Bình Phước muốn có 50% số xã về đích nông thôn mới năm 2020
Thông tin từ Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Phước cho biết từ cuối năm 2016 Bình Phước tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện, hết năm 2017 có 12 xã về đích NTM.
Thời gian qua, Chương trình xây dựng NTM tại tỉnh nhận được sự đồng thuận đóng góp của người dân, doanh nghiệp. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm, tỉnh đã huy động được nguồn lực xã hội hơn 2.300 tỷ đồng. Kết quả, 92 xã xây dựng NTM đạt bình quân 12,85 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Riêng 12 xã phấn đấu về đích đạt 15,92 tiêu chí/xã.
Xây dựng đường giao thông nông thôn tại Bình Phước. Ảnh: H.K
Tuy nhiên, báo cáo tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Phước khóa IX mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm nhận định, việc huy động nguồn lực còn hạn chế nhất là huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Một số địa phương chỉ coi trọng và tập trung cho tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân. HĐND tỉnh khóa IX đã thông qua nghị quyết về mức hỗ trợ và nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2018 – 2020. Nghị quyết đưa ra mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Bình Phước có 50% số xã đạt chuẩn NTM.
Video đang HOT
Để thực hiện điều đó, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho tất cả các xã để thực hiện các công tác: Quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng NTM; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Về nguồn vốn, trong giai đoạn 2018 – 2020, hàng năm ngân sách tỉnh đối ứng tối thiểu 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ; để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có từ tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã; ưu tiên bố trí một phần từ nguồn thu vượt hàng năm ngân sách các cấp để xây dựng NTM.
Tại kỳ họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Trần Tuệ Hiền đề nghị UBND tỉnh đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng trong năm 2018. Bà cho rằng tỉnh cần thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân trồng điều nhằm phục hồi các vườn điều, ổn định sản xuất…
Theo Danviet
Nể phục anh nông dân "Tuấn Nên" bỏ 200 triệu đồng sửa đường cho dân
Đó là anh Đỗ Văn Thông, 49 tuổi, ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng (Bình Phước), mà người dân địa phương thường hay gọi anh là "Tuấn Nên".
Máy móc đang thi công trên tuyến đường vào chiều ngày 15.9
Đường ĐT 753B, bắt đầu từ km 21 (QL14) đi vào dốc Năm Tầng, vùng rừng đệm Cát Tiên thông với xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng. Đường chạy qua địa bàn ấp 3 xã Đồng Tâm, ấp Lâm Sơn xã Tân Phước của huyện Đồng Phú và ấp 5 xã Nghĩa Trung của huyện Bù Đăng. Là tỉnh lộ nhưng hơn 10 năm nay, đường xuống cấp trầm trọng với ổ gà, ổ voi, mùa mưa thì lầy lội, mùa khô bụi bay mù mịt.
Sau khi đã thống nhất phương án, anh Thông bắt đầu liên hệ với bạn bè, anh em có máy móc để triển khai làm đường. Sau hơn 2 tháng thi công, đến ngày 15/9 tuyến đường cơ bản đã hoàn thành. Anh Điểu Soan - Bí thư Chi bộ ấp 5, xã Nghĩa Trung, nói: "Mong sao sau này sẽ có thêm nhiều người noi gương như anh Thông để bà con được nhờ".
Đoạn đường dài khoảng 13 km, khi tu sửa đã nhận được sự đồng thuận cao của chính quyền, người dân, sự ủng hộ của các DN trên địa bàn. Điển hình như Công ty Cây xanh Công Minh, Công ty Cao su Sông Bé, anh Lữ Văn Vũ (ấp 5 xã Nghĩa Trung)..., còn đối với người dân thì anh Thông không vận động, ai đóng góp cứ tự nguyện.
Tuy nhiên, trong quá trình tu sửa, nhiều hộ dân, tiểu thương buôn bán trên tuyến đường thấy được ý nghĩa việc làm của anh Thông đã tự nguyện đóng góp, người thì vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Cuối cùng, số tiền quyên góp lên tới 68,5 triệu đồng.
Làm từ đầu tháng 7.2017, đến ngày 15.9 thì hoàn tất. Ban đầu dùng máy xúc đất 2 bên đường làm mương thông rãnh, sau đó dùng máy gạt bằng, cuối cùng dùng xe lu cho nền đường cứng cáp. Tổng giá trị thi công khoảng 600 triệu. Nhưng vì gia đình và một số anh em, bạn bè tự nguyện bỏ máy móc ra làm nên chỉ tốn tiền dầu, tiền trả nhân công nên chi phí giảm xuống một nửa. Với số đã quyên góp được, anh Thông vẫn phải bỏ tiền túi ra trên 200 triệu.
Là người ủng hộ nhiệt tình việc làm của anh Thông, bản thân đóng 10 triệu đồng, anh Lữ Văn Vũ (ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng) làm nghề thu mua mủ cao su trên địa bàn chia sẻ: "Đã hơn 10 năm không được tu sửa, con đường ngày càng già lão, giờ được anh Thông đứng ra vận động sửa chửa, chúng tôi rất hoan nghênh và khâm phục".
Anh Đỗ Văn Thông (bìa trái) trên tuyến đường đang tu sửa
Dọc hai bên tuyến đường có khoảng 600 hộ dân, trong đó 40% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Già làng Điểu Gỡ phấn khởi nói: "Đồng bào rất cảm ơn anh Thông!".
Theo B. Phước (Nông nghiệp Việt Nam)
Tháo "nút thắt" để hợp tác xã hoạt động hiệu quả Thành lập - giải thể như một lẽ đương nhiên đối với các doanh nghiệp khi bước chân vào thị trường. Tuy nhiên, đối với kinh tế tập thể, điều đó đã diễn ra như một vòng luẩn quẩn, chưa tìm được lối ra. Xu hướng thị trường hiện nay buộc nông dân phải liên kết lại, nhưng sự liên kết này còn...