Bình minh trên núi mắng Trời ở Bình Định
Núi có tên Mò O nhưng bởi đỉnh núi có hình phễu như há miệng lên trời nên còn có tên Mạ Thiên Sơn nghĩa là núi mắng Trời. Núi tuy thấp nhưng dáng ưa nhìn, lại một mình một cõi, chiếm thế cô phong độc tú.
Núi là bình phong của kinh đô Đồ Bàn và Thành Hoàng Đế của Thái Đức Nguyễn Nhạc (1776-1793)
Bình mình trên núi Mò O (Mạ Thiên Sơn)
Núi cũng được chép trong Đại Nam nhất thống chí: “Núi Mộ Ổ ở phía Đông huyện, đỉnh núi có hai mũi nhọn như hình cái giá bút và trong Nước non Bình Định của Quách Tấn: “Hòn Mò O tiếp nhận đến hai sơn mạch: Một từ Kỳ Đồng xuống. Một từ Chà Rang chạy xuống đến đầu thôn Phú Thành (Phù Cát), qua các gò Tân Nghị, Bỉnh Đức, Nghĩa Hòa thì nhập với mạch Kỳ Đồng vào Mò O, thành “Lưỡng Long nhập thủ” nghĩa là hai con rồng vào một chiếc đầu. Và hòn Mò O là “Đình Tức Long” tức là “Con Rồng dừng lại để thở” rồi chạy xuống bảy hòn núi đất ở Chánh Mẫn (Phù Cát) cách chừng ba cây số mới dừng lại”.
Cánh đồng lúa An Nhon dưới chân núi Mò O
Núi cũng được nhắc đến ở hai câu liễn trước cổng chùa Thập Tháp có Hòa Thượng Trí Hải (1876-1950) là người tinh thông nho học, phật học và thành thạo văn chương, thư pháp; cũng có thời gian làm báo Từ Bi Âm (1932-1938) tại Sài Gòn.
Nguyệt hạ bất xao kim tỏa đoạn/ Sơn tiền chỉ nhậm bạch vân phong. (Trước núi chỉ cho mây trắng nhóm; Dưới trăng không gõ khóa vàng rơi. Lộc Xuyên Đặng Quí Địch )Tham khảo: Theo Huyên Tích Kinh Xưa/ Tấc Lòng của Lộc Xuyên Đặng Quí Địch
Video đang HOT
Núi Mò O soi bóng xuống dòng sông chảy qua núi
Núi Mò O hay núi mắng trời (Mạ Thiên Sơn)
Cánh đồng lúa An Nhon dưới chân núi Mò O
Trước núi là ngọn tháp Chàm Phú Lốc
Núi Mò O và tháp chàm Phú Lốc
Tác giả trước núi Mò O
Theo 24h
Nam sông Hậu, cung đường du lịch xanh
Không cứ phải Cần Thơ hay Bến Tre, bạn vẫn có thể hòa mình vào cảnh sông nước miền Tây khi đến với dãy cù lao ven sông Hậu của tỉnh Sóc Trăng.
Với những đặc trưng về tín ngưỡng, phong tục, Sóc Trăng được biết đến là một trong những vùng đất sinh sống của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Từ lâu, những ngôi cổ tự độc đáo hàng trăm năm tuổi ở Sóc Trăng như chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa Dơi...là điểm đến của không ít du khách gần xa.
Tuy nhiên, không chỉ có du lịch tâm linh, lễ hội mà với địa thế ở cuối vùng hạ lưu sông Hậu, nơi có biển có sông, có những sản vật miền Tây dân dã, Sóc Trăng còn là nơi lý tưởng để hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên.
Dập dìu ghe tàu đến Mỹ Phước.
Dòng Cửu Long trước lúc hòa mình ra biển Đông, đã kịp trả lại những hạt phù sa cho đất mẹ, sóng dập gió dồn ngàn năm tích tụ tạo nên một dãy cồn bãi giữa sông, phong cảnh hữu tình, quanh năm cây ngọt trái lành, rất thích hợp cho loại hình du lịch xanh, du lịch dã ngoại. Trong đó, đáng kể nhất là cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách.
Từ điểm hẹn dân gian, nơi đây hiện là nơi tổ chức "Lễ hội sông nước miệt vườn" với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực, trò chơi dân gian đặc sắc, thu hút đông đảo du khách gần xa, đặc biệt là khách du lịch đến từ miền Bắc và miền Trung vốn xa lạ với vùng sông nước Cửu Long.
Xuống phà qua xứ cồn.
Rời Mỹ Phước là những dãy cồn bãi phía xa xa, cũng dọc theo tuyến sông trên cung đường Nam sông Hậu. Quê hương Sóc Trăng hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới với những chuyến phà sang đất cù lao, rồi từ đây qua Trà Vinh, Bến Tre. Không chỉ thuận tiện giao thương mà những chuyến phà còn mở ra một tour - tuyến lý tưởng cho du khách khi đến với Sóc Trăng.
Vượt qua Kế Sách với những vườn cây trái xanh tươi, du khách sẽ đến Long Phú với mênh mông ruộng lúa, đồng mía ngút ngàn. Theo làn gió mát rượi, đượm nồng hương vị biển, những vuông tôm thẳng tắp đưa du khách đến huyện mới Trần Đề. Những làng cá lẻ loi nơi đầu sóng ngọn gió năm nào giờ đã là một phố chợ khang trang. Du khách sẽ cảm nhận được sự phong phú của vùng đất được thiên nhiên ưu ái với cảng cá sầm uất, với lễ nghinh ông của ngư dân miền biển trong những ngày tháng 3 âm lịch.
Tiếp tục cung đường rộng mở, đi về phía biển, cách cảng cá không xa là Mỏ Ó - dãy đất cuối cùng của tỉnh Sóc Trăng, ngày đêm vươn mình ra bể để cho quê hương thêm dài rộng. Rừng ngập mặn, những bãi cát phẳng lặng nhấp nhô khi triều lên xuống là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy hải sản. Chỉ với còng gió, thòi lòi, bống sao, cũng đủ cho du khách thị thành cảm thấy lạ lẫm, thích thú khi đến nơi này.
Với hệ thống cầu dẫn ra biển, khu nhà mát đang được khẩn trương xây dựng, dọp Tết nguyên đán này du khách có thể thoái mái mà vượt rừng ra ngắm trời rộng sông dài.
Trưng bày trái cây trong tết đoan ngọ ở cồn Mỹ Phước.
Tạo hóa thật khéo sắp đặt khi bên này Trần Đề là Mỏ Ó mênh mang với những cánh rừng phòng hộ, thì gần như đối diện phía bên kia là Hồ Bể lai láng của thị xã Vĩnh Châu. Dù cách biển ngăn sông nhưng giờ đây Mỏ Ó - Hồ Bể đã được nối nhịp bằng cầu Mỹ Thanh 2 khiến khoảng cách như ngắn lại.
Hồ Bể hiện vẫn là một bãi cát hoang sơ nhưng những ngày cuối tuần hay lễ tết vẫn có khá nhiều người đến để vui đùa trên cát cùng sóng biển rì rào. Thật lý tưởng cho một tour du lịch dã ngoại với những ai yêu mến thiên nhiên, muốn tìm về một thoáng tuổi thơ nơi bến nước con đò... nhất là những ngày này, gió xuân đang về, đất trời như nở hoa, Nam sông Hậu càng miên man hữu tình.
Theo Vnexpress
Kawasaki ER-6N độ ở Thái Lan Chiếc nakedbike hạng trung đời 2013 của hãng độ K-Speed vẫn giữ nguyên phong cách nhưng những thay đổi giúp gây ấn tượng về sự cá tính. Gói độ có tổng chi phí 2.200 USD. Kawasaki ER-6N 2013 bản tiêu chuẩn. Phiên bản độ với những chi tiết tạo sự khác biệt ở bình xăng, yên xe, ống xả hay thanh gắn chỗ...