Bình Phước: Mặc kệ thiên hạ trồng tiêu, một ông nông dân chăm trồng mít ra trái to bự, bất ngờ thành tỷ phú
Ở xã Lộc Hòa, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước ai ai cũng biết ông Trần Minh Chánh, ấp 6 thu về tiền tỷ mỗi năm từ trồng mít. Thay vì mở rộng diện tích cây cao su, hồ tiêu như nhiều hộ khác ở địa phương, ông Chánh lại chọn cây mít để trồng và cho “quả ngọt hàng tỷ đồng mỗi năm.
Trước khi “kết duyên” với cây mít, lúc đầu chỉ là vô tình nghe đài phát bài phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn trái miền Nam nói về tiềm năng và tương lai của cây mít.
Từ đó, ông nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng trên mảnh đất bazan của mình đang canh tác rất phù hợp để trồng cây mít lá bàng, mít Thái siêu sớm.
Mô hình trồng mít lá bàng, mít Thái siêu sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Chánh, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
“Tôi quyết định trồng cây mít cũng là cuộc đấu trí chọn cây mít hay cây cao su trong gia đình. Sau khi quyết định tìm hiểu về cây mít, năm 2005, tôi quyết định chuyển gần 10 ha đất trồng cà phê, xen xà cừ sang trồng mít lá bàng”, ông Trần Minh Chánh kể lại.
Cùng lúc đó, quyết định trồng cây mít của ông lại không được vợ ủng hộ vì muốn trồng chuyên canh cây cao su. Theo ông Chánh, lúc đó để cho công bằng, hai vợ chồng ông thống nhất trồng cây mít xen với cây cao su. Sau 2 năm, vườn mít cho thu hoạch, vụ đầu tiên đã mang về nguồn thu nhập cho gia đình rất cao.
Trong khi đó, cao su vẫn đang trong quá trình chăm sóc ban đầu chưa có lãi, tốn chi phí. Thấy được hiệu quả kinh tế từ cây mít đem lại rất nhanh hơn cây cao su, vợ ông Chánh đã đồng ý phá bỏ cao su để tập trung chăm sóc cho cây mít.
Chỉ hơn 2 năm, vườn mít của gia đình ông Chánh đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, sau khi vườn mít 10 ha mang lại lợi nhuận không nhỏ, khoảng 20.000 trụ hồ tiêu đang thời kỳ được giá cũng dần dần được thay bằng những gốc cây mít vì chi phí đầu tư thấp hơn.
Đến nay, diện tích đất gia đình ông Chánh đã có 17 ha trồng mít; trong đó, có 13 ha mít lá bàng và 4 ha mít thái siêu sớm.
Video đang HOT
“Cây mít vốn đầu tư không nhiều, dễ trồng và dễ chăm sóc. Mỗi ha trồng cây mít khoảng 300 gốc. Ban đầu chi phí đầu tư 50 triệu đồng/ha, khoảng 2 năm sau bắt đầu cho thu hoạch. Với 17 ha, trong vụ mùa vừa qua, sau khi trừ chi phí, đem lại lợi nhuận cho gia đình ông hơn 1,5 tỷ đồng”, ông Chánh chia sẻ.
Với diện tích trên, vườn mít ông Chánh chỉ cần 3 người trông coi và chăm sóc. Bên cạnh đó, khi đến vụ thu hoạch ông chỉ cần gọi điện cho các thương lái đến hái tại vườn nên giảm được một khoản chi phí thuê nhân công.
Nếu bán khoán mít cho thương lái thì giá trung bình khoảng 4.000 đồng/kg, còn bán chọn lọc trái có trọng lượng từ 12 kg trở lên thì được giá 7.000 đồng/kg. Đối với mít Thái siêu sớm có giá trị cao hơn, thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.
Mùa vụ năm nay, ông Chánh ước tính vườn mít thu khoảng 600 tấn, lợi nhuận sau trừ chi phí thu về gần 2 tỷ đồng.
“Mít là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư không lớn và cũng dễ bán. Từ khi chuyển sang trồng mít đến nay, giá mít luôn dao động lên xuống theo từng thời kỳ, nhưng chưa có năm nào vườn cây mít nhà tôi bị lỗ cả. Với diện tích hiện có, mỗi năm vườn mít đem lại nguồn thu nhập cho gia đình hàng tỷ đồng sau khi trừ các khoản chi phí phân bón, công cán”, ông Chánh nói.
Đặc biệt, cách chăm sóc vườn cây mít của ông Chánh có sự khác biệt so với nhiều hộ dân ở địa phương.
Cũng là trồng và chăm sóc cây mít trồng theo hướng hữu cơ sinh học, nhưng ông Chánh chỉ sử dụng phân con gà để bón cho cây mít. Để có được một lượng phân gà lớn bón cho diện tích trồng mít lớn, ông Chánh đã liên hệ với nhiều trang trại gà trên địa bàn tỉnh Bình Phước để đặt mua.
Theo ông Chánh, trong tất cả các loại phân chuồng thì phân gà là một trong những loại phân có chất lượng rất tốt.
Bên cạnh đó, đất xung quanh các gốc mít luôn có rất nhiều cỏ để giữ độ ẩm cho đất và tạo đất mùn để các vi sinh vật, côn trùng sinh sống, đảm bảo cân bằng môi trường đất. Ngoài ra, để hạn chế sâu bệnh trên cây mít, ông Chánh còn chủ động nuôi kiến vàng trong vườn mít…
Trước mô hình vườn mít mang lại hiệu quả của lão nông Trần Minh Chánh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) Lê Khắc Phú cho biết, trên địa bàn huyện Lộc Ninh có rất nhiều hộ gia đình trồng loại cây ăn trái này. Trong đó, ông Trần Minh Chánh là một trong những hộ nông dân trồng mít điển hình về quy mô, cách trồng lẫn chăm sóc đều có sự khác biệt.
Ông Chánh trồng mít theo hướng hữu cơ sinh học từ việc tạo môi trường dinh dưỡng cho đất đến nuôi kiến vàng phòng trừ sâu bệnh.
“Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng mít cũng rất cao, mỗi năm đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng. Đây là cách làm hay, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cho các hội viên đến để học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này…”, ông Lê Khắc Phú nói.
Đây có thể xem mô hình hay của nhà nông vùng biên tỉnh Bình Phước đã và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.
Trong khi đó, vài năm trở lại đây, giá cả cây cao su, cây hồ tiêu, cây điều rất bấp bênh khiến nguồn thu của nhà nông giảm sút, đời sống gặp khó khăn. Hiện nay, tỉnh Bình Phước đã khuyến cáo bà con nhân dân chuyển đổi cây trồng cho hợp lý, tránh chạy đua theo giá cả.
Tiền Giang: Anh nông dân trẻ bất ngờ thu 10 tỷ đồng nhờ trồng sâm quý trong chậu
Nhờ đam mê và chịu khó nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc cây sâm, anh Trần Thanh Quý (xã Bình Đông, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang) đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng kỹ thuật vào trồng sâm.
Đến nay, mô hình "Trồng các loại sâm" của anh Quý đã thành công ngoài mong đợi.
Năm 2008, Trần Thanh Quý (xã Bình Đông, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang) được một người bạn tặng 2 chậu hoa lạ rất đẹp. Sau 1 năm chăm sóc, anh thấy củ phình to ra rất giống sâm của Hàn Quốc.
Anh Quý bắt đầu tra cứu thông tin trên Internet và biết được đó là sâm Bố chính rất quý, có giá trị kinh tế rất cao. Thế là anh ra tận tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu giống sâm quý này và mua 4 kg hạt sâm giống (40 triệu đồng/kg) về trồng thử nghiệm.
Anh Trần Thanh Quý, (xã Bình Đông, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang) bên vườn cây nhân sâm của mình.
Do chưa có kinh nghiệm nên 1,5 kg hạt sâm giống được anh trồng lần đầu không nảy mầm. Không nản chí, thanh niên trẻ này tiếp tục ra vườn sâm ở tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu việc thử độ ẩm, nhiệt độ, đất, phân trồng sâm Bố chính này.... Cuối cùng, anh đã tìm ra được cách ươm hạt sâm để nảy mầm.
Đang làm công việc xây dựng thu nhập hơn 15 triệu đồng/tháng, nhưng anh quyết định dành một nửa thời gian để tập trung cho việc trồng sâm quý. Anh trồng thử nghiệm trên 1.000 m2 đất của gia đình và sau khoảng 1 năm trồng sâm đã cho củ.
Anh Quý mang củ sâm đến Viện Cây ăn trái miền Nam kiểm tra, kết quả cho thấy hàm lượng sâm đạt yêu cầu về chất lượng.
Kết quả bước đầu khả quan, anh Quý đi tìm đất phù hợp để trồng cho loại sâm này và đã chọn tỉnh Bến Tre để thực hiện kế hoạch của mình.
Anh thuê 1 ha đất để đầu tư cơ sở vật chất và khoảng 700 triệu đồng để trồng và chăm sóc sâm Bố chính (không tính phí giống cây). Sau hơn 1 năm trồng, anh tiếp tục mang củ sâm đi kiểm tra hàm lượng, kết quả sâm đảm bảo đủ hàm lượng.
Vừa phấn khởi với thành quả đạt được, anh Quý càng vui hơn khi sản phẩm sâm quý tìm được đầu ra trên thị trường.
Thế là anh Quý đầu tư thêm 6 ha đất cũng tại tỉnh Bến Tre để trồng sâm. Với ý định lấy ngắn nuôi dài, anh Quý đã nghiên cứu và tìm hiểu thêm một số loại sâm khác như sâm Xuyên khung nam, xạ đen, đinh lăng... có công dụng đối với sức khỏe và hiệu quả kinh tế. Từ năm 2016 đến nay, anh Quý đã bán hơn 10 tỷ đồng từ cây sâm giống các loại cho khách hàng.
Nhận thấy mô hình trồng sâm quý cho hiệu quả cao, cũng như các cách trồng, chăm sóc sâm của mình đã đạt chuẩn, anh đã nhân rộng mô hình nhằm giúp đỡ cho người dân, nhất là thanh niên nâng cao thu nhập mô hình này.
Anh mở thêm vườn ươm cây dược liệu tại nhà để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay tại khu vực vườn nhà của anh Quý có hơn 10.000 chậu sâm các loại (trong đó có hơn 1.700 cây sâm Bố Chính). Sau thời gian trồng và chăm sóc khoảng 18 tháng, sâm sẽ thu hoạch củ có trọng lượng từ 1 - 1,5 kg và được anh chế biến thành phẩm, giá sản phẩm từ khoảng 1 đến 1,2 triệu/kg.
Anh Quý cho biết, sâm trồng khoảng dưới 12 tháng đã có thể thu hoạch, nếu trồng lâu hơn hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Ngoài ra, anh Quý còn trồng thêm hơn 100 gốc Kim Ngân Hoa dây leo, có công dụng chữa bệnh, điều hòa huyết áp, đang có giá khá cao (hoa phơi khô có giá từ 4 - 5 triệu đồng/kg).
Hiện anh Trần Thanh Qúy đang nhân rộng giống cây Kim Ngân Hoa này để phục vụ nhu cầu khách hành.
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi Bình Phước là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển chăn nuôi trang trại, nhất là nuôi lợn. Tuy nhiên, tại các huyện biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp có hàng trăm trại nuôi lợn quy mô lớn được xây dựng nhưng thiếu giám sát, kiểm soát của cơ quan chức năng nên đã xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh...