Bình Nhưỡng: “Mỹ không nên đùa với sự kiên nhẫn của Triều Tiên”
Đây là cảnh báo được Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui đưa ra ngày 1-9, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhận xét rằng “những hành động bất hảo của Triều Tiên là không thể bỏ qua”.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên dẫn lời của Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui đánh giá, nhận xét của Ngoại trưởng Pompeo là vô lý và mang tính khiêu khích. Bà Choe Son-hui khẳng định, những nhận xét của ông Pompeo đã đi quá xa và khiến việc nối lại đàm phán cấp chuyên viên giữa hai nước gặp khó khăn.
Theo Thứ trưởng Choe Son-hui, Mỹ không nên tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Triều Tiên với những bình luận như vậy nếu không muốn phải hối tiếc sau này.
Bà Choe Son-hui nói những nhận xét tiêu cực của ông Pompeo sẽ khiến việc đàm phán trở nên khó khăn. Ảnh: washingtonexaminer.
Tuy nhiên, hôm 31-8, một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, Bình Nhưỡng và Washington sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi đàm phán và đã sẵn sàng đối thoại ngay khi nhận được hồi đáp từ phía Bình Nhưỡng.
Trước đó, trong một tuyên bố được Bộ Ngoại giao Triều Tiên đưa ra, nước này đã thể hiện mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán, đồng thời nhấn mạnh đối thoại kèm với đe dọa quân sự là điều Triều Tiên không ủng hộ.
Hồi tháng 6 vừa qua, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã gặp nhau tại biên giới giữa hai miền Triều Tiên và nhất trí nối lại đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề phi hạt nhân hoá, sau khi việc này rơi vào bế tắc từ hồi tháng 2.
Video đang HOT
Hai bên dự kiến tái khởi động các cuộc đối thoại cấp chuyên viên vào tháng 8. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại đã không diễn ra sau khi Triều Tiên phản đối cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn.
Giáo sư Kim Dong-yub thuộc Trung tâm nghiên cứu Viễn Đông trường đại học Kyungnam, Seoul cho rằng, các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên có thể bắt đầu vào đầu tháng 9, bởi Mỹ sắp bước vào mùa bầu cử và Tổng thống Trump cần tập trung vào chiến dịch của mình. “Ông Trump cũng muốn sớm đạt được kết quả ngoại giao về vấn đề Triều Tiên, để tạo sức bật trong chiến dịch tranh cử “, giáo sư Kim nhận định.
Linh Đan
Theo cand.com.vn
Hậu hội nghị thượng đỉnh: "Duyên" không thành với Mỹ, Triều Tiên chuyển hướng sang Nga?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như thấu hiểu những tranh cãi chính trị đang diễn ra giữa Nga với phương Tây là cơ hội cho Bình Nhưỡng.
Hội nghị thượng đỉnh không như kỳ vọng với Mỹ có thể sẽ khiến Triều Tiên tìm cách tiếp cận khác.
Tiến trình ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên khởi động từ năm ngoái đã trở nên rất mong manh sau khi các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Hà Nội đã không đi đến một thỏa thuận tích cực.
Một bước đi sai lầm nữa của hai bên có thể khiến toàn bộ nền móng đã xây dựng trước đó sụp đổ, mang theo cả giấc mơ liên Triều của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tan vỡ.
Viễn cảnh xấu đã lờ mờ hiện ra gần đây xoay quanh lệnh trừng phạt mới mà Mỹ tuyên bố áp đặt lên Triều Tiên. Ngay sau đó, Tổng thống Trump đã phải yêu cầu bộ Tài chính của mình rút lại hành động trên.
Trong khi đó, các nhà quan sát Triều Tiên cho rằng, ngay trước khi Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, Bình Nhưỡng dường như đã khởi động lại hai cơ sở hạt nhân quan trọng mà họ đã tháo dỡ vào năm ngoái sau Hội nghị thượng đỉnh Singapore.
Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội đã không đạt được những tín hiệu đáng mong đợi. Điều này có thể xuất phát từ những quan điểm khác nhau bên trong nội bộ chính trị Triều Tiên, chuyên gia Ankit Panda viết trên The Diplomat.
Theo đó, rất có thể ông Kim đã cảm thấy khó xử trước những ý kiến không ủng hộ việc tiếp cận với Mỹ trong vấn đề hạt nhân vào thời điểm hiện tại. Một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên đã từng bóng gió về điều này trong một cuộc họp ngắn hiếm hoi về vấn đề ở Bình Nhưỡng với các nhà ngoại giao nước ngoài.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui từng cho biết, ông Kim đã bỏ qua hàng ngàn đơn thỉnh cầu từ quân đội, nhân dân và công nhân để tới Hà Nội gặp Tổng thống Trump, nhằm tìm kiếm một thỏa thuận tốt nhất với Mỹ.
Với việc Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội không mang lại kết quả như mong đợi. Ông Kim có thể trở lại cách tiếp cận mà ông từng muốn hướng tới trong bài phát biểu đầu năm. Một số nhà quan sát cho rằng, Bình Nhưỡng có thể trở lại với quan điểm cũ, tiếp tục các vụ thử tên lửa và sẵn sàng tung "hỏa lực và sự cuồng nộ" với Mỹ trong trường hợp vẫn bị đe dọa.
Những người khác lại tin rằng, Triều Tiên muốn hướng tới chính sách địa chính trị mới bằng cách dứt khoát hơn với Trung Quốc, đối tác kinh tế quan trọng nhất của nước này.
Theo Ankit Panda, mối quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc mặc dù được coi là sâu sắc hơn tất cả các mối quan hệ khác, nhưng nó lại không được coi là mối quan hệ bền vững. Mặc dù ông Kim và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng gặp nhau nhiều lần, cả hai vẫn chưa gặp nhau kể từ sau hội nghị ở Hà Nội. Trong khi, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã gặp mặt nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay sau hội nghị thượng đỉnh Singapore năm ngoái.
Nga đang là cái tên mà Triều Tiên đang muốn hướng tới.
Điều đáng chú ý kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội là những đề cập thường xuyên về các sự kiện và đàm phán công khai với Nga trên truyền thông Triều Tiên. Ông Kim Jong-un vẫn chưa có hội nghị thượng đỉnh nào với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin mặc dù các thảo luận về sự kiện này đã diễn ra giữa hai bên từ năm ngoái.
"Nga là một quốc gia láng giềng của Triều Tiên và mối quan hệ Nga-Triều Tiên là mối quan hệ thân thiện với lịch sử lâu dài. Hai nước có một mục đích chung là chống lại sự can thiệp, áp lực của nước ngoài và bảo vệ chủ quyền của mình", hãng thông tấn nhà nước KCNA gần đây ca ngợi.
Chuyên gia Ankit Panda tin rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như thấu hiểu những tranh cãi chính trị đang diễn ra giữa Nga với phương Tây là cơ hội cho Bình Nhưỡng. Vào tháng 3, truyền thông nhà nước đưa tin về ba sự kiện lớn với Nga, bao gồm tiệc chiêu đãi do đại sứ ở Bình Nhưỡng tổ chức và chuyến thăm của một nhóm nghị sĩ Nga.
Ngay cả mùa Thu năm ngoái, trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của Triều Tiên, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko cũng là gương mặt xuất hiện trên trang nhất của tờ Rodong Sinmun, trong khi Li Zhanshu, đại diện của Trung Quốc chỉ nằm ở trang thứ tư.
Trong bối cảnh này, và đặc biệt là sau cái kết không trọn vẹn ở Hà Nội, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sự chú ý của Triều Tiên chuyển sang các cơ hội từ phía Nga đưa ra.
Sự liên kết của Triều Tiên với Moscow không cần phải hoàn hảo, nhưng rõ ràng hơn bao giờ hết, ông Kim Jong-un đang thiết lập để làm sâu sắc đáng kể mối quan hệ Nga-Triều Tiên - một cái giá mà Mỹ phải tự trả cho chính mình, chuyên gia Ankit Panda nhấn mạnh.
Theo Nguoiduatin
Phản ứng của Mỹ trước thông tin Triều Tiên cân nhắc ngừng đối thoại phi hạt nhân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hy vọng có thể tiếp tục thực hiện các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên. Lời khẳng định này đã được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra ngày 15/3 sau khi xuất hiện hàng loạt thông tin cho rằng một quan chức hàng đầu của Bình Nhưỡng vừa thông báo nước này có...