Bình Phước lo “đứt gãy” vùng nguyên liệu điều
Dù có nhiều lợi thế, doanh nghiệp và nông dân trồng điều ở Bình Phước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trên cùng con đường khẳng định giá trị ngành điều.
Một mùa điều mới ở Bình Phước sắp bắt đầu nhưng nỗi lo từ những vụ điều năm trước vẫn còn ngổn ngang.
Giá và năng suất đều thấp
Ông Đào Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bù Đăng cho biết, vụ điều vừa qua, giá điều đầu vụ còn ở mức 30.000 đồng/kg, nhưng càng vào chính vụ giá điều càng giảm, chỉ còn 20.000 – 25.000 đồng/kg.
Theo ông Dũng, người dân cũng quan tâm chuyển đổi, cải tạo vườn điều, tuy nhiên những vườn điều già cỗi ở huyện còn rất lớn. Vì thế, việc nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều còn hạn chế. Giá thu mua hạt điều vì thế cũng khó đạt mức cao.
Theo Sở NNPTNT, chất lượng hiện trạng vườn điều Bình Phước vẫn ở mức thấp. Bình Phước hiện có khoảng 56,5% diện tích điều trên 15 năm tuổi.
Những vườn điều già cho năng suất, chất lượng không ổn định lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năng suất bình quân của vụ điều năm 2021 có tăng hơn so với cùng kỳ, nhưng cũng chỉ đạt chưa đến 1,5 tấn/ha. Mức năng suất này vẫn còn thấp so với tiềm năng.
Vì thực tế, vẫn có những vườn điều đạt 3 – 4 tấn/ha. Đó là những vườn điều sử dụng giống ghép hoặc canh tác theo hướng hữu cơ.
Video đang HOT
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bình Phước hướng dẫn người dân chăm sóc vườn điều non. Ảnh: Trần Khánh
Muốn tái canh vườn điều đòi hỏi nguồn vốn và thời gian, điều mà nhiều nông dân khó có thể đáp ứng. Nông dân Hoàng Đình Mạnh (ở xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng) nói: “Khi không có vốn thì nông dân cứ phải giữ vườn điều cũ để duy trì nguồn thu nhập ít ỏi, có điều kiện tới đâu mới làm tới đó” – ông Mạnh nói.
Tỉnh Bình Phước đã quy hoạch bài bản vùng trồng điều. Sản phẩm hạt điều cũng đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đó là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu riêng, gia tăng giá trị sản phẩm; đồng thời giúp nông dân nâng cao chất lượng và sản lượng cho cây điều.
Thế nhưng, 3 năm sau khi được chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, doanh nghiệp và nông dân vẫn loay hoay, không tìm được tiếng nói chung trên cùng con đường khẳng định giá trị ngành điều. Rất ít doanh nghiệp xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung.
Chuỗi giá trị đứt rời
Ông Đào Văn Dũng cho biết, hạt điều Bình Phước chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Phần lớn hạt điều của nông dân không trực tiếp đến tay doanh nghiệp. Việc mua bán hạt điều qua trung gian càng khiến nông dân dễ bị o ép giá.
Chất lượng hạt điều bị ảnh hưởng khi gặp thời tiết bất lợi càng đẩy các doanh nghiệp ra xa nguồn nguyên liệu ở địa phương. Khi đã thiếu nguyên liệu thì doanh nghiệp buộc phải đi nhập. Việc tiếp cận nguồn này lại dễ dàng vì nguyên liệu nhập khẩu vốn rất dồi dào.
Hệ lụy là sau 16 năm đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến, đến tháng 6/2021, lần đầu tiên ngành điều cả nước rơi vào tình thế nhập siêu hơn 1 tỷ USD. “Vị thế chế biến xuất khẩu nhân điều của cả nước và Bình Phước cũng bị thách thức” – ông Dũng phân tích.
Theo bà Nguyễn Thị Mỵ – Tổng Giám đốc Công ty CP Hà Mỵ ở huyện Đồng Phú, nông dân vẫn mong chờ giá cao trong khi doanh nghiệp lại mong hạt điều phải chất lượng, giá thành thấp.
Bà Mỵ cho rằng: “Người trồng điều phải làm sao để chất lượng hạt điều cao hơn, sản lượng nhiều hơn và giá thành vừa phải thì các doanh nghiệp mới thu mua, sản xuất để dễ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thế giới”.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Phước cho biết, hạt điều chưa tạo được sự tách biệt rạch ròi về giá trị với hạt điều nhập khẩu. Giá thu mua điều của nông dân vẫn còn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, để giải quyết được bài toán này không phải chuyện một sớm một chiều.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 3.200ha điều đạt tiêu chuẩn hữu cơ và được các doanh nghiệp thu mua rất tốt.
Đây là những hạt nhân để xây dựng thương hiệu điều Bình Phước. Song song đó là đẩy nhanh tốc độ tái canh vườn điều, và sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng.
Mỗi năm, tỉnh Bình Phước đều có chương trình hỗ trợ cây điều giống. Nhưng với nguồn lực kinh phí hạn hẹp, sự hỗ trợ này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho 4 đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ gia đình chính sách.
Xây dựng kế hoạch, chiến lược thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn
Chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Đó là nhận định của Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng tại Hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" diễn ra chiều 17/11 tại Hà Nội. Đây là một trong 10 Hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba với chủ đề "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành tổ chức.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng phát biểu. Ảnh: Thành Trung/TTXVN.
Ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh, trong suốt những năm đổi mới và hội nhập, nhất là hơn 10 năm qua, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có bứt phá mạnh mẽ với nhiều thành tựu to lớn. Nền nông nghiệp phát triển mạnh, chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh quốc tế, phát huy lợi thế, sản xuất theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. Thu nhập, đời sống người nông dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như năng suất lao động, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp. Sản xuất quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng cao, chưa gắn chặt với thị trường tiêu thụ. Liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản còn hạn chế...
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số được xác định là một trong các trụ cột thực hiện phát triển nhanh, bền vững, là một trong các khâu đột phá, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Nông nghiệp, nông thôn không đứng ngoài cuộc mà được Chương trình chuyển đổi số Quốc gia xác định là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, phải dựa trên nền tảng dữ liệu, nhất là hệ thống dữ liệu lớn của ngành như đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thời tiết, môi trường; tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh...
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thành Trung/TTXVN.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình... đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất, kinh doanh; phân tích dữ liệu về đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thời tiết, truy xuất nguồn gốc, nhu cầu thị trường; ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, di truyền, phân tích hệ gen, nuôi cấy mô, quản lý giống vật nuôi; phát hiện sớm, cảnh báo cháy rừng, suy thoái rừng...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa đồng bộ, chưa hình thành những yếu tố cơ bản của nông nghiệp số, nông thôn số. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nền tảng số, chuỗi kết nối số, chưa có cách tiếp cận mới và toàn diện theo yêu cầu của chuyển đổi số, thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu và chia sẻ dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Các ý kiến trao đổi tại Hội thảo đã làm rõ tính cấp thiết và tác động của chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; đánh giá thực trạng, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về chuyển đổi số phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để có thể tận dụng được các cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đem lại, đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Nhiều ý kiến lưu ý đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn; số hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp, nông thôn và liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kinh tế - xã hội, hạ tầng sản xuất, công nghệ, tài nguyên, môi trường, khí tượng thủy văn...
Các đại biểu cho rằng, cần đổi mới cơ chế quản lý khoa học, công nghệ; khuyến khích tối đa các doanh nghiệp, nhất là sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn...
Hàng trăm ha tiêu ở Bình Phước bị bệnh gây hại Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bình Phước, thời điểm này, cây tiêu đang bước vào giai đoạn nuôi trái, nhưng tại nhiều địa phương xuất hiện một số bệnh như: chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, thán thư gây hại..., gây hại hàng trăm ha tiêu của nông dân trên địa bàn. Nhiều diện tích vườn tiêu ở tỉnh Bình Phước...