Bình minh tuyệt đẹp nơi có ngọn hải đăng hơn 130 năm tuổ.i
Hải đăng Đại Lãnh ở Phú Yên là một trong những nơi trên đất liền đón bình minh đầu tiên.
Hải đăng Mũi Điện do người Pháp xây dựng từ năm 1890 trên đỉnh núi cao 83,5 m so với mực nước biển, nằm trên mũi Đại Lãnh, mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn, thuộc xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Hải đăng này này được xây dựng để chỉ hướng cho tàu thuyền ngoài khơi ra vào vịnh Vũng Rô. Từ đó đến nay, mũi Đại Lãnh còn được gọi là mũi Điện, được hiểu là mũi đất có ngọn đèn điện.
Hải đăng Mũi Điện là một trong tám ngọn hải đăng trên 100 năm tuổ.i ở Việt Nam và là ngọn hải đăng nằm gần hải phận quốc tế nhất của nước ta.
Tháp hải đăng có khối hình tròn đường kính đáy rộng 4,5 m, cao 26,5 m so với cốt nền và hơn 100 m so với mực nước biển, hình dáng tháp thon dần theo chiều cao.
Trên đỉnh tháp sử dụng pin năng lượng mặt trời, có ánh sáng phát xa 27 hải lý, tương đương khoảng 50 km.
Video đang HOT
Một thời gian dài hải đăng Mũi Điện ngưng hoạt động do chiến tranh làm hư hỏng. Đến năm 1995, hải đăng này được tu bổ và hoạt động trở lại hai năm sau đó.
Công trình này hiện do Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ quản lý, điều hành.
Nằm cách TP Tuy Hòa khoảng 35 km về phía nam, hải đăng Mũi Điện từ lâu là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến Phú Yên.
Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn du khách tham quan mỗi năm.
Công trình này đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia hồi năm 2008.
Đến đây, du khách có thể ngắm trọn bình minh tuyệt đẹp từ hải đăng Mũi Điện. Đây là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.
Nhiều năm nay, mũi Điện là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa của tỉnh Phú Yên như lễ chào cờ đầu năm mới, đón những vị khách đầu tiên đến với xứ sở hoa vàng cỏ xanh…
Vị trí Hải đăng Mũi Điện, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Google Maps.
Vừa thức dậy đã say nắng đầu ngày Bãi Môn
Choàng tỉnh sau đêm say giấc trong lều du lịch ở Bãi Môn (Phú Yên), nhận ra mình đang đón tia nắng đầu tiên trên đất liền nước Việt, là cảm giác rất lạ.
Mũi Điện của Phú Yên được cho là điểm cực đông của Việt Nam. Và Bãi Môn nằm kề ngay dưới chân Mũi Điện, là bãi biển hứng ánh nắng mai đầu tiên trên đất liền nước ta.
Có hai cách để trở thành người đón bình minh sớm nhất bên bờ Biển Đông. Một là, xuất phát thật sớm đến Bãi Môn trước khi mặt trời lên. Hai là, cắm trại qua đêm ngay trên bãi cát. Trong ảnh, nhóm du khách đến Bãi Môn từ hôm trước, dựng lều ăn uống, vui chơi, hôm sau thức dậy với con nắng đầu ngày
Nhiều người địa phương cũng chọn cách ở lại qua đêm trên bãi cát, sáng sớm thức dậy chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên biển. "Nhà tôi ở cách Bãi Môn hơn 70 cây số nên đến đây từ chiều, cắm trại rồi ở lại buổi tối để sớm bữa sau dậy cho thong thả", anh Hoàng Đăng Vương, người dân ở H.Đồng Xuân, Phú Yên cho biết
Bãi Môn nằm trọn giữa hai mũi đất chồm ra Biển Đông gồm Mũi Điện và Mũi Nạy. Trên đỉnh Mũi Điện có ngọn hải đăng hơn 100 tuổ.i, tầm nhìn bao quát, toàn cảnh ban mai. Tuy nhiên, để đến đó, phải leo 400 bậc thang dài khoảng nửa cây số đường núi dốc, nên nhiều người chọn cách ở dưới bãi
Khu vực này không có nhà dân, hầu như không có dịch vụ. Đầu đường vào, có quán nhỏ bán nước giải khát, thức ăn, cho thuê một số vật dụng. Tuy vậy, khách đến ở qua đêm hay tham quan trong ngày đều tự mang theo đồ dùng, thức ăn nước uống
Bãi biển nơi đây dài, mịn màng, hoang sơ. Bờ bãi phẳng phiu, nếu có dấu chân người, gió sẽ thổi cát lấp đi. Ở phía chân núi phía nam, có những khoảnh khắc, sóng lặng biển trong đến mức nhìn rõ lớp đá trải lô nhô dưới làn nước xanh ngắt
Danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện thuộc địa phận xã Hòa Tâm, TX.Đông Hòa, Phú Yên. Có hai tuyến đường dài gần 30 km từ TP.Tuy Hòa, tỉnh lỵ của Phú Yên để đến đây, gồm quốc lộ 1 và đường ven biển Hòa Hiệp - Phước Tân - Bãi Ngà
Điểm thú vị là Bãi Môn có một con suối khá lớn từ trong rừng rậm đèo Cả chảy ra. Dòng suối không đâ.m thẳng xuống bãi cát mà nhẹ nhàng len theo chân núi rồi xuôi ra biển. Ngay chỗ ghềnh đá phía nam, là nơi chứng kiến dòng nước ngọt hòa vào nước mặn
Trước khi bị đại dương hút mất, con suối dềnh dàng ở phía tây. Có đoạn chảy qua vùng đất thấp, nước suối lắng đọng lại thành như con sông nhỏ. Hai bên bờ nước uốn lượn, cỏ cây mọc xanh um, thành điểm check-in chụp ảnh của du khách. Phía xa có cả đàn bò được người dân chăn thả, tự đi tìm cỏ
Du khách đi dạo hoặc tiêu khiển bằng cách đào cát bắt còng. Còng, cáy chạy trốn trong cát rất nhanh, phải có chút kinh nghiệm hoặc được người địa phương chỉ dẫn mới tóm được. Trên biển vắng, chỉ có tiếng sóng nhỏ rì rào, thỉnh thoảng nghe tiếng cười đùa của nhóm tr.ẻ e.m được cha mẹ cho tắm ở gần bờ
Bãi Môn thường chỉ nhiều khách vào dịp cuối tuần. Nhưng vắng người cũng là điều thú vị. Giữa hai bờ núi dốc, từ dưới bãi cát vàng, mở cửa lều bước ra hít hà làn gió sớm, nhìn tia nắng đầu tiên rơi xuống đất liền, mang đến cảm xúc lý thú. Vì chỉ ít lâu sau, nắng lên gắt, phải thu dọn lều trại đi về.
Ngắm bình minh ở mũi Đại Lãnh Mũi Đại Lãnh hay còn gọi với cái tên Mũi Điện là địa điểm du lịch đầu tiên có thể đón bình minh tại Việt Nam. Mũi Đại Lãnh tọa lạc tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Khu vực này được bao bọc bởi một màu xanh tươi mát của biển và gió thiên nhiên. Đến với Mũi Điện, bạn sẽ được...