Bình minh lên trên thung lũng A Roàng
A Roàng là xã biên giới của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết người dân là người dân tộc Tà Ôi (chiếm 91%) cùng người Cơ Tu, người Kinh sinh sống.
Nhiều năm trở về trước, A Roàng được biết đến là địa phương có nhiều thanh niên trai tráng bỏ học để đi làm thuê tại các bãi vàng, hoặc tại các rẫy cà phê, công trình thủy điện. Nhưng bây giờ, điều đó đã không còn xảy ra.
Những con đường liên thôn đi giữa vùng rừng cao su được xây dựng để nối liền các thôn, làng phục vụ phát triển kinh tế. Ảnh: Tiêu Dao
Đổi thay ở xã nghèo vùng biên
Thung lũng A Roàng bây giờ như một điểm nhấn trên đường Trường Sơn huyền thoại, nơi nghỉ chân trên cung đường tuyệt đẹp đầy mây mù phía Tây, nối giữa Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. A Roàng bây giờ xe ô tô có thể chạy vào tận xã, vào nhiều thôn làng. Đêm đến, đèn điện sáng trưng khắp các thôn buôn, dân cư đông đúc, các cơ quan, ban, ngành, trường học, bệnh xá, khách sạn đã mọc lên. Những con đường phẳng phiu dưới bóng núi ngút xanh là niềm vui của cư dân, góp phần xóa lấp dần nỗi kham khổ của cuộc sống giữa rừng núi biên khu.
Xã A Roàng có diện tích 57,44km, dân số năm 2019 là 2.860 người và mật độ dân số đạt 50 người/km. Trong những năm trở lại đây, Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều mô hình, dự án để hỗ trợ, giúp đỡ xã A Roàng. Điển hình như năm 2018, Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động nguồn lực giúp đỡ xã A Roàng xây dựng mô hình làm chân hương; hỗ trợ đào tạo nghề chăm sóc và cạo mủ cây cao su; hỗ trợ dụng cụ sản xuất nông nghiệp và trao học bổng cho học sinh nghèo với số tiền hơn 37 triệu đồng.
Video đang HOT
Năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua khảo sát nhu cầu cần giúp đỡ đã tiến hành làm việc với Ban Dân tộc – Tôn giáo – An ninh – Quốc phòng xây dựng dự án chăn nuôi bò cái sinh sản cấp tỉnh đối với xã A Roàng. Dự án có tổng kinh phí là 379.150.000 đồng. Dự án chăn nuôi bò cái sinh sản cấp tỉnh đã cung cấp cho 26 hộ nghèo, cận nghèo vào tháng 9/2019. Ngoài ra, mỗi hộ được nhận thêm 3.300.000 đồng hỗ trợ làm chuồng bò và trồng cỏ nuôi bò từ UBND huyện A Lưới. Trong năm 2019, tổng kinh phí đã hỗ trợ cho xã A Roàng là 497.300.000 đồng. Sau đó, 26 hộ được nhận bò từ dự án chăn nuôi bò cái sinh sản cấp tỉnh và hàng chục hộ dân khác tại xã A Roàng đã thoát nghèo. Năm 2019, có 28 hộ đã thực hiện được mục tiêu này. Năm 2020, xã A Roàng có thêm 28 hộ đăng ký thoát nghèo.
Về với A Roàng bây giờ, nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế như vợ chồng anh A Viết Máy và chị A Viết Thị Mai (thôn A Roàng 2, xã A Roàng) đang sở hữu gia sản gồm nhiều trâu bò, chưa kể đàn lợn trên dưới 10 con và ao cá gần a1.000m2. Nhà anh chị sắm cả máy cày để phục vụ cho 8 sào ruộng gieo trồng mỗi năm 2 vụ. Trong sự đổi thay ấy có phần đóng góp không nhỏ của Đồn Biên phòng Hương Nguyên, BĐBP Thừa Thiên Huế. Nhiều năm qua, Đồn Biên phòng Hương Nguyên đã đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn vốn, giúp đỡ nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vươn lên thoát nghèo. Không những thế, nhiều gia đình neo đơn, khuyết tật cũng được đơn vị đỡ đầu để bước qua những ngày khốn khó.
Hướng tới du lịch bền vững
A Roàng hiện đang là một điểm đến hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng đặc sắc, lôi cuốn. Như một thung lũng nhỏ xinh giữa đại ngàn, A Roàng có tiết trời mát mẻ, thoáng đãng, với một màu xanh ngắt, xung quang núi rừng trùng điệp. Những khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn với diện tích 3.000ha cùng hệ động vật, thực vật quý hiếm, có khu rừng nguyên sinh kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu đẹp ngỡ ngàng và thăm hai hầm đường bộ trên đường Hồ Chí Minh. Xã có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch như rừng nguyên sinh, thác, suối nước nóng và đặc biệt là nền văn hóa truyền thống phong phú, đậm đà bản sắc của dân tộc thiểu số Tà Ôi.
Nghề dệt zèng thổ cẩm đã được người dân địa phương tận dụng để làm du lịch. Ảnh: Tiêu Dao
Xác định du lịch cộng đồng là thế mạnh của địa phương, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã A Roàng đã tập trung đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch tại địa phương. Công tác này được quan tâm chú trọng, đặc biệt là từ khi được Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông hỗ trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại làng A Ka, A Chi (năm 2012), việc giới thiệu, quảng bá về nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc tại địa phương có điều kiện để phát huy hơn.
Ông Hồ Văn Nở, Phó Chủ tịch HĐND xã A Roàng cho biết: “Trong những năm gần đây, nhiều làng, thôn của xã đã chủ động xây dựng các quy ước văn hóa, trong đó, tập trung thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Người Tà Ôi có nhiều tục ngữ, ca dao, câu đố, có nhiều truyện cổ tích, nhiều câu chuyện được kể bằng nhiều hình thức phong phú như lễ hội Aza; các làn điệu dân ca ka lợi, pa booch; ru nươi; cha chấp đối đáp trữ tình. Chiêng, trống, sáo, khèn và các nhạc cụ khác được phát huy hiệu quả trong các lễ hội và phục vụ khách du lịch. Trang phục truyền thống, ngôn ngữ, kiến trúc nhà rông, nhà sàn truyền thống của dân tộc Tà Ôi là nét văn hóa đặc trưng đang được quan tâm lưu giữ, phục hồi”.
Hiện nay, xã có 8 nhà rông, 4 nhà sàn được bảo tồn, gìn giữ và phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Nghề dệt zèng thổ cẩm, đan lát có từ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những sản phẩm trước đây được dệt ra chỉ để phục vụ nhu cầu mặc của người dân thì hiện nay còn phục vụ khách du lịch. Các mặt hàng thổ cẩm được các nghệ nhân sáng tạo và dệt nên với đủ hoa văn, mẫu mã, kiểu dáng như: Khăn, túi, khố tấm… đi kèm hạt cườm đã trở thành sản phẩm ưa chuộng của du khách khi đến A Roàng. Văn hóa ẩm thực đã và đang được người dân bảo tồn và phát huy trong các dịp lễ hội, đặc biệt phục vụ khách du lịch.
Khu du lịch Tà Lang Giàn Bí - Đà Nẵng
Đến với khu du lịch Tà Lang Giàn Bí du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người Cơ Tu, đây là khu du lịch mới được đưa vào khu du lịch nên vẫn còn giữ được nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, để giữ gìn và phát huy những truyền thống xanh sạch đẹp, người Cơ Tu đã bắt tay vào làm du lịch.
Tà Lang Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc (Hòa Vang, Đà Nẵng), trong đó có hai thôn là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống là Tà Lang - Giàn Bí nằm ở ngay đầu thượng nguồn sông Cu Đê đó là sông Bắc và Sông Nam, có địa hình đồi núi sông suối tự nhiên nguyên sinh với động thực vật phong phú và đa dạng, nên nơi đây vẫn mang một vẻ đẹp thơ mộng.
Nếu có dịp đi du lịch Đà Nẵng du khách hãy ghé đến nơi đây để tham quan, và trải nghiệm cuộc sống của người Cơ Tu.
Nếu du khách đến đây vào dịp lễ hội du khách sẽ được hòa mình vào những lễ hội độc đáo, với những câu hát, điệu hò, điệu múa tân tung, da dá, ngủ trưa với tiếng kẽo kẹt của khung cửu dệt và lớn lên với những món ăn của núi rừng.
Hiện đâu đang là điểm phát triển các tour du lịch cộng đồn, đặc biệt là các tour trải nghiệm 1 ngày tại Tà Lang Giàn Bí, đến đây du khách có cơ hội trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống, các món ăn dân dã của núi rừng, đến tham quan các làng nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu.
Để được trải nghiệm những điều thú vị ấy, nhiều du khách đã chọn dịch vụ ở lại qua đêm tại homestay, để trải nghiệm nền văn hóa hay đi thăm quan cùng người dân Cơ Tu. Với bờ sông được bao quanh bởi những rặng tre và có hàng cau thẳng tắp dẫn lối vào khu du lịch.
Ở đây còn phát triển các ngành nghề thủ công như: Dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc hình tượng gỗ,và cho ra các sản phẩm bán kèm theo như, chè dây, mật ong rừng, ớt xim rừng, và thuốc thảo dược của người đồng bào dân tộc thiểu số du khách có thể mua về làm quà cho người thân.
Hiện lượng khách đến tham quan Tà Lang Giàn Bí ngày một nhiều, nên nơi đây đã tập trung phát triển thêm các dịch vụ lưu trú như homestay, dựa trên nền văn hóa bản địa để tạo lên những sản phẩm du lịch có nét văn hóa đặc trưng riêng cúa núi rừng Hòa Bắc và đồng bào Cơ Tu - Đà Nẵng.
Đà Lạt - mùa của những "Nàng Thơ" Chưa đi chưa biết Đà Lạt, đi rồi mới biết Đà lạt không chỉ là thành phố ngàn hoa hay mù sương mà còn là nơi chữa lành nhiều tâm hồn. Đà lạt luôn đẹp dù là mùa hè hay mùa xuân, dù là bình minh hay chiều tà, không chỉ đẹp vì sự thơ mộng vốn có mà còn là vì sự...