Bình Phước: Người dân hiến tặng, biếu không 2.000ha đất làm NTM
Ngày 11/10, thông tin từ Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Phước cho biết: Có tới gần 2.000 ha đất đã được người dân các huyện, thị xã và thành phố ở tỉnh Bình Phước hiến tặng để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM.
Cụ thể: Tính đến tháng 10/2019, toàn tỉnh Bình Phước đã có 1.974 tập thể, cá nhân đóng góp từ 20-100 triệu đồng, tính ra nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã hiến gần 2.000 ha đất để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM.
Nhờ đó, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nhiều xã vùng sâu, xa trên địa bàn được đầu tư nâng cấp. Một số công trình, dự án trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao.
Với tinh thần “mỗi người dân góp một ý tưởng xây dựng NTM”, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả phong trào thi đua xây dựng NTM; bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, sử dụng nguồn vốn công khai, dân chủ…
Xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ảnh: H.H
Đặc biệt, cộng đồng dân cư cùng nhau tự quản, làm đường giao thông, kênh mương theo quy chuẩn. Nhất là các phong trào tự nguyện đóng góp lập “quỹ nông thôn mới”; mỗi chi bộ, đoàn thể đăng ký một chỉ tiêu thi đua…
Điển hình như phong trào “Hiến đất mở đường, xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp”. Với phong trào này, các huyện, thị xã trong tỉnh đã “phát động toàn dân hiến đất, mở đường xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp” và phát động phong trào “góp đất làm đường giao thông đồng ruộng”.
Có nhiều cá nhân, gia đình tuy kinh tế còn khó khăn, nhưng vẫn sẵn lòng dành dụm và đóng góp hàng chục triệu đồng, hiến hàng trăm mét vuông đất ở để mở đường hoặc xây dựng công trình phúc lợi.
Video đang HOT
Ở nhiều xã, nhân dân đã góp hàng vạn ngày công, hàng tỷ đồng, tự nguyện hiến hàng chục héc ta đất nông nghiệp, hàng ngàn mét vuông đất ở, tự phá dỡ hàng ngàn mét tường cổng, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng, tiêu biểu như ở các xã Đức Liễu (Bù Đăng), Long Giang (Phước Long), xã Thanh Lương, Thanh Phú (Bình Long), Tân Thành, Tân Hưng (Đồng Xoài)…
Đoàn công tác Trung ương về tham quan, khảo sát tình hình xây dựng NTM ở tỉnh Bình Phước. Ảnh: H.H
Bên cạnh đó, nhiều cá nhân đã tự giác, tích cực vận động nhân dân hiến đất, ủng hộ tiền làm đường giao thông, trong đó phải kể đến gương ông Trương Văn Đảo (thường trú xã Phước Tín, thị xã Phước Long) đóng góp hơn 150 triệu đồng; ông Trương Đường (thường trú xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng) đóng góp hơn 700 triệu đồng; ông Nguyễn Viết Tuyên (ngụ ấp 3, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành) hiến đất và đóng góp tới 1 tỷ đồng.
Hay như các ông Nguyễn Đăng Khoa (trú ấp 6, xã Minh Long, huyện Chơn Thành) đóng góp 126 triệu đồng; ông Nguyễn Thạnh (trú ấp 4, cùng xã Minh Long) đóng góp 94,7 triệu đồng… cho quê hương triển khai chương trình xây dựng NTM.
Theo Danviet
Cô giáo Bình Phước hiến căn nhà hơn 100m2 để xây bờ kè nghìn tỷ
Sau nhiều ngày suy nghĩ, bà Hoa (Bình Phước) thuyết phục các con đồng ý hiến căn nhà đang ở để xây dựng cảnh quan đô thị.
3 hôm nay, bà Nguyễn Thị Hoa, ở khu phố Tân Đồng 1, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước được ra Hà Nội để tham dự chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019.
Bà cho biết, suốt thời gian ở đất thủ đô, bà được đi thăm lăng Hồ Chủ Tịch, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và gặp gỡ nhiều người.
Tối ngày 19/8, được mặc chiếc áo dài, bước lên sân khấu nhận bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng, bà vui và tự hào về quyết định đã hiến đi căn nhà của mình. 'Mấy hôm nay, tôi vui mà không ngủ được. Tấm bằng khen này, tôi sẽ giữ cẩn thận, treo ở một nơi trang nghiêm nhất', người phụ nữ sinh năm 1952 nói.
Bà Hoa quê Nam Định. Năm 1981, bà cùng chồng vào Bình Phước mưu sinh bằng nghề giáo viên dạy cấp II. Ở đây, vợ chồng bà tạo đựng được một số nhà đất để xây nhà ở, chia cho các con khi lập gia đình.
Suối Tầm Vông khi chưa khởi công xây dựng: Ảnh: TTXVN.
Năm 2007, cô giáo Hoa nghỉ hưu. Lúc này, thị xã Đồng Xoài có kế hoạch sẽ cải tạo kênh mương, xây bờ kè và làm đường giao thông hai bên suối Tầm Vông, góp phần xây dựng cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại. Căn nhà rộng hơn 100 m2, giá hơn 400 triệu đồng của bà nằm ngay ở đường đi của dự án, buộc phải giải tỏa.
Ban đầu, bà do dự, không muốn mất đi căn nhà chứa đựng bao kỷ niệm của cả gia đình và người chồng quá cố.
'Chính quyền địa phương đến tuyên truyền lần đầu, tôi không đồng ý. Các con tôi kịch liệt phản đối. Tôi thì cứ suy nghĩ, trăn trở. Căn nhà là mồ hôi, nước mắt của vợ chồng tôi. Nó chứa đựng bao kỷ niệm. Nói bỏ là bỏ đâu có được', bà Hoa kể về lúc trăn trở khi nhận quyết định dỡ nhà.
Phải đến lần thứ ba, chính quyền địa phương đến nhà thuyết phục, bà Hoa mới thâu hiểu về lợi ích của việc xây dựng hai con đường bên suối Tầm Vông mang lại. Dù ba người con của bà, người đồng thuận với mẹ, người kịch liệt phản đối nhưng bà vẫn chấp thuận chủ trương.
Bà Hoa cho biết, từ khi quyết định hiến đi căn nhà bà thấy cuộc sống của mình luôn vui và hạnh phúc. Ảnh: Nguyễn Kiên.
'Ông nhà tôi mất, ba đứa con có gia đình ra ở riêng, tôi sống một mình trong căn nhà đó cũng buồn. Bỏ đi thì tiếc, nhưng xét về nhiều mặt khác nó ý nghĩa hơn nhiều', bà Hoa nói. Sau đó, bà chuyển về sống với vợ chồng người con trai út.
Bà Hoa cho biết, sau đó, bà cùng Ban Điều hành khu phố đến từng nhà vận động người thân, hàng xóm cung đồng thuận với chủ trương của thành phố. Kết quả nhiều hộ gia đình sinh sống dọc hai bên suối đã tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, tháo dỡ các công trình để chung tay với chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.
'Tôi vui mừng vì nhưng viêc làm cua ban thân đa tao đươc sư lan toa đến các hộ gia đình trên đia ban thành phố Đồng Xoài, được nhiều người hưởng ứng. Những việc làm của gia đình tôi tuy nhỏ bé, nhưng với tôi đây là niềm tự hào, trách nhiệm của bản thân và gia đình trong việc góp sức vào xây dựng thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp', người phụ nữ sinh năm 1952 nói.
Bà Hoa và con trai trong một lần đi du lịch cùng nhau. Ảnh: Nguyễn Kiên.
Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thiện cho biết, thời gian đầu, việc vận động người dân hiến đất, hiến nhà để làm hai bên đường suối Tầm Vông gặp rất nhiều khó khăn. Bà Hoa là người đi đầu trong việc này. Sau đó, bà cùng chính quyền vận động người dân đồng lòng vì mục đích chung. Nhờ uy tín của bà mà nhiều người dân khác cũng tình nguyện hiến đất, hiến nhà, dỡ bỏ các công trình bên hai bờ suối. Tháng 4/2019, dự án bắt đầu khởi công xây dựng.
'Chúng tôi rất biết ơn bà Hoa và những người dân ở phường. Nhờ có họ mới làm cho hạ tầng đô thị của địa phương ngày càng phát triển, xanh đẹp', ông Khanh nói.
Vị Phó Chủ tịch phường Tân Thiện cũng cho biết việc hiến đất, hiến nhà là chính quyền vận động người dân tự nguyện chứ không đền bù, giải tỏa. Hiện chính quyền chỉ mới quan tâm, động viên các gia đình hiến nhà, hiến đất để vì mục đích chung. 'Thời gian tới, chúng tôi sẽ có những chính sách hỗ trợ người dân, kêu gọi các mạnh thường quân chung tay để hỗ trợ các gia đình tình nguyện có điều kiện tốt. Những gia đình khó khăn, không có chỗ ở sẽ được chính quyền tạo điều kiện chỗ ở', ông Khanh nói.
Theo Diệu Thuần (Vietnamnet)
Cả chục con lợn bệnh chết vứt sát quốc lộ 14 ở Bình Phước Trong khi chính quyền địa phương huyện Chơn Thành, Bình Phước khẳng định chắc nịch rằng số lợn thối được phát hiện đã được lực lượng mang đi tiêu hủy thì nhiều xác lợn vẫn còn được chôn lấp ngay tại hiện trường. Sự việc xảy ra vào ngày 26/3, tại khu vực cầu Nha Bích (đoạn qua quốc lộ 14, thuộc ấp...