Bình Phú chuyển mình, thay diện mạo
Xã Bình Phú ( Thăng Bình, Quảng Nam) về đích nông thôn mới (NTM) năm 2017, đến nay Bình Phú không những giữ vững 19/19 tiêu chí mà điều đáng ghi nhận là chất lượng các tiêu chí ngày càng được nâng cao.
Ông Đoàn Ngọc Hùng – quyền Chủ tịch UBND xã Bình Phú cho biết, ngoài việc nâng chất các tiêu chí theo lộ trình, địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền. Nhờ đó, sau 3 năm được công nhận đạt chuẩn NTM, xã Bình Phú đã thực sự chuyển mình, từ diện mạo cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ…) đến các tiêu chí phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần của người dân.
Cơ sở hạ tầng nông thôn xã Bình Phú được xây dựng ngày càng khang trang và đồng bộ. Ảnh: H.H
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập thì Bình Phú đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp chất lượng các tiêu chí, đối với các tiêu chí mới đạt ngưỡng. Hiện 100% các tuyến đường trục xã đã có hệ thống điện chiếu sáng. Theo ông Hùng, nhiệm vụ trong giai đoạn này của địa phương là xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Theo đó, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã họp thống nhất và đăng ký xã Bình Phú vào năm 2020. Để thực hiện điều này, Bình Phú đã tổ chức rà soát theo bộ tiêu chí xã NTM nâng cao và xã NTM kiểu mẫu được ban hành tại Quyết định số 3816/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam. Qua rà soát, xã Bình Phú đạt 4/12 tiêu chí xã NTM nâng cao và đạt 2/4 tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
Video đang HOT
Ông Hùng cho biết thêm, để tiến tới xã NTM nâng cao, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững. Đặc biệt là đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người xã Bình Phú đạt mức 40,5 triệu/người/năm (tính đến 8/2019). Những năm qua, Bình Phú đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế mới bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng tiêu, chăn nuôi bò, trồng môn hương, trồng rừng…
Bình Phú cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu tại thôn Phước Hà để đến tháng 8/2020 đủ điều kiện lập hồ sơ để nghị kiểm tra, công nhận. Ngoài ra, các tiêu chí khác của bộ tiêu chí xã NTM nâng cao như: Y tế, văn hóa, thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn… địa phương cũng đang quyết tâm đầu tư xây dựng, nhằm đưa xã về đích xã NTM nâng cao vào năm 2020.
Theo Danviet
Quảng Nam không thể "cầm cự" với rác thải
Gần 1 tháng qua, nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam luôn trong tình trạng "khủng hoảng" rác thải. Nguyên nhân bởi các bãi tập kết rác trên địa bàn tỉnh đều đang quá tải, người dân ngăn chặn không cho xe chở rác ra vào.
Trước tình trạng rác thải bị dồn ứ, Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Nam đã có văn bản gửi cho các huyện: Phú Ninh, Tiên Phước, Thăng Bình, Duy Xuyên, Hiệp Đức... đề nghị tuyên truyền người dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động phân loại rác và tìm nơi lưu giữ tạm thời trước khi hoạt động thu gom rác trở lại bình thường. Tuy nhiên đến thời điểm này, nhiều huyện thị đã không thể "cầm cự" được hơn nữa, rác thải xuất hiện khắp nơi kể cả khu vực công cộng.
Những đống rác "bất đắc dĩ" tồn tại suốt một tháng qua ở nhiều địa phương.
Ý thức chưa cao
Chỉ đến khi khu tập kết rác thải trở nên quá tải, khắp nơi ngập tràn các bãi rác "bất đắc dĩ" thì người ta mới hiểu được tầm quan trọng của việc thu gom rác đúng quy định. Là địa phương đa phần địa bàn là nông thôn, miền núi vấn đề nhận thức về ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải vẫn bị người dân coi nhẹ. Một bộ phận người dân vẫn "trốn" việc đóng phí thu rác để tự mình xử lý rác thải hoặc tùy ý vứt ra môi trường bên ngoài. Từ nguyên nhân chủ quan này kết hợp với sự quá tải rác thải thời gian qua tại Quảng Nam đã khiến cuộc sống người dân đảo lộn, môi trường ô nhiễm nặng nề.
Ông Ngô Bốn- Phó trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường H. Duy Xuyên cho hay, trên địa bàn huyện Duy Xuyên hiện có hơn 60 tổ thu gom rác thải, mỗi tuần thu gom 1 lần trên các địa bàn xã, số lượng rác thải được tập kết đến các điểm riêng rồi mới có xe chuyên chở về bãi rác lớn xử lý. Để đảm bảo rác thải được tập kết đúng nơi quy định, huyện đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị Quảng Nam để xử lý lượng rác thải nhưng không đồng bộ vì ý thức người dân vùng nông thôn chưa cao.
Còn theo chị Lý (công nhân Công ty môi trường đô thị Quảng Nam), ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa được cao nên việc giữ gìn vệ sinh môi trường chưa được làm tốt, việc đóng phí thu gom và xử lý rác cũng chưa được tốt, một số hộ đóng còn số hộ khác vứt rác "ké", từ đó việc phân loại rác thải cũng không được người dân quan tâm. Chúng tôi đi thu tiền rác để giữ gìn môi trường mà nhiều người còn kì kèo không muốn nộp".
Tương tự, việc thu gom, xử lý rác tại TX Điện Bàn những ngày qua cũng là vấn đề nan giải. Dọc theo QL1A những ngày qua đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp hàng đống rác thải sinh hoạt bị người dân bỏ dọc hai bên đường. Theo lãnh đạo TX Điện Bàn cho biết một số vùng ven của thị xã lâu nay người dân vẫn giữ thói quen vứt toàn bộ rác thải sinh hoạt ra nơi công cộng, các khu chợ. Nhiều khu vực nông thôn, người dân đóng phí thu gom, xử lý rác thải chỉ đạt dưới 70% khiến đơn vị thu gom rác gặp khó khăn về tài chính khi hoạt động. Từ đó việc thu gom rác đảm bảo đúng nơi qui định rất khó khăn.
Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thi công nhà máy đốt rác tại xã Đại Nghĩa (H. Đại Lộc)
Không thể "gồng" quá 15 ngày
Thông tin từ Công ty CP môi trường đô thị Quảng Nam cho biết, hiện nay tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại Quảng Nam vẫn đang rất nóng và gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Trong khi mỗi ngày có hơn 1.000m3 rác thải xả ra ở 10 huyện đồng bằng nhưng không thu gom kịp thời thì chỉ 15 ngày sau, số rác tồn ứ tại các địa phương này sẽ biến thành các bãi rác đáng lo ngại. Để khắc phục lượng rác thải tồn đọng tại các địa phương dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh, hiện nay chính quyền cấp xã, phường tại TP Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, Hiệp Đức, Duy Xuyên, Phú Ninh đã liên tục vận động người dân tăng cường phân loại rác thải tại nguồn để giảm phát sinh rác thải; khu vực tập trung lượng rác thải lớn đã sử dụng bạt che chắn; địa phương yêu cầu nhân dân không vứt ra kênh mương, sông suối, ao hồ và các khu vực công cộng. Trong khi đó, Sở TN&MT đang huy động lực lượng cán bộ, nhân viên hỗ trợ các địa phương về kỹ thuật chuyên môn khử mùi, diệt côn trùng tại các điểm xử lý tạm thời.
Đối với vấn đề người dân ngăn cản không cho xe chở rác ra vào các khu tập kết, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu vừa ký văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện Núi Thành, Đại Lộc chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thi công công trình Khu xử lý rác Tam Xuân 2 (Núi Thành) và Nhà máy đốt rác Đại Nghĩa (Đại Lộc). Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương phối hợp xây dựng phương án bảo vệ thi công và hỗ trợ các lực lượng theo phương án được duyệt; Sở TN&MT cung cấp thông tin, tuyên truyền, giải thích và ký các cam kết cần thiết với nhân dân; Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, nhân lực để thi công công trình.
Theo kế hoạch, Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam sẽ sử dụng 1 xe cẩu, 2 ô-tô vận tải và 28 nhân công chở 25.000m2 bạt HDPE lên khu xử lý rác thải, sau đó gia công bạt HDPE ngay tại chỗ để che phủ lên toàn bộ phần rác thải tại hộc số 1. Sau đó tiếp tục khắc phục mùi hôi thối tại khu vực xử lý rác Tam Xuân 2 như lấp đất phủ lên bề mặt rác thải, rải vôi khử trùng, phun chế phẩm khử mùi; lắp đặt ống nhựa thu khí mê tan và xử lý để giảm thiểu mùi hôi phát tán. Ngay sau khi khắc phục sự cố môi trường, Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam sẽ mời các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương liên quan kiểm tra, thống nhất cho phép, sẽ đưa Khu xử lý rác thải Tam Xuân 2 vận hành trở lại đảm bảo xử lý rác cho các khu vực lân cận.
ĐỒNG DAO
Theo CADN
Không đâu như xứ này: Trồng lan, rau mà bỏ túi 400-700 triệu/năm Trong 5 huyện ngoại thành TP.HCM, Củ Chi là huyện đầu tiên đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) cấp xã và là huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM. Huyện Củ Chi bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2009 tại xã điểm của Trung ương là xã Tân Thông Hội, sau đó triển khai đại trà trên 19 xã...