Bình minh Ả Rập của Liên Xô đối nghịch Mùa xuân Ả-rập Mỹ
Trong bối cảnh &’Mùa xuân Ả rập’ tàn phá Trung Đông-Bắc Phi, người ta lại càng nhớ về Liên Xô/Nga với thời kỳ tươi sáng của &’Bình minh Ả rập’.
Liên Xô/Nga đã duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Đông và Bắc Phi từ thời Liên bang Xô viết, khi Moscow giúp các nước trong khu vực thoát khỏi ách thuộc địa phương Tây, trang bị cho quân đội của các nước này và hồi sinh nền kinh tế của họ.
Trong bối cảnh &’Mùa xuân Ả rập’ tàn phá Trung Đông-Bắc Phi, các nhà phân tích đã làm sáng tỏ chiến lược địa-chính trị khu vực Trung Đông của Liên bang Xô viết và sự ảnh hưởng của nó đến chính sách của Moscow ngày hôm nay như thế nào.
Ảnh hưởng lớn của Liên Xô ở Trung Đông
Mối quan hệ của Nga với các quốc gia Trung Đông bắt đầu phát triển tích cực trong thời kỳ Xô viết, do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, trong bối cảnh lúc đó, vai trò của Liên Xô như một cường quốc toàn cầu, theo Boris Dolgov nhà Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
“Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông thời kỳ đó là rất đáng kể”, Dolgov trao đổi với Sputnik tiếng Ả Rập.
Theo ông, điểm mấu chốt của vấn đề là các phong trào giải phóng dân tộc trên lãnh thổ Trung Đông là kết quả của các chính sách của Liên Xô trong khu vực. Moscow tích cực ủng hộ những phong trào này ở Ai Cập, Syria, Yemen và nhiều nước khác.
Theo nhà nghiên cứu, chiến thắng của các nước trước chủ nghĩa thực dân phần lớn được tạo điều kiện bởi Liên Xô. Sau đó, khi nhiều nước trong số đó giành được độc lập, họ gia nhập Khối Xã hội Chủ nghĩa và tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng đất nước theo mô hình Chủ nghĩa Xã hội Ả Rập hoặc Hồi giáo.
Trên thực tế, các nước này đã trở thành đồng minh của nhà nước Liên Xô, cả ở cấp khu vực và toàn cầu.
Đặc biệt, Liên Xô đã cung cấp các khoản vay cho các quốc gia Trung Đông, mà sau này được hoàn trả một phần, hoặc đôi khi Moscow tài trợ vũ khí của họ trên cơ sở không hoàn lại. Điều này được thực hiện để thúc đẩy các ý tưởng của chủ nghĩa xã hội.
Theo một số ước tính, khối lượng vũ khí Liên Xô cung cấp cho các quốc gia Ả Rập từ năm 1966 đến thập niên 1970 lên đến khoảng 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng vũ khí khổng lồ này không là gì cả, bởi trong các thập niên sau đó, con số này đã tăng lên mức kỷ lục.
Theo các tài liệu của Liên Xô, Liên bang Xô viết đã cung cấp số lượng vũ khí trị giá lên tới 55 tỷ dollars, trong đó khoảng 24 tỷ dollars đã được chuyển đến Iraq và 11 tỷ dollars đã được chuyển đến Syria, chỉ trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990.
Chính sách Trung Đông của Liên Xô có ảnh hưởng lớn đến Nga hiện nay (Ảnh minh họa)
Các tài liệu cho biết, các nguồn cung cấp vũ khí Liên Xô đã đáp ứng 100 phần trăm nhu cầu vũ khí của Syria và Nam Yemen và 50 phần trăm cho Quân đội Iraq. Theo số liệu gần đây hơn, tổng thể, Liên Xô đã cung cấp khối lượng vũ khí trị giá tới 30,5 tỷ USD cho Baghdad.
Liên Xô và đảng Baath ở Syria
Nhà phân tích chính trị Syria Hassan al-Khuri nói rằng, Liên Xô đã gián tiếp đóng một phần vai trò trong cuộc nổi dậy của đảng Baath (có nghĩa là “phục hưng” hoặc “phục sinh”).
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, các ý tưởng xã hội chủ nghĩa lan rộng trong khu vực do chiến thắng của Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới Thứ 2 (năm 1945) và củng cố vị trí của Moscow trên thế giới.
Sau đó, đảng Baath ở Syria và Liên Xô đã củng cố quan hệ của họ. Cùng với sự gia tăng quyền lực của Hafez Assad (cha của đương kim Tổng thống Syria Bashar al-Assad) năm 1971, Liên bang Xô viết và đảng Baath cầm quyền ở Syria tiếp tục duy trì quan hệ.
Theo al-Khuri, những người cộng sản Syria, ban đầu phản đối Assad, sau đó cũng đã liên kết với nhà lãnh đạo mới của Syria, do ảnh hưởng của Moscow. Hafez Assad đã tăng cường quyền lực của mình trong nước bằng cách tiếp nhận sự hỗ trợ của cả Liên Xô lẫn phương Tây.
Sự hỗ trợ của Liên Xô đối với Syria là rất lớn. Vào thời điểm dó, Damascus không thể chống Israel mà không có sự ủng hộ của Moscow. Syria thu được những vũ khí tiên tiến nhất miễn phí từ Liên Xô. Sự hỗ trợ này là ‘không giới hạn’ bởi vì lúc đó Mỹ tuyên bố Israel là đồng minh chiến lược của họ.
Nhà phân tích Syria cho rằng, ngay cả trong trường hợp Nga giữ vị trí trung lập trong cuộc nội chiến Syria (không ủng hộ Assad), chính quyền Damascus vẫn sẽ duy trì quan hệ tốt với Moscow. Ngay cả khi các lực lượng đối lập đã chiếm ưu thế, mối quan hệ lâu dài giữa hai nước vẫn sẽ rất có ích cho Nga.
Moscow chưa bao giờ quay đầu với Cairo
Trước đây, ông Taimur Dvidar, một nhà phân tích chính trị Nga gốc Ai Cập, một chuyên gia về các quốc gia Trung Đông và Ả Rập đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ai Cập.
Dvidar cho biết, trong giai đoạn hậu Thế chiến 2, chính quyền Liên Xô coi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser (1956-1970) là đối tác của mình. Liên Xô đã hỗ trợ nền kinh tế của đất nước này và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đập Aswan.
Nhà phân tích nhấn mạnh thêm rằng, về quân sự, Moscow không chỉ cung cấp vũ khí cho Cairo mà còn hỗ trợ đào tạo cho các lực lượng vũ trang Ai Cập.
Khi Muhammad Anwar el-Sadat, tổng thống thứ ba của Ai Cập, lên nắm quyền vào tháng 10 năm 1970, hai nước tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, một năm sau, El-Sadat quay sang Washington, dẫn đến việc trục xuất hàng ngàn chuyên gia Liên Xô và gia đình họ ở Ai Cập về nước.
Dvidar nhận xét rằng, đây là “lòng biết ơn” của Ai Cập cho tình bạn. Rõ ràng là không có tình bạn trong chính trị, nhưng hai bên đều có lợi ích. Ai Cập đặc biệt quan trọng đối với Liên Xô do vị trí của đất nước ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi và sự kiểm soát Kênh đào Suez.
Ông lưu ý rằng sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, Mỹ đã sử dụng chiến thuật ngoại giao tung hứng trong quan hệ với Ai Cập và Israel, thao túng Tel Aviv; nhưng về phần mình, Liên Xô không bao giờ quay lưng lại với Cairo dưới sự lãnh đạo của Sadat và vẫn đứng ở phía Ai Cập.
Có những thời điểm, dưới sự giúp đỡ của Liên bang Xô viết mà người Israel đã tụt lại phía sau Ai Cập. Tuy nhiên, Sadat tiếp tục giữ khoảng cách với Liên Xô.
Thế nhưng, đối với người dân Ai Cập, lòng biết ơn đối với Liên Xô và người Nga vì sự hỗ trợ của họ đối với đất nước này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đặc biệt nổi tiếng ở Ai Cập và được người dân nước này yêu mến; thậm chí có lẽ cái tên Putin đã trở thành một loại ‘thương hiệu’ ở đất nước này.
Nguyên nhân là bởi vì Putin đã giúp Nga tìm kiếm lại vinh quang trước đây của Liên Xô và đây cũng là điều mà người Ai Cập đã tìm kiếm khi họ tiếp tục bầu ông al-Sisi làm tổng thống nhiệm kỳ 2. Nga đã cho al-Sisi một cơ hội để chọn bạn bè và đối tác; ông Putin có cái gì đó để cung cấp cho Ai Cập và ông al-Sisi đã chấp nhận nó.
Liên Xô và Iraq của Saddam Hussein
Ông Valerian Shuvaev, cựu đại sứ Nga tại Iraq và Libya nói rằng, Moscow đã duy trì quan hệ hợp tác với Iraq kể từ khi chế độ quân chủ bị lật đổ ở đất nước này. Liên Xô tiếp tục phát triển quan hệ với Baghdad, trong thời kỳ sau khi đảng Baath lên cầm quyền.
Liên Xô đã giúp chính quyền Baghdad khám phá các mỏ dầu lớn của đất nước và đóng góp đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng của Iraq.
Shuvaev giải thích rằng, Liên Xô tuyên bố ủng hộ giới lãnh đạo Iraq của đảng Baath cầm quyền, chứ không phải là cá nhân Saddam Hussein. Một trong những khẩu hiệu chính trị và là mục tiêu theo đuổi của đảng Baath là “chống đế quốc”, phù hợp với những ưu tiên của các nhà lãnh đạo Xô viết.
Nga hiện đang tìm lại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô ở Trung Đông
Nhà ngoại giao Nga nhớ lại rằng, trong rất nhiều hành động ủng hộ của Liên Xô với Iraq; chính quyền Xô Viết đã ủng hộ Baghdad trong cuộc chiến chống Tehran vào năm 1980-1988. Sự thật đằng sau cuộc chiến này không hoàn toàn dễ hiểu, mà nó là những vấn đề địa-chính trị quốc tế vô cùng phức tạp giữa Xô-Mỹ-Iran-Iraq.
Trong những ngày đó, Moscow cung cấp nhiều vũ khí hiện đại cho chính quyền Baghdad. Ngày nay, những vũ khí Liên Xô vẫn còn trong kho vũ khí của quân đội Iraq và chính quyền Iraq hiện nay vẫn tiếp tục duy trì sự hợp tác quân sự với Nga, nhưng dưới ánh sáng của chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa xã hội trên bờ biển phía Nam của Arabia
Ông Alexei Kalugin, cựu đại sứ Nga tại Yemen giải thích rằng, sự hợp tác của Liên Xô với Yemen được xác định bởi những cân nhắc ý thức hệ.
Nhà ngoại giao này nhớ lại rằng các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng một số lượng lớn các cơ sở quan trọng, bao gồm các nhà máy và bệnh viện, tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen – một tên khác cho Nam Yemen vào thời điểm đó.
Sự hỗ trợ kinh tế của USSR cho Nam Yemen là khá đáng kể, đó là chưa nói đến sự trợ giúp quân sự. Tiền được chuyển cho Nam Yemen dưới dạng các khoản vay chưa bao giờ thực sự được trả lại. Sau này, Nga đã xóa bỏ các khoản nợ này khi miền nam và miền bắc của đất nước thống nhất.
Nhà ngoại giao lưu ý rằng cũng có một số lượng lớn các cố vấn quân sự của Liên Xô trên đất nước này. Sau đó, Yemen đề nghị Nga trả tiền để duy trì sự hiện diện quân sự của mình. Vào thời điểm đó, Nga không có nguồn lực như vậy, do đó, Moscow đã rút quân khỏi Yemen.
Nhà phân tích Boris Dolgov nhấn mạnh rằng, các nước trong khu vực Trung Đông có những kỷ niệm tốt về sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng, hiện nay, mục tiêu của Nga ở Trung Đông và Bắc Phi là thực dụng, Moscow muốn thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với các nước trong khu vực.
Tiêu biểu hiện nay là sự hỗ trợ của Nga đối với Syria. Đất nước này chiếm vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của Nga.
Đối với hợp tác Nga-Ai Cập, theo một nghĩa nào đó, đây là sự tiếp nối của chính sách hợp tác giữa hai bên của Liên Xô, nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước cả trong thời Xô Viết và thời hiện đại.
Theo Huy Bình (Báo Đất Việt)
Những người Nga yêu Việt Nam bằng cả cuộc đời mình
Với tình yêu to lớn đối với con người và đất nước Việt Nam, hai Tiến sỹ Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin đã dành trọn cả đời nghiên cứu Việt Nam.
Ngày 3/5, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tổ chức buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 cho 2 nhà Việt Nam học Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin, những người có nhiều đóng góp cho việc phát triển ngành Việt Nam học tại Nga, cũng như tình hữu nghị giữa Việt Nam với Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay.
Viện Viễn Đông tổ chức buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 cho 2 nhà Việt Nam học.
Tham dự buổi lễ nhỏ, nhưng ấm cúng không chỉ có lãnh đạo Viện Viễn Đông: Giám đốc Sergei Luzyanin và Phó Giám đốc Andrei Ostrovski, ông Vladimir Mazyrin - Giám đốc và các thành viên của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, mà còn nhiều nhà Việt Nam học và các nhà khoa học thuộc Viện các nước Á-Phi trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow, Học viện Ngoại giao. Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh cùng một số bạn bè Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Luzyanin đánh giá cao những đóng góp của Tiến sỹ sử học Evgeny Kobelev và Tiến sỹ sử học Grigory Lokshin trong những nghiên cứu toàn diện về Việt Nam, cũng như trong việc phát triển tình hữu nghị giữa Nga với Việt Nam. Cả 2 ông đều là những nhà khoa học có uy tín, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu công phu, tác giả nhiều cuốn sách và các bài báo chuyên sâu về lịch sử, chính trị - xã hội Việt Nam, đã cống hiến cả đời mình cho ngành Việt Nam học. Do những đóng góp to lớn này, cả 2 ông đã được nhận nhiều huân, huy chương của Nga và Việt Nam.
Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Luzyanin nhấn mạnh rằng, lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của 2 Tiến sỹ, đồng thời chúc 2 ông luôn khoẻ, sống lâu, tiếp tục có những đóng góp quý báu cho ngành Việt Nam học, cũng như góp phần vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Nga - Việt.
Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh tặng hoa chúc mừng ông Grigory Lokshin.
Trong bài phát biểu của mình chúc mừng 2 Tiến sỹ Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin nhân dịp sinh nhật lần thứ 80, Đại sứ Ngô Đức Mạnh khẳng định 2 ông là những người bạn lớn, thân thiết với nhân dân Việt Nam. Bằng những công trình nghiên cứu khoa học của mình, 2 ông không chỉ giúp nhân dân Nga và thế giới hiểu rõ hơn về tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất đất nước, mà còn giới thiệu đến bạn bè quốc tế những thành tựu của Việt Nam trong chính sách đổi mới, mở cửa, phát triển đất nước và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Đại sứ Ngô Đức Mạnh hy vọng 2 ông sẽ tiếp tục có những công trình nghiên cứu to lớn hơn về Việt Nam và góp phần phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước. Nhân dịp này, Đại sứ Ngô Đức Mạnh cũng mong muốn lãnh đạo các cấp của Việt Nam và Nga sẽ quan tâm, hỗ trợ hơn nữa cho việc phát triển ngành Việt Nam học tại Nga, cũng như Hội hữu nghị Nga - Việt vì lợi ích của cả 2 nước.
Trong không khí ấm áp tình bạn, ông Grigory Lokshin đã kể lại những kỷ niệm khó quên, cũng như ấn tượng về đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù lao động, những gì đã chứng kiến trong thời gian công tác tại Việt Nam đã gắn bó cả cuộc đời ông với tiếng Việt và những người bạn Việt Nam.
Tiến sỹ Grigory Lokshin không chỉ được biết đến là nhà khoa học nghiên cứu sâu về chính sách đối ngoại của Việt Nam, cũng như chiến lược của Nga và Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, mà hiện nay ông còn là chuyên gia có uy tín quốc tế luôn ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh chúc mừng ông Evgeny Kobelev.
Về phần mình, ông Evgeny Kobelev chia sẻ cơ duyên ông học tiếng Việt: "Năm 1956 tôi tốt nghiệp phổ thông và đến Moscow để vào trường Đại học Tổng hợp Moscow (MGU). Tôi thấy thông báo ở MGU đã mở một khoa mới là trường học Phương Đông. Tôi bắt đầu thi cử, vì tôi có huân chương Vàng sau khi tốt nghiệp phổ thông. Tôi thi toàn 5 điểm cả và đã được "kết nạp" vào trường Phương Đông.
Khi người ta hỏi tôi muốn chọn ngôn ngữ nào, nước nào, thì tôi nói ngay là Việt Nam. Vì hồi đó, Việt Nam chiến đấu với thực dân Pháp, cho nên báo chí Liên Xô ngày nào cũng đăng nhiều tin về cuộc chiến đấu này. Việt Nam, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, là 4 danh từ mà ngày nào tôi đọc trên báo chí Liên Xô nên tôi rất yêu mến nhân dân Việt Nam và rất khâm phục chiến công vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Do đó, sau khi thi cử người ta phân tiếng này, tiếng khác thì tôi đã chọn tiếng Việt và văn học Việt Nam".
Tiến sỹ Evgeny Kobelev là người đặc biệt yêu quý và nghiên cứu sâu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Ông là tác giả các cuốn sách "Đồng chí Hồ Chí Minh", "Người Nga nói về Hồ Chí Minh" và "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga", cũng như nhiều bài báo về Hồ Chủ tịch được đăng trên báo chí Việt Nam và Nga.
Với tình yêu to lớn đối với con người và đất nước Việt Nam, 2 Tiến sỹ Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin đã dành trọn cả đời để nghiên cứu tiếng Việt, về Việt Nam. Hai ông xứng đáng là người bạn trân quý của nhân dân Việt Nam và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của Việt Nam và Nga noi theo./.
Theo Thành Phương
VOV
Mỹ từng lên kế hoạch tấn công hạt nhân vào Liên Xô như thế nào Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, nước Mỹ đã lên kế hoạch hủy diệt Liên Xô lúc đó đang kiệt quệ bởi chiến tranh bằng 466 quả bom nguyên tử. Thực tế ngay sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2, Mỹ đã lên một kế hoạch tấn công hạt nhân vào Liên bang Xô Viết. Lầu Năm Góc hoàn toàn...