Bình Phước phát triển vượt trội nhờ lực đẩy của nhiều dòng vốn đầu tư
Là một trong những thủ phủ công nghiệp của Việt Nam, tỉnh Bình Phước nói chung và thành phố Đồng Xoài nói riêng đang thu hút nhiều dòng tiền đầu tư nhờ sở hữu hàng loạt ưu thế cộng hưởng.
Đón sóng đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp
Trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, dư địa Bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh không còn nhiều giới đầu tư có xu hướng thay đổi trong hình thức đầu tư kinh doanh, dịch chuyển dòng vốn sang các khu vực BĐS ở tỉnh. Đặc biệt tại các địa phương phát triển khu công nghiệp thị trường bất động sản càng có thêm nhiều tiềm năng trước làn sóng dịch chuyển nhà máy, cơ sở sản xuất, lắp ráp của các doanh nghiệp nước ngoài về địa phương.
So với thị trường Bình Dương đang có xu thế bão hòa vì có nhiều dự án đã được quy hoạch và phát triển, thì thị trường Bình Phước thu hút nhiều nguồn lực đầu tư hơn do khu vực vẫn còn có quỹ đất rộng, dư địa tăng giá lớn nhưng vẫn thiếu các dự án bất động sản chuyên nghiệp, tầm cỡ, quy mô. Minh chứng cho xu thế dịch chuyển này, dòng vốn FDI đổ về Bình Phước đã tăng gấp 3 lần trong năm 2021.
Bình Phước – Tâm điểm hội tụ tiềm năng
Trước dự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, số lượng các khu công nghiệp tại Bình Phước gia tăng mạnh nhờ vào lợi thế giá thuê thấp, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng số lượng chuyên gia lớn, nhân lực đổ về. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng với các thế mạnh về kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, cùng với những cam kết giải quyết thủ tục đầu tư nhanh chóng, chú trọng công tác an sinh xã hội cho người lao động. Bằng chứng là dù trong đại dịch, năm 2021, Bình Phước vẫn thu hút được 63 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư 515 triệu USD. Đồng thời chỉ trong sáu tháng đầu năm 2022, tỉnh thu hút được 18 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 48 triệu USD.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, Bình Phước còn đang tập trung phát triển các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm để tăng cường khả năng liên kết vùng, tác động trực tiếp tới nền kinh tế và thị trường Bất động sản. Cụ thể, tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; dự án đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh kết nối đến cảng Cái Mép – Thị Vải, tương lai sẽ kết nối với Campuchia qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; đường cao tốc Đắk Nông – Bình Phước; đường ĐT753B và sân bay quốc tế Long Thành; các dự án đều dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Tập trung mạnh nguồn vốn FDI cùng sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu kết hợp với hạ tầng hoàn thiện đã tạo ra những cú hích mạnh mẽ tới thị trường Bất động sản Bình Phước, đặc biệt là tại những khu vực trung tâm sở hữu vị trí thuận lợi, tăng trưởng mạnh mẽ như Đồng Xoài.
The Light City, Đồng Xoài đón sóng đầu tư, đón đầu tiềm năng phát triển
Là đô thị trung tâm với lợi thế và tiềm năng phát triển bậc nhất tại tỉnh Bình Phước, TP. Đồng Xoài đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư do hưởng lợi trực tiếp từ “đòn bẩy” về hạ tầng giao thông, tiềm năng tăng trưởng kinh tế vùng cùng với nhu cầu về nhà ở tăng cao khi nguồn lao động đổ về các khu công nghiệp phụ cận.
Được phát triển bởi Thành Phương Real – một trong những công ty bất động sản uy tín hàng đầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước, The Light City là dự án tổ hợp Trung tâm thương mại và dịch vụ thừa hưởng trọn vẹn kết nối hạ tầng hoàn hảo của khu vực Đồng Xoài. Sở hữu TTTM 18 cao bậc nhất tỉnh Bình Phước và tọa lạc ở vị trí trung tâm sôi động hàng đầu, dự án là minh chứng rõ nét cho sự chuyển mình và phát triển vượt bậc của khu vực Đồng Xoài nói riêng và Bình Phước nói chung.
Với cơ sở pháp lý hoàn thiện và sự hỗ trợ trọn vẹn từ phía chủ đầu tư, The Light City đã tạo ra động lực cho sự phát triển trong khu vực và góp phần tạo ra các giá trị lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Đồng thời, dự án cũng chính là câu trả lời cho bài toán về nguồn cầu nhà ở tăng lên trước ảnh hưởng của các chính sách trong khu vực, thúc đẩy phát triển cộng đồng nhờ các tổ hợp TTTM và nhà phố thương mại đem đến lợi ích song hành giữa an cư và đầu tư.
Thành Phương Real là nhà phát triển bất động sản uy tín với nhiều năm kinh nghiệm, đã xây dựng các dự án lớn tiêu biểu như: khu đô thị Diamond City, The Gold City, Tà Bế Gold City, khu dân cư cao cấp Phước Bình…
Bên cạnh đó, Thành Phương Real còn tiên phong trong phát triển hạ tầng cụm công nghiệp với các cụm Tân Tiến 1, Tân Tiến 2, Tân Phú, Tiến Hưng 1, hệ thống nông nghiệp công nghệ cao Sunfarm, hệ thống giáo dục Thần Đồng, chuỗi bán lẻ The Gold Mart nhằm tạo nên một hệ sinh thái Thành Phương Real mang đến cho cộng đồng những sản phẩm chất lượng cao, có tiềm năng sinh lời lớn.
Đến giai đoạn thị trường bất động sản cắt lỗ toàn diện?
Một số khu vực gần như rơi vào trạng thái "ngủ đông". Điều này càng cho thấy, thị trường BĐS đã lộ rõ sự "hạ nhiệt", thậm chí nguy cơ suy thoái, đóng băng.
Trái ngược với diễn biến cuối năm 2021, thị trường bất động sản hiện nay đang ghi nhận gam màu trầm lắng. Thậm chí, một số khu vực gần như rơi vào trạng thái "ngủ đông".
Không bán được hàng đang là tình trạng phổ biến trên thị trường BĐS hiện nay. Cả nhà đầu tư lẫn môi giới BĐS đều đang gặp khó. Báo cáo thị trường bất động sản tháng 10 của DKRA Việt Nam chỉ ra, hiện tất cả các phân khúc bất động sản đều sụt giảm nghiêm trọng về lượng tiêu thụ và đang giảm giá, cắt lỗ, chiết khấu mạnh.
Cụ thể, ở phân khúc đất nền, sức cầu thị trường giảm mạnh, tỷ lệ tiêu thụ toàn thị trường chỉ đạt khoảng 27% (giảm 84,1% so với cùng kỳ). Các dự án mở bán trong tháng 10 có mặt bằng giá sơ cấp tăng khoảng 0,25 - 8% so với lần mở bán trước đó (thời gian mở bán theo từng đợt 2 tháng - 6 tháng - 12 tháng).
Riêng trên thị trường thứ cấp, các dự án có mức giá đi ngang hoặc tăng nhẹ chỉ 2% so với tháng trước. Bên cạnh đó, thị trường cũng phát sinh giao dịch cắt lỗ khi khách hàng gặp phải những khó khăn về dòng tiền và áp lực lãi suất ngày càng tăng cao.
Về phân khúc căn hộ, thanh khoản thị trường sơ cấp tiếp tục ở mức thấp với tỷ lệ hấp thụ ở các dự án chỉ dao động phổ biến từ 20% - 60% lượng sản phẩm mở bán. Giá bán sơ cấp ghi nhận tăng 4% - 10% so với đầu năm, tuy nhiên nhiều chính sách ưu đãi thanh toán nhanh được các chủ đầu tư áp dụng với mức chiết khấu lên đến 40% - 50% giá trị bất động sản nhằm kích cầu thị trường.
Thanh khoản thứ cấp tiếp tục sụt giảm với giá bán ghi nhận giảm cục bộ ở những nhà đầu tư cần bán gấp phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân cũng như giảm áp lực lãi vay giữa bối cảnh lãi suất tăng cao.
Theo đại diện DKRA Vietnam, mặt bằng giá thứ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với tháng trước, trên thị trường cũng xuất hiện những giao dịch cắt lỗ (200 - 500 triệu đồng/căn) ở những khách hàng gặp khó khăn về dòng tiền nhưng thanh khoản vẫn rất trầm lắng. Còn các sản phẩn bất động sản nghỉ dưỡng sức cầu cũng giảm đáng kể, lượng tiêu thụ thấp nhất từ đầu năm đến nay, khoảng 33% số lượng dự án mới không phát sinh giao dịch. Nhiều dự án được chủ đầu tư chiết khấu 30 - 40%, cam kết các chính sách thuê, mua lại nhằm kích cầu.
Như vậy, nguy cơ thị trường cắt lỗ toàn diện có thể diễn ra. Theo một số chuyên gia, suy thoái và đóng băng là hiện tượng có thể xuất hiện trên thị trường BĐS.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhấn mạnh, thị trường BĐS đang rất khó khăn và đứng trước khả năng rơi vào suy thoái, đã có doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, bán bớt tài sản, chiết khấu mạnh. Thị trường bất động sản đã có dấu hiệu giảm tốc, trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy theo khu vực, nhưng giá nhà đất vẫn còn neo giữ mức giá cao do doanh nghiệp và cả nhà đầu tư có tâm lý kỳ vọng thị trường sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm (trước Tết Qúy Mão). Tuy nhiên, sức chịu đựng có hạn, đến một thời điểm không chịu đựng nổi thì doanh nghiệp sẽ phải xả hàng, thậm chí chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ để bảo tồn phần vốn còn lại.
Nguyên nhân chính là do tắc nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, nguồn vốn huy động từ khách hàng,
Theo TS Đinh Thế Hiển, về khó khăn tài chính, thiếu vốn tín dụng của doanh nghiệp bất động sản là do "siết tín dụng", cũng chưa hẳn chuẩn xác. Bởi từ "siết tín dụng" hiểu đúng sẽ là tăng trưởng tín dụng và dòng vốn vào thị trường bất động sản giảm so với những năm trước. Nhưng thực tế, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố giữ nguyên mức tăng trưởng tín dụng 14% bằng với những năm trước; chưa kể khoảng 276.000 tỷ đồng được các doanh nghiệp huy động qua kênh trái phiếu (tạm tính đến tháng 7/2022), trong đó có khoảng 36% trái phiếu thuộc lĩnh vực bất động sản. Vậy, tín dụng vào bất động sản vẫn tăng, thậm chí giai đoạn năm 2016-2017 tăng trưởng tín dụng chỉ 12%. Thị trường bất động sản cũng không thiếu vốn. Vướng mắc ở đây phải chăng do các doanh nghiệp bất động sản không bán được hàng, không có dòng tiền quay vòng?
Vị này cho rằng, giải pháp cho thị trường bất động sản đang trong giai đoạn suy thoái lúc này, là tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giờ doanh nghiệp bất động sản vay thêm vốn từ tín dụng, từ trái phiếu mà vẫn không bán được hàng, tỉ lệ nợ sẽ càng tăng, sức ép tài chính lớn hơn nhiều. Doanh nghiệp cần chọn tái cấu trúc bằng cách "hy sinh" dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính, giảm nợ vay, chỉ tập trung một vài dự án chủ lực của mình để phát triển. Đầu tư bất động sản vẫn là ngành hấp dẫn, nhưng cần phải tập trung vào các loại bất động sản có nhu cầu ở và kinh doanh thật sự. Đây cũng là hướng đi cho các công ty bất động sản trong giai đoạn tới.
TS. Nguyễn Văn Đính: Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ khủng hoảng rất cao Đó chia sẻ của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn "Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức mới đây. Chia sẻ chung về tình tình của thị trường bất động sản,...