Bình Nhưỡng để ngỏ khả năng gia nhập Ngân hàng AIIB
Giám đốc một cơ quan nghiên cứu cấp cao của Triều Tiên ngày 2/7 đề cập tới khả năng quốc gia Đông Bắc Á này tham gia vào Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).
Chủ tịch Trung Quốc chụp hình lưu niệm với các đại biểu dự lễ ký kết thành lập ngân hàng AIIB tại Bắc Kinh ngày 29/06/2015. (Ảnh: AFP)
Ông Kim Chol, Giám đốc Viện Kinh tế thuộc Học viên Khoa học xã hội của Triều Tiên, cho biết cá nhân ông nghĩ rằng “việc có nhiều quốc gia trên thế giới tham gia vào ngân hàng AIIB cho thấy hệ thống tài chính quốc tế do Mỹ đứng đầu đã trở nên mong manh hơn”.
Trong khi bày tỏ hy vọng sự xuất hiện của AIIB có thể dẫn tới quá trình dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên, ông Kim Chol cho biết: “Tôi hy vọng ngân hàng AIIB sẽ tiếp tục đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế của châu Á”.
Video đang HOT
Bình Nhưỡng hiện chưa tuyên bố có tham gia dự án phát triển ngân hàng AIIB hay không, trước đó cũng chưa từng bao giờ công bố quan điểm về dự án này.
Ngân hàng AIIB hiện có sự tham gia của 57 quốc gia thành viên, chủ yếu là tới từ châu Á, cùng một số cường quốc như Đức và Anh cũng tham gia.
Tuần trước, phái đoàn từ 57 nước đã tham gia lễ ký kết thỏa thuận thành lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
AIIB được Trung Quốc xúc tiến thành lập từ năm 2013 nhằm hỗ trợ tài chính cho các quốc gia phát triển đường bộ, đường sắt, cảng và công trình hạ tầng khác ở châu Á.
Ngân hàng dự kiến đặt trụ sở tại Bắc Kinh này sẽ hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và một loạt ngân hàng khác nhằm bù đắp sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng ước tính vào khoảng 8.000 tỷ USD ở châu Á trong 10 năm tới.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Kyodo
Động đất tại Nepal: ADB viện trợ 203 triệu USD
Ngày 29/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết sẽ cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD cho Nepal nhằm hỗ trợ những nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ngày 25/4 vừa qua.
Ảnh minh họa.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á Takehiko Nakao cho biết, Ngân hàng ADB sẽ cung cấp ngay các hỗ trợ về tài chính từ Quỹ Cứu trợ thảm họa thiên nhiên Châu Á Thái Bình Dương nhằm đáp ứng ngay các nhu cầu nhân đạo (ví dụ như lều bạt, các hỗ trợ về y tế, thức ăn và nước uống) tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của trận động đất.
Tiếp sau đó, Ngân hàng ADB sẽ cung cấp bổ sung một khoản hỗ trợ trị giá 200 triệu USD cho một loạt các dự án trong các chương trình tái thiết đất nước.
Ngân hàng ADB cũng đã thành lập một Nhóm Hỗ trợ thảm họa động đất Nepal, và sẽ cùng tham gia với các cơ quan của Liên hợp quốc cũng như các đối tác phát triển khác trong việc đánh giá những thiệt hại và những nhu cầu đầu tư trong dài hạn đối với công tác tái thiết. Dựa trên đánh giá này, ngoài khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 200 triệu USD, ADB sẽ xem xét việc phân bổ lại những nguồn hỗ trợ tài chính hiện có.
Ngân hàng ADB sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Nepal nhằm tìm ra các giải pháp phân bổ nguồn vốn từ các dự án đang triển khai trên, bao gồm cả việc thay đổi lại mục đích của các khoản vay này của ADB nhằm đáp ứng được ngay những nhu cầu khẩn cấp tại các khu vực bị thiệt hại nặng nề do trận động đất gây ra.Trong năm 2014, Ngân hàng ADB đã và đang triển khai các dự án hỗ trợ khác tại Nepal trị giá 2 tỷ USD và cung cấp khoảng 350 triệu USD hỗ trợ tài chính.
Nguyễn Quang
Theo NTD/Biz Live
Doanh nghiệp nội phải trả lãi hàng năm từ 12-16 tỷ USD/năm Theo tính toán của chuyên gia Bùi Trinh và Nguyễn Huy Minh, tổng nợ phải trả của khối doanh nghiệp nội đến năm 2012 khoảng 415 tỷ USD tương đương 269%GDP và nếu lãi suất bình quân khoảng từ 3-4% thì khối doanh nghiệp nội phải trả lãi hàng năm từ 12-16 tỷ USD. Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu và...