Bình Phước: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
Tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 31%, đào tạo chuyên môn kết hợp đào tạo trình độ ngoại ngữ giao tiếp.
Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước (Chương trình 339) vừa có kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trong thời gian tới.
Theo đó, Chương trình 339 nhằm tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực gắn với quá trình chuyển biến về cơ cấu nguồn nhân lực, đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất.
Nhiệm vụ sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; là lực lượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; lĩnh vực văn hóa – thể thao – du lịch; lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực gắn với đào tạo và hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Lao động có chuyên môn và ngoại ngữ tốt.
Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 31%, đào tạo chuyên môn kết hợp đào tạo trình độ ngoại ngữ giao tiếp. Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng khoảng 40.000 lao động; 100% công chức, viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt chuẩn trình độ theo tiêu chuẩn; 100% các hệ thống quản lý văn bản, các dịch vụ công trực tuyến được tích hợp chữ ký số điện tử; các ứng dụng phải được liên thông với nhau từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện.
Đến năm 2030, hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử từ cấp tỉnh đến cơ sở theo mô hình của Gartner: Thông tin, giao tiếp, tương tác, giao dịch và chuyển hóa.
Bà Huỳnh Thị Hằng – Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, trong thời gian tới, Các đơn vị liên quan cần phối hợp với cơ quan thường trực là Sở LĐ-TB&XH tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch, đề án của chương trình trong tháng 12/2021. Năm 2022 sẽ triển khai thực hiện chương trình theo kế hoạch.
Huyện Vĩnh Lộc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực
Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những đột phá quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.
Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech Vĩnh Lộc chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về Chương trình Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2016-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đến cán bộ chủ chốt trong toàn huyện; chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng đội ngũ và đổi mới công tác cán bộ, giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị đã bám sát triển khai thực hiện như: UBND huyện đã ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, pháp luật và kỹ năng thực thi công vụ hàng năm cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã; Ban Tổ chức Huyện ủy xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức trên địa bàn huyện; Trung tâm Chính trị huyện xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên...
Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là giải pháp hàng đầu được huyện Vĩnh Lộc quan tâm thực hiện. Đến nay, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; xây dựng thư viện, các phòng học bộ môn đạt chuẩn. Năng lực quản lý, sư phạm, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đảm bảo về số lượng, cơ cấu theo quy định; trình độ đào tạo trên chuẩn nâng lên, trong đó: Mầm non 99%, tiểu học 90%, THCS 97%, THPT 33%. Tính đến năm 2020, toàn huyện có 41/47 (đạt tỷ lệ 87,23%) trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; xây dựng thư viện, các phòng học bộ môn đạt chuẩn.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn được Vĩnh Lộc xác định thực hiện từ các nhiệm vụ chính là: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nền kinh tế của huyện và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC được huyện Vĩnh Lộc quan tâm chú trọng và thực hiện đa dạng hóa với nhiều loại hình đào tạo. Bên cạnh việc khuyến khích CBCCVC tự học nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng được vị trí việc làm, hằng năm huyện thường xuyên phối hợp mở các lớp bồi dưỡng trình độ lý luận, trang bị kiến thức về công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, lý luận chính trị cho đội ngũ CBCCVC; cử cán bộ đi đào tạo thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị... Đến nay, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định trong việc xây dựng nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trước khi bổ nhiệm ngạch, hoặc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý...
Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Lộc quan tâm đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nền kinh tế của huyện và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. Giai đoạn 2016-2020, huyện Vĩnh Lộc đào tạo, cung ứng nhân lực có trình độ từ dạy nghề dưới 3 tháng đến trình độ cao đẳng nghề cho 1.118 người với các ngành nghề: Trồng rau an toàn, chăn nuôi và phòng dịch cho gà, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xây dựng, cơ khí, may trang phục, chổi đót, sửa chữa máy công nghiệp... Huyện tổ chức đào tạo 3 khóa khởi sự doanh nghiệp cho 300 học viên; bồi dưỡng 3 khóa doanh nhân cho 240 học viên. Thông qua các khóa đào tạo nâng cao hiểu biết về kiến thức cần thiết về quản lý điều hành doanh nghiệp, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, những nhân tố cần và đủ cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả. Từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân.
Qua 5 năm thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều chuyển biến tích cực. 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ gìn được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực thực thi công vụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của địa phương, đơn vị. Bước đầu hình thành đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật cao, kể cả lao động nông thôn được nâng lên, cơ bản nắm bắt và vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Vĩnh Lộc hoạt động có hiệu quả, cùng với sự gia tăng về số lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên, tạo việc làm, thu nhập cho lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện.
Bình Phước: Thả cá thể khỉ đuôi dài quý hiếm về rừng tự nhiên Ngày 18/11, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ B58 đã thả một cá thể khỉ đuôi dài quý hiếm về với môi trường tự nhiên. Cá thể khỉ đuôi dài được Hạt Kiểm lâm Đồng Phú thả về rừng tự...