Bình Phước: Bệnh lạ khiến người lột da như rắn
Ông Văn Viết Điền (42 tuổi), ở ấp 6, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), đang khỏe bỗng mắc một căn bệnh làm mặt đen sạm, da toàn thân bị lột.
Ông Điền trước kia (thứ hai từ phải sang)
…và sau khi mắc bệnh
Từ một người cân nặng hơn 70kg nay ông Điền sụt cân chỉ còn 30kg. Bà Ung Thị Ngọc Hạnh (39 tuổi, vợ ông Điền) cho biết tháng 7-2011, ông Điền bị sưng chân, gia đình đưa đến một phòng mạch tư nhân gần nhà để điều trị.
Tại đây ông được tiêm một mũi thuốc giảm đau, sau đó cho về nhà uống thuốc. Thời gian sau, vết đau ở mắt cá chân ngày càng đau nhức, da trên khắp cơ thể bắt đầu bong tróc như rắn lột da, hai tai nặng khó nghe, mắt mờ. Giọng nói ông cũng ú ớ khó nghe, toàn thân khó cử động…
Gia đình đưa ông đi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) và được chẩn đoán bị dị ứng thuốc. Ông Điền lại được gia đình chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị nhưng gần hai tháng nằm viện bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
Sau thời gian dài điều trị, các bác sĩ mỗi nơi chẩn đoán mỗi khác, chỗ nói ông bị dị ứng thuốc, nơi nói ông bị nhiễm trùng máu, mủ màng phổi, hội chứng Steven Johnson… Tốn kém hơn 300 triệu đồng nhưng bệnh vẫn không giảm nên gia đình đưa ông Điền về nhà chăm sóc.
Ngày 13-9, ThS.BS Lê Thanh Hùng, trưởng phòng mạch Lê Thanh Hùng (ấp 6, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) hiện công tác tại Bệnh viện Đa khoa Bình Phước, cho biết tháng 7-2011 khi bệnh nhân Văn Viết Điền đến chữa trị bệnh, ông đã cho uống thuốc hạ sốt, thuốc bổ.
Uống 4 ngày bệnh không giảm nên bác sĩ Hùng khuyên gia đình chuyển bệnh nhân Văn Viết Điền lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Bác sĩ Hùng khẳng định trong quá trình chữa trị tại phòng mạch chỉ cho bệnh nhân Văn Viết Điền uống thuốc (các loại thuốc như trên) chứ không tiêm bất cứ loại thuốc nào khác.
Theo TTVN
Mù mắt vì thuốc đau đầu
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày TT tiếp nhận khoảng 10 ca nhập viện điều trị do dị ứng thuốc. Nhiều trường hợp bị dị ứng nặng gây sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người bệnh.
Do thời tiết nắng nóng bệnh dịch gia tăng, người bệnh tưởng đơn giản nên thường tự mua thuốc về điều trị. "Bệnh nhân dùng thuốc theo kiểu bủa vây, dùng thuốc chưa có chỉ định, thậm chí bản thân họ cũng chưa rõ đang uống những loại thuốc gì và công dụng của nó ra sao". BS Đoàn cho biết,.
Bệnh nhân bị dị ứng thuốc. (Ảnh do BS cung cấp)
Trường hợp gần đây nhất là em Nguyễn Văn K, 14 tuổi bị đau đầu. Sau 2 ngày uống 4 viên panadol 500 mg (chứa thành phần paracetamol) bỗng xuất hiện hội chứng Steven Johnson (hội chứng gây tổn thương hồng ban đa dạng ở da và niêm mạc do dị ứng hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng, có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải). Mặc dù được điều trị tại Trung tâm một thời gian dài nhưng do tổn thương quá nặng bệnh nhân đã bị mù hoàn toàn.
Bệnh nhân Nguyễn Thị M. 28 tuổi bị viêm họng. Sau 3 ngày uống amoxylin 500 mg (2 viên/ngày) xuất hiện tổn thương trên da, loét bờ mi, tăng tiết nhày, loét da và niêm mạc mắt phải nằm điều trị dài ngày tại TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai.
Bệnh nhân Hoàng Thị X. 29 tuổi bị viêm màng não. Sau khi tiêm bắp 2 lọ pennesilin xuất hiện sốt cao, li bì cộng với những đám trượt trên da, loét các hốc tự nhiên.
Lở loét toàn thân do dị ứng thuốc tây. (Ảnh do BS cung cấp)
PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết: "Những bệnh nhân bị dị ứng thuốc là phản ứng quá mức gây hại cho người bệnh khi họ tiếp xúc với thuốc. Dị ứng thuốc như các trường hợp BS. Đoàn gặp phải đều không phụ thuộc vào liều lượng thuốc. Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu. Thông thường cơ thể của chúng ta thường sản sinh ra các chất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn. Có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng lần tiếp theo lại bị dị ứng. Những loại thuốc dễ gây dị ứng gồm có penesilin và các loại thuốc kháng sinh khác".
Dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng thuốc như: xuất hiện từng mảng da sưng tấy đỏ và đau, sờ vào đau rát, nốt phồng chứa nước xảy ra gần vị trí môi và mắt... Một trong những dấu hiệu dị ứng nguy hiểm là kiểu kháng thể phản vệ, nó xảy ra sau vài giờ khi dùng thuốc, khó thở, thở khò khè, phát ban trên cơ thể, sưng mặt, chân tay run rẩy, đi không vững, suy yếu toàn thân, tim đập nhanh, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. PGS. TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết.
Trực tiếp điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương da, tổn thương mắt, gan, thận do dị ứng thuốc, BS Đoàn khuyến cáo người bệnh không tự mua thuốc điều trị bệnh, chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng theo sự mách bảo hay mượn đơn thuốc của người khác khi thấy cùng triệu chứng. Không dùng thuốc mất nhãn, chuyển màu hay có vật lạ, kết tủa trong ống thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Sau khi tiếp xúc với thuốc tân dược, thuốc Đông Y, thức ăn, thực phẩm chức năng nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nổi ban đỏ, sẩn ngứa trên da, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, nhịp tim nhanh, khó thở, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị bệnh. (PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, GĐ TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai)
Theo khám phá
Bệnh lạ khiến một người sụt 40kg, lột da Ông Văn Viết Điền (42 tuổi), ở ấp 6, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), đang khỏe bỗng mắc một căn bệnh làm mặt đen sạm, da toàn thân bị lột. Từ một người cân nặng hơn 70kg nay sụt cân chỉ còn 30kg. Bà Ung Thị Ngọc Hạnh (39 tuổi, vợ ông Điền) cho biết tháng 7-2011, ông Điền...