Binh sĩ Hàn Quốc bắn chết người vượt biên sang Triều Tiên
Các binh sĩ Hàn Quốc ngày 16/9 đã bắn chết một người đàn ông đang cố gắng bơi qua sông để vào Triều Tiên, giới chức Hàn Quốc xác nhận.
Biên giới giữa hai miền Triều Tiên luôn được canh gác cẩn mật.
Hãng tin Yonhap dẫn lời các quan chức quân đội Hàn Quốc cho hay, một người đàn ông chưa rõ danh tính đã cố gắng bơi qua sông Imjin gần đường biên giới phía tây tại Paju, phía bắc Seoul, vào khoảng 2h23 chiều ngày 16/9 giờ địa phương.
Các binh sĩ đã nổ súng cảnh cáo và yêu cầu người đàn ông quay trở lại Hàn Quốc. Khi người này phớt lờ các cảnh báo, một hạ sĩ quân đội đã nổ súng bắn chết người đàn ông.
“Ông ta nhảy xuống sông và đang bám vào phao vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng”, một quan chức cấp cao của Bộ tham mưu liên quân Hàn Quốc cho hay. “Một nhóm đặc biệt đã được thành lập để điều tra vụ việc”.
Một cuộc điều tra đang được tiến hành nhằm xác định danh tính của người đàn ông và động cơ vượt biên của ông này.
Video đang HOT
Một phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc nói với hãng tin AFP rằng thi thể của người đàn ông đã được đưa lên bờ.
Phát ngôn viên nói thêm rằng người đàn ông được tin là đang cố gắng vượt biên sang Triều Tiên, nhưng danh tính ông này chưa được xác nhận.
Hàn Quốc và Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh do cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải một thỏa thuận hòa bình.
Có hàng nghìn người Triều Tiên vượt biên đang sống tại Hàn Quốc, nhưng rất ít người Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên.
Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai miền Triều Tiên có dấu hiệu tan băng khi khu công nghiệp liên Triều Tiên hôm nay đã mở cửa trở lại sau 5 tháng dừng hoạt động.
Sông Imjin bắt nguồn từ Triều Tiên, chảy dọc biên giới liên Triều đổ ra biển. Vụ việc trên xảy ra tại khu vực cách Seoul khoảng 40km.
Hiện Triều Tiên chưa có bình luận gì về vụ việc trên.
An Bình
Theo Yonhap, AFP
Mỹ, Nga cùng cảnh báo Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
Không lâu sau khi thông tin Triều Tiên dường như đã tái khởi động nhà máy làm giàu plutonium được các chuyên gia công bố, cả Mỹ và Nga đã cùng lên tiếng cảnh báo đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể tạo ra "thảm họa nhân tạo".
Ảnh chụp Yongbyon hôm 31/8 cho thấy hai cột hơi nước đang bốc lên
Phát biểu trong một buổi họp báo tại Lầu Năm Góc, thư ký báo chí của Bộ quốc phòng Mỹ George Little khẳng định: "Chúng tôi rất quan ngại về việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi một chương trình hạt nhân với một sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và đi ngược lại các cam kết năm 2005 của nước này.
Chúng ta cần theo dõi sát chương trình hạt nhân của Triều Tiên và tiếp tục kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", ông Little nói.
Vị thư ký báo chí khẳng định có biết đến thông tin về những diễn biến gần đây tại Yongbyon nhưng từ chối xác nhận các vấn đề liên quan đến tình báo.
Tương tự, Bộ ngoại giao Mỹ cũng không xác nhận hay bác bỏ các thông tin được đăng tải về những dấu hiệu lò phản ứng Yongbyon công suất 5 MW hoạt động trở lại, nhưng khẳng định: "nếu đây đúng là sự thật, thì đó sẽ là một sự vi phạm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và trái với các cam kết của Triều Tiên theo tuyên bố chung 19/9/2005"
Trước đó, những hình ảnh được chụp từ vệ tinh thương mại hồi cuối tháng 8 được Viện Mỹ - Triều Tiên, thuộc trường ngoại giao cao cấp Johns Hopkins và Viện khoa học và an ninh quốc tế của Mỹ công bố cho thấy, có dấu hiệu lò phản ứng Yongbyon đã được tái khởi động. Cụ thể, vệ tinh chụp được hai cột hơi nước bốc lên từ một tòa nhà gần nhà máy này.
Lò phản ứng trên đã bị ngừng hoạt động năm 2007 theo một thỏa thuận của đàm phán 6 bên, trong đó tháp làm mát của lò phản ứng đã bị đánh sập. Tháng 4 vừa qua, Triều Tiên đã công bố kế hoạch khôi phục hoạt động của Yongbyon.
Cùng chung phản ứng với Mỹ, một nguồn tin ngoại giao Nga đã bày tỏ sự lo ngại với hãng tin Interfax. Theo nguồn tin này, lò phản ứng trên, vốn được hoàn thành năm 1986, hiện đã lạc hậu và Triều Tiên có thể hứng chịu thảm họa lớn nếu tái khởi động nó.
"Mối lo ngại chính của chúng tôi gắn với hậu quả là một thảm họa nhân tạo rất có thể xảy ra. Lò phản ứng đó đang trong tình trạng ác mộng. Thiết kế của nó có từ những năm 1950", nguồn tin này cho biết. "Với bán đảo Triều Tiên, nó có thể tạo ra những hậu quả khủng khiếp kéo dài, nếu không muốn nói là một thảm kịch nhân tạo".
Thanh Tùng
Theo AFP, Yonhap
Mỹ - Hàn lên kế hoạch răn đe hạt nhân Triều Tiên Hàn Quốc và Mỹ hôm qua đã hoàn tất việc phác thảo một kế hoạch quân sự chung, bao gồm cách thức phản ứng trước mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, báo giới Hàn Quốc khẳng định. Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tháng 12/2012 Hãng tin Yonhap dẫn lời một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết,...