Bình Phước: Lừa đổi trúng thưởng bằng vé số giả
Thời gian gầy đây, trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước liên tục xuất hiện tình trạng lừa đảo bằng chiêu thức táo bạo là in vé số giả để đổi lấy số trúng thưởng, nhằm chiếm đoạt tiền của người bán vé số.
Ngày 15-3-2012, CA tỉnh Bình Phước đã nhận được đơn tố cáo của ông Lê Đình Huệ (ngụ tổ 2, KP.Phú Tân, P.Tân Phú, thị xã Đồng Xoài), hành nghề bán vé số dạo, về việc ông bị lừa đổi vé số giả trúng thưởng vào sáng cùng ngày.
Theo ông Huệ, khoảng 8 giờ ngày 15-3, trong lúc đang đi bán vé số dạo trên đường Trần Hưng Đạo, thị xã Đồng Xoài, bất ngờ ông gặp hai thanh niên gọi lại mượn sổ dò vé số. Sau khi dò, hai người này nói với ông Huệ là đã trúng 3 tờ số 233992 (giải 6, đài Tiền Giang, mở thưởng ngày 11-3-2012) và đề nghị ông Huệ đổi thành tiền để tiếp tục mua vé số mới.
Ông Huệ với hai tờ vé số giả trên tay
Vì tuổi đã cao, lại chưa một lần bị lừa nên ông Huệ vui vẻ móc tiền ra đổi cho hai vị khách. Nhưng vì ông Huệ không có đủ tiền mặt nên hai thanh niên trên đã đề nghị ông đưa 500 ngàn còn lại trong túi và đổi thêm 60 tờ vé số mới của ông, phần còn lại 100 ngàn đồng hai vị khách “hào phóng” cho ông gọi là tiền hoa hồng.
Video đang HOT
Sau khi khách đi khỏi, ông Huệ vui mừng chạy ra đại lý bán vé số để đổi, mới tá hỏa phát hiện ra ba tờ vé số giả. Ba tờ vé số giả này có màu nhạt hơn vé số thật, dòng chữ nhỏ dọc dãy chữ số không trùng khớp với dãy chữ số in trên tờ vé số. Không những vậy, tờ vé số giả còn “sơ suất” khi ở phần số là “233992″ nhưng phía trên chữ số viết bằng chữ là “Hai – ba – ba – một – bảy – hai”.
Không riêng gì trường hợp của ông Huệ, chỉ trong buổi sáng 15-3, trên địa bàn thị xã Đồng Xoài đã có bốn người bán vé số dạo bị kẻ gian lợi dụng đổi khoảng 20 tờ vé số giả. Mệnh giá của những tờ vé số giả trúng thường từ 400 ngàn đến 1 triệu đồng, những khoản tiền vừa với khả năng chi trả của những người bán vé số dạo. Đặc biệt, những đối tượng lừa đảo thường tập trung vào những người bán vé số là người đã lớn tuổi hoặc trẻ em mới tập đi bán.
Chị Nguyễn Thị Hương, một người bán vé số dạo lâu năm tại đây cho biết, trước đây chị đã từng bị hai đối tượng đi xe hơi rất sang trọng yêu cầu đổi 10 tờ vé số trúng giải 3. Nhưng do cẩn thận, chị phát hiện là vé giả, các đối tượng lập tức bỏ chạy.
Các đại lý vé số nên hướng dẫn cho những người bán vé số dạo về cách phân biệt vé số thật – giả, giúp những người lao động nghèo tránh được bẫy lừa.
Theo BDVN
'Tẩy' số đề, cưỡng đoạt tiền của đại lý
Với thủ đoạn ghi số đề, rồi tẩy xoá cho trùng số trúng thưởng sau đó ép nhà đại lý phải trả tiền, Thạo và đồng bọn đã nhiều lần cưỡng đoạt tài sản rồi bỏ trốn...
Trong lúc chờ đợi Toà hội ý, bị cáo được gặp lại người vợ sau nhiều năm bỏ trốn.
Sáng nay (15-3), TAND TP Hà Nội mở toà xét xử Trịnh Đức Thạo (SN 1986, trú ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội về hành vi cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản.
Theo cáo buộc, từ ngày 1 đến 9-12-2007, Thạo cùng đồng bọn tổ chức thực hiện 5 vụ cưỡng đoạt tài sản và 1 vụ cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội.
Giả ghi số đề, sau đó tẩy xoá cho trùng với số độc đắc để lấy tiền phi pháp là một trong những thủ đoạn của nhóm tội phạm này.
Đơn cử như vụ đầu tiên, khi đó, Phạm Thiên Vương (SN 1983, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) quen biết Đoàn Quang Minh (ở Đống Đa, Hà Nội).
Từ mối quan hệ này, Minh bảo Vương tổ chức đi ghi số đề, rồi đưa tích kê cho Phạm Khắc Hoà (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để tên này tẩy xoá cho trùng số trúng thưởng, chiếm đoạt tiền.
Đồng ý với phương án trên, Vương quay về huyện Chương Mỹ tìm Thạo và các chiến hữu bàn kế sách cưỡng đoạt tài sản.
Trong ngày 14-12-2007, Thạo cùng đồng phạm đã tổ chức "thổi" số đề, sau đó đến nhà đại lý ép trả 7 triệu đồng. Với hành vi tương tự, nhóm tội phạm trên đã gây ra nhiều vụ cưỡng đoạt, cướp tài sản.
Sau khi vụ việc bị phanh phui, các tên cướp đã phải trả giá bằng những bản án nghiêm khắc, riêng Thạo, do bỏ trốn, cơ quan chức năng đã tách vụ án, xét xử độc lập thành một vụ án khác.
Trong phiên xử sáng nay, Thạo bị cáo buộc hai tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại khoản 1 (điều khoản nhẹ nhất của tội danh), Điều 135 BLHS và Cướp tài sản, tại Điều 133 BLHS.
Điều đáng nói là, trong những lần nhóm tội phạm này thực hiện các phi vụ cướp, cưỡng đoạt tài sản đều được tổ chức một cách chặt chẽ, với sự phân công nhiệm vụ rất cụ thể, tỉ mỉ (người đi ghi số đề, người "thổi" số, người khác tổ chức đi lấy tiền trúng thưởng...), nhưng không hiểu lý do gì, ở tội Cưỡng đoạt tài sản, Trịnh Đức Thạo chỉ bị xem xét ở khoản 1, không bị truy tố ở khoản 2, với tình tiết tăng nặng "có tổ chức".
Chính vì sự khó hiểu này, mặc dù phiên toà đã được mở ra, song, HĐXX buộc hội ý và đi đến phán quyết: Hoãn toà, trả hồ sơ điều tra lại. Qua đó, đề nghị cơ quan Viện kiểm sát phải làm rõ yếu tố "có tổ chức" trong vụ án.
Theo Tiền Phong
Lật tẩy những thủ đoạn chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã triệt phá một đường dây "rút" tiền BHXH với số tiền lớn bằng thủ đoạn mới hết sức tinh vi. Đáng chú ý là đường dây này có sự móc nối của đối tượng ngoài xã hội với các doanh nghiệp, và được sự hỗ trợ đắc lực của một số cán bộ...