Bình Phước giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và Chỉ thị 15 từ 12h ngày 11-7
Bình Phước giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 toàn huyện Chơn Thành; giãn cách theo Chỉ thị 15 các địa phương: Đồng Xoài, Lộc Ninh, Bù Gia Mập và Hớn Quản. Đồng thời, dừng toàn bộ các chợ tự phát trong toàn tỉnh trong vòng 15 ngày.
Tối ngày 9-7, siêu thị Co.op mart Đồng Xoài, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vẫn tạm thời đủ hàng hóa cung ứng cho khách hàng – Ảnh: BÙI LIÊM
Thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay tối ngày 9-7, chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đã ký văn bản hỏa tốc thực hiện các biện pháp giãn cách, cách ly xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Bình Phước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 toàn huyện Chơn Thành; giãn cách theo Chỉ thị 15 các địa phương: Đồng Xoài, Lộc Ninh, Bù Gia Mập và Hớn Quản. Đồng thời, dừng toàn bộ các chợ tự phát trong toàn tỉnh trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 12h ngày 11-7.
Đối với huyện Chơn Thành, nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; thôn, ấp, khu phố cách ly với thôn, ấp, khu phố; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện. Đối với phân xưởng, nhà máy sản xuất vẫn được hoạt động nhưng phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Các cơ quan, đơn vị Nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
Đối với địa bàn TP Đồng Xoài và các huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập và Hớn Quản, áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Đóng cửa các cơ sở kinh doanh, dịch vụ: karaloke, quán bar, vũ trường, massage, xông hơn, cơ sở bấm huyệt, làm đẹp (spa), phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, rạp chiếu phim, đại lý internet, địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, phòng trà ca nhạc, câu lạc bộ hát với nhau, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các cơ sở luyện tập gym, bida, yoga, thể dục thể thao, hồ bơi, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.
Video đang HOT
Đối với các cơ sở cắt tóc, gội đầu và các cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa được liệt kê trên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo khuyến cáo của ngành y tế, không sử dụng máy lạnh, bố trí nhân viên điều tiết số lượng khách hàng ra vào đảm bảo không quá 10 người trong cùng 1 thời điểm. Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 người là 2m. Quán cà phê, giải khát, nhà hàng ăn uống, quán ăn chỉ bán hàng mang về, sử dụng dịch vụ trực tuyến, giao hàng tận nơi.
Tạm dừng hoạt động đối với các chợ tự phát trên địa bàn toàn tỉnh.
Các huyện, thị còn lại đóng cửa các kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho hay đến tối cùng ngày, địa phương này đã có 15 ca dương tính COVID-19 và 4 ca nghi nhiễm COVID-19.
CDC Bình Phước đề nghị người dân hãy chấp hành tốt biện pháp 5K và hạn chế ra khỏi nhà trong vòng 15 ngày tới để tránh dịch bùng phát.
Chợ Đồng Xoài, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đang tạm thời bị phong tỏa do phát hiện ca dương tính COVID-19 – Ảnh: BÙI LIÊM
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân có ca dương tính lui tới ở phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước – Ảnh: BÙI LIÊM
Phân biệt chỉ thị 15 – 16 – 19 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống COVID-19 – Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Chủ tịch Nghệ An chỉ đạo TP Vinh 'không cứng nhắc trong chống dịch'
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm âm tính trong 3 ngày mới được ra vào TP Vinh dù đã gỡ phong tỏa bộc lộ những bất cập, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo không được cứng nhắc trong phòng chống dịch.
Ngày 5/7, phóng viên VietNamNet đã cung cấp thông tin và trao đổi với ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc thành phố Vinh đã chuyển trạng thái phòng chống dịch từ Chỉ thị 16 sang giãn cách xã hội Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính như lúc thực hiện Chỉ thị 16.
Theo đó, thành phố Vinh quy định, bắt buộc người dân phải có test nhanh âm tính Covid-19 trong vòng 3 ngày mới được ra, vào, khiến người dân, cán bộ làm việc trong thành phố Vinh phải bỏ tiền rồi ngược xuôi đi xét nghiệm.
Ông Trung cho biết: "Việc này, UBND tỉnh Nghệ An đã ủy quyền cho TP Vinh quyết định phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, sau khi thực hiện giãn cách xã hội từ Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 15".
Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đi thăm hỏi, động viên ở các chốt phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: PV
Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập, việc thành phố Vinh chuyển từ phong tỏa theo Chỉ thị 16 sang giãn cách theo Chỉ thị 15, đồng thời đã tháo dỡ 29 chốt nhỏ đường liên xã, nghĩa trang, người dân dễ dàng ra vào thành phố mà không cần phải test nhanh.
Tuy nhiên, còn ở 13 tổ chốt đi vào thành phố Vinh vẫn yêu cầu ngoài khai báo y tế, phải có giấy test nhanh, tiếp nhận thông tin này, ông Trung khẳng định, sẽ giao cho ngành Y tế Nghệ An trực tiếp làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Vinh để có các biện pháp, hướng xử lý chi tiết.
Đồng thời, ông Trung cũng chỉ đạo TP Vinh cần xem xét lại các quy định phòng chống dịch, không được cứng nhắc, gây khó khăn cho người dân.
Tốn kém, phiền hà
Sau hơn 3 ngày TP Vinh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, người cùng phương tiện ra vào thành phố đã gặp không ít bất tiện và tốn kém.
Cụ thể, mỗi lần đi qua chốt kiểm dịch Covid-19, người dân phải có test nhanh, xét nghiệm PCR âm tính trong thời gian 3 ngày gần nhất.
Chị Võ Luyện chia sẻ: "Thành phố làm thế cũng vì sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, cứ 3 ngày bắt người dân đi test nhanh mất 238 ngàn đồng, mỗi tháng 1 người tốn kém gần 2,4 triệu đồng. Trong khi lương cán bộ nhân viên chỉ từ 6-7 triệu đồng/tháng".
Điểm kiểm soát phòng chống dịch ở đầu cầu Bến Thuỷ (TP Vinh), người dân phải trình giấy test nhanh hoặc xét nghiệm RT-PCR âm tính trong thời gian 3 ngày gần nhất mới được đi qua - Ảnh: Quốc Huy
Còn chị H. ở huyện Nghi Lộc cho rằng: "Giờ muốn vào thành phố Vinh thì phải vào viện xét nghiệm. Bản thân đi từ vùng không có dịch, vào viện xét nghiệm lỡ không may trở thành F1 thì lại phải cách ly".
"Việc duy trì 13 chốt, áp dụng chỉ thị 15 là điều chưa từng thấy trong mùa dịch đến nay. Thực tế trên đang gây ra những bất hợp lý, bởi ngoài chốt chính người dân cần phải trình các giấy xét nghiệm Covid-19, người dân ở các địa phương lân cận vẫn tìm cách "thông chốt" phụ. Vậy, TP Vinh duy trì chốt chính để làm gì?" - anh Thái Doãn Hoà đặt vấn đề thực tế 3 ngày qua.
Ngoài ra, người dân phản ánh, giá xét nghiệm nhanh và RT-PCR ở các bệnh viện công hay tư ở Nghệ An đang chênh lệch nhau, giao động từ 150.000-238.000 đồng.
Nhiều người có chung ý kiến và đặt vấn đề tại sao thành phố Vinh để tình trạng "đường lớn thì chốt chặn, đường nhỏ cứ thoải mái qua lại", trong khi đã không quy định phải có giấy xét nghiệm âm tính thì các chốt phải áp dụng giống nhau.
TP.HCM có ca mắc Covid-19: Nếu giãn cách xã hội thì chỉ thị 15 khác 16 thế nào? Chiều 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 tại một số khu vực vì dịch Covid-19. Vậy Chỉ thị 15 khác Chỉ thị 16 thế nào? Nhiều người dân TP.HCM cũng đang chờ đợi quyết định của lãnh đạo TP.HCM và các phương...