Binh sĩ Mỹ đầu tiên tử vong trong chiến dịch chống IS
Một quân nhân 19 tuổi đã trở thành người lính Mỹ đầu tiên tử vong trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq, nhưng không phải vì thương tích trên chiến trường, Lầu Năm Góc thông báo.
Thủy quân lục chiến Mỹ tuần tra trên đường phố Iraq – Ảnh: Reuters
Nguyên nhân cái chết của hạ sĩ Sean P.Neal thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, xảy ra vào hôm 23.10 tại Baghdad, thủ đô Iraq, đang được điều tra, đài RT (Nga) dẫn thông báo của Lầu Năm Góc.
Neal là “trường hợp tử vong đầu tiên sau khi chiến dịch chống IS được triển khai”, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Maureen Schumann cho biết.
Video đang HOT
Nhập ngũ hồi tháng 7.2013, Neal là thành viên đội đặc nhiệm trên không và trên bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ. Anh này được đưa đến Baghdad hồi tháng 9.
Tuy nhiên, Neal có thể là trường hợp tử vong thứ 2 của quân đội Mỹ vì đầu tháng 10, một lính thủy đánh bộ Mỹ đã bị mất tích trong khi đang làm nhiệm vụ.
Trước đó, hạ sĩ Jordan L.Spears, 21 tuổi, lên một chiếc máy bay lên thẳng MV-22 Osprey để tham gia một chuyến bay hỗ trợ cho chiến dịch không kích IS vào hôm 22.10.
Chiếc máy bay bị mất điện sau khi cất cánh từ tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island ở Vùng Vịnh và có vẻ sắp rớt, Hải quân Mỹ cho biết.
Spears và một người lính khác bị rơi xuống biển trước khi phi công kịp lấy lại thăng bằng và cho máy bay hạ cánh an toàn trở lại tàu USS Makin Island.
Hải quân Mỹ đã ngay lập tức tiến hành tìm kiếm quân nhân rơi xuống biển, nhưng chỉ tìm thấy một người. Cuộc tìm kiếm người còn lại, hạ sĩ Spears, kết thúc ngày 24.10 nhưng không đạt được kết quả gì. Spears hiện “được cho là đã chết”, theo thông báo của Hải quân Mỹ.
Theo Thanh Niên
Chiến binh Hồi giáo dọa tấn công Anh, Mỹ
Một thánh chiến thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tỏ vẻ tự hào và cười nhạo đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ, đồng thời hứa hẹn thực hiện các vụ tấn công nhằm vào Mỹ và Anh.
Chân dung thánh chiến "Awlaki". Ảnh: BBC
Trong chương trình Newsnight của BBC, chiến binh thánh chiến thuộc IS với biệt danh là "Awlaki", đặt theo tên thủ lĩnh Anwar al Awlaki của Al-Qaeda, nói: "Hãy mang những binh sĩ của các người, lính Mỹ, lính Anh tới đây. Chúng tôi sẽ gửi trả xác từng người. IS sẽ đến đất Mỹ để triệt hạ binh sĩ của các người", kênh 9news của Australiađưa tin.
Bằng giọng Anh và trả lời phỏng vấn từ Syria, Awlaki cũng biện minh cho những tội ác mà chúng đã gây ra với các binh sĩ và con tin. Hắn cười nhạo và nói rằng, hành động của IS là "một chiến thuật hợp lý" nhằm giũ gìn trật tự. Thậm chí, tên này còn tin rằng đồng bọn của chúng đã chặt đầu ba, bốn người hoặc nhiều hơn.
"Như thường lệ, các vụ hành quyết diễn ra giữa trung tâm thị trấn với mục đích khiến những tên gián điệp nằm trong số các chiến binh IS nản lòng hoặc sợ hãi", Awlaki lạnh lùng nói.
Hắn cũng tuyên bố sẽ sẵn sàng khủng bố tại Anh. "Tôi căm ghét nước Anh. Lý do duy nhất để tôi quay trở lại đây là để đặt một quả bom", tên này cho biết.
BBC đã phát sóng cuộc phóng vấn trên vào tối 20/8, một ngày sau khi IS công khai đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ James Foley. Quyết định của BBC đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận. "Cuộc phỏng vấn là không cần thiết và vô bổ", Michael Ellis, chính trị gia đảng Bảo thủ của Anh, nói với tờ Daily Mail.
"Họ đang tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố trò chuyện trực tiếp với một nhóm nhỏ những người có tâm lý không vững vàng, dễ bị cám dỗ bởi các thông điệp chính thống và cực đoan của chúng", chính trị gia Nigel Evans cho biết.
Theo VNE
Lính Mỹ, Philippines "tấn công" bờ biển gần vùng tranh chấp với Trung Quốc Ngày 30.6, trên 200 binh sĩ Mỹ và Philippines đã tấn công đổ bộ vào một bờ biển gần bãi cạn Scarborough trên biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Binh sĩ Mỹ, Philippines cùng xe thiết giáp đổ bộ diễn tập tấn công vào bờ biển ngày 30.6 - Ảnh: AFP Cuộc tấn công đổ bộ này nằm trong khuôn khổ...