Bình minh hư ảo, đẹp như phim trên cánh đồng điện gió lớn nhất nước
Chỉ cách TP.Hồ Chí Minh gần 300km, cánh đồng điện gió ở Bạc Liêu đang trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Đến nơi này vào bình minh hoặc lúc hoàng hôn sẽ là một trải nghiệm thú vị bởi cảm giác khoáng đạt đến mê hồn.
Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu của Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý đã được đầu tư xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2016, với công suất 99,2MW, đến nay đã hòa vào lưới điện quốc gia khoảng 570 triệu KWh. Đây là dự án điện gió có quy mô lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay. Để đầu tư mở rộng dự án, Công ty Công Lý đang triển khai giai đoạn III Nhà máy điện gió Bạc Liêu, gồm 71 trụ turbine gió, công suất là 142 MW.
Vẻ đẹp của cánh đồng điện gió lúc bình minh vô cùng kỳ ảo và nên thơ. Ảnh: Thanh Cường.
Được biết, đây cũng là cánh đồng điện gió đầu tiên của Đông Nam Á với 62 trụ turbine gió. Mỗi trụ cao 82 m, nặng 205 tấn, cánh quạt dài 41,7 m.
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm cánh đồng gió là lúc sáng sớm hoặc chiều tà để ngắm bình minh hoặc hoàng hôn.
Hừng đông sáng rực từ phía biển. Ảnh: Thanh Cường.
Video đang HOT
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu bạn đi theo đường Cao Văn Lầu ra phía biển sẽ đến địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, quãng đường khoảng 20 km. Đứng từ quảng trường thành phố hoặc nhà hát 3 nón lá du khách đã có thể nhìn thấy những trụ turbine lắp cánh quạt khổng lồ in trên nền trời.
Mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển, tô điểm cho những cánh quạt khổng lồ. Ảnh: Thanh Cường.
Mục đích ban đầu của cánh đồng “cối xay gió” khổng lồ này là để khai thác tiềm năng gió của Bạc Liêu và hoà vào lưới điện quốc gia. Vì vậy không phải du khách nào cũng có thể vào tham quan và chụp hình. Nơi đây được canh gác cẩn thận và có người túc trực 24/24h.
Thiên nhiên hùng vĩ tạo cho con người cảm giác rợn ngợp. Ảnh: Thanh Cường
Trước đây du khách muốn vào thăm phải liên hệ trước với ban quản lý. Khách lẻ từ xa đến có thể xin phép bảo vệ gác cổng để được vào trong. Sau khi được nhiều du khách biết đến, chủ đầu tư đã cho phép khai thác du lịch, bán vé cho du khách vào thăm với giá 20.000 đồng mỗi người.
Đến Bạc Liêu, ngoài cánh đồng điện gió, du khách còn có thể ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu nức tiếng một thời, cánh đồng Nọc Nạng, thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ trong giai điệu đờn ca tài tử ngọt ngào.
Theo Danviet
Bờ kè 80 tỷ/km xuất hiện hố sâu có thể 'nuốt' người
Hơn 1 năm nay bờ kè được xây dựng với kinh phí 80 tỷ đồng/km tại huyện Tháp Mười xuất hiện tình trạng sụt lún, tạo hố sâu.
Đầu tháng 12/2018, nhiều người dân sống cạnh khu vực chợ Trường Xuân, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp lo sợ tai nạn khi đi qua bờ kè cạnh khu dân cư bởi hàng loạt điểm sụt lún, tạo hố sâu. Có hố diện tích lớn tới gần 2m có thể "nuốt" được cả người lớn xuống.
"Bờ kè này thấy phía trên còn gạch chứ ở dưới bị rỗng, bước đi mạnh sẽ bị sụp liền. Dân ở đây đâu ai dám cho các bé ra bờ kè chơi" - một người dân ở Ấp 5A, Trường Xuân cho biết.
Phía dưới các điểm bị sụt lún là "hang rỗng lớn" dễ gây sụt lún tiếp.
Theo thông tin từ người dân phản ánh, dự án được xây dựng xong từ tháng 3/2016, thời hạn bảo hành 2 năm nhưng từ giữa năm 2017 đã xuất hiện nhiều điểm sụt lún trên dự án này. Mặc dù vậy, không thấy nhà thầu sửa chữa khiến cho các điểm sụt lún ngày càng trầm trọng.
Ông Đinh Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười cho biết, dự án trên có tổng chiều dài 1.000m thuộc Dự án nạo vét kênh Đồng Tiến - Lagrange do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 của Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, với tổng nguồn vốn hơn 80 tỷ đồng.
Đơn vị trúng thầu thi công bờ kè là liên danh giữa Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn và Công ty Xây dựng Cadaco.
Những cái hố như "chiếc bẫy"
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bờ kẹ xuất hiện điểm sụt lún, Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười nói: "Do việc đổ bê tông thi công bờ kè còn có các khe hở ở thân kè nên cát lọt ra ngoài sông, gây sụt lún vỉa hè".
Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp Nguyễn Văn Công, cho biết, hiện tại tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phức tạp. Tùy vào tính chất và mức độ của các vụ sạt lở ở các địa phương mà có cách xử lý. Nếu vụ việc nhỏ thì địa phương tự xử lý, còn vụ việc nghiêm trọng, tỉnh sẽ có hướng xử lý từ Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh hoặc báo cáo lên Trung ương.
Ngọc Mai (Tổng hợp)
Theo Dantri
TPHCM nhận thiếu sót khi điều chỉnh quy hoạch chưa xin phép Thủ tướng UBND TPHCM nhận thiếu sót khi điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Nam thành phố mà chưa xin phép Thủ tướng Chính phủ. Theo biện giải, việc điều chỉnh này không làm thay đổi định hướng phát triển quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt, mục đích để phù hợp với xu thế phát triển tại thành phố. UBND...