứu, 4% (hơn 9.900 người) bị chẩn đoán mắc COVID-19. Trong số đó, tỷ lệ nữ giới cao hơn và độ tuổi trung bình là 40-50 tuổi. Theo các nhà nghiên cứu, những người có tiền sử mắc COVID-19 có chất lượng giấc ngủ kém hơn và mức độ bệnh trầm cảm sau 16 tháng kể từ khi bị chẩn đoán mắc COVID-19 cao hơn so với những người không có tiền sử mắc COVID-19. Tuy nhiên, các triệu chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm liên quan đến COVID-19 giảm dần theo thời gian.
Trong suốt thời gian nghiên cứu kéo dài 16 tháng, bệnh nhân COVID-19 nằm liệt giường trong hơn 7 ngày có nguy cơ bị rối loạn lo âu và trầm cảm hậu COVID-19 cao hơn 50-60% so với những người không phải nằm liệt giường. Ở những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc COVID-19, có 21% số người xuất hiện các triệu chứng trầm cảm sau ít nhất 6 tháng, trong khi 44% số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 cho biết họ có các triệu chứng trầm cảm sau khoảng 6-16 tháng. Trong khi đó, ở những nhóm có số người mắc COVID-19 gia tăng theo thời gian, các triệu chứng rối loạn tâm thần cũng gia tăng. Tình trạng xuất hiện các triệu chứng rối loạn tâm thần hậu COVID-19 được ghi nhận ở 4 trong số 6 quốc gia được nghiên cứu.
Theo các nhà nghiên cứu, các bệnh rối loạn tâm thần xuất hiện sau 16 tháng kể từ khi được điều trị khỏi COVID-19 có thể được xác định dựa vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Thời gian nằm liệt giường của bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng có liên quan đến nguy cơ gia tăng các triệu chứng về rối loạn sức khỏe tâm thần. Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mối liên hệ giữa thời gian nằm liệt giường của các bệnh nhân COVID-19 và nguy cơ rối loạn tâm thần sau khi khỏi bệnh.
Anh đạt thỏa thuận mới về đánh cá với Na Uy Ngày 21/12, Anh thông báo nước này đã nhất trí với Na Uy về thỏa thuận mới liên quan đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong năm 2022. Ngư dân đánh cá ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Thỏa thuận này sẽ cho phép các tàu của Anh đánh bắt tối đa 30.000 tấn trữ...