Bình luận xung quanh sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Hagel khi tại vị được 21 tháng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong giới truyền thông Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24/11 xác nhận thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Chuc Hagel đã đệ đơn xin từ chức.
Đơn xin từ chức của Bộ trưởng Hagel đã được Tổng thống Obama chấp thuận, RT cho biết.
Bộ trưởng Qốc phòng Chuc Hagel.
Ông Hagel được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tháng 12/2013. Khi đó ông đã mô tả sự kiện này là một “đặc ân vĩ đại nhất cuộc đời tôi”.
“Trong gần hai năm, ông Chuck Hagel là một Bộ trưởng Quốc phòng gương mẫu, tạo ra sự ổn định cho chúng ta hiện đại hóa chiến lược và ngân sách để đáp ứng các mối đe dọa lâu dài trong khi vẫn đáp ứng với những thách thức trước mắt như IS và Ebola”, Tổng thống Obama cho biết trong tuyên bố hôm 24/11. “Nhờ ông ấy, quân đội của chúng tôi có một cơ sở vững chắc hơn khi tham gia vào các nhiệm vụ và tìm về tương lai.”
Sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Hagel khi tại vị được 21 tháng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong giới truyền thông Mỹ. Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng nguyên do của sự kiện này xuất phát từ những bất đồng giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, số khác cho rằng đơn giản ông không còn phù hợp.
Vài giờ trước khi thông báo chính thức trên được ông Obama đưa ra, tời New York Times đưa tin cho rằng ông Hagel từ chức do áp lực từ những thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua và do các nhóm an ninh quốc gia Mỹ không có khả năng dẫn đầu trong một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây.
Trong khi đó, CNN cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự ra đi đột ngột này của ông Hagel là do xung đột với Nhà Trắng về một số vấn đề “vi mô” trong chính quyền.
Hai ông Hagel và Obama đều xác định rằng Lầu Năm Góc đã đến lúc cần một nhà lãnh đạo mới.
Video đang HOT
RT cho biết, ông Hagel vẫn giữ những bất đồng với Nhà Trắng về chính sách với Iraq từ năm 2007 và sự gia tăng nhóm vận động hành lang cho Israel tại Mỹ.
Một quan chức quốc phòng cấp cao tiết lộ với thông tấn AP rằng cả ông Hagel và Obama đều xác định rằng Lầu Năm Góc đã đến lúc cần một nhà lãnh đạo mới. Tổng thống Obama tuần này nói rằng “đã đến thời điểm thích hợp” để ông Hagel bước xuống và kết thúc quá trình chuyển đổi 21 tháng của Lầu Năm Góc.
Với quan điểm ít hiếu chiến trong các vấn đề quốc tế, Bộ trưởng Hagel vốn được xem là ứng cử viên thích hợp giúp ông Obama thúc đẩy chiến dịch rút quân tại Afghanistan trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm sâu. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây như sự nổi lên của IS, dịch Ebola đã đặt ra những yêu cầu mới khác khiến vai trò của ông Hagel trở nên không còn phù hợp, một quan chức cấp cao Mỹ nói với New York Times.
“Ông ấy nhận công việc này để kết thúc chiến tranh chứ không phải bắt đầu một cuộc chiến khác”, nguồn tin nói.
Sự ra đi của Bộ trưởng Hagel có thể là dấu hiệu cho thấy Nhà Trắng đã sẵn sàng thực hiện một chính sách đối ngoại “hiếu chiến” hơn, đồng thời cũng báo hiệu cho các nhà phê bình rằng chính quyền Obama đã sẵn sàng đón nhận những lời chỉ trích của việc xử lý sai các sự kiện gần đây.
Hiện chưa rõ ai sẽ thay thế vị trí trống sau khi ông Hagel ra đi. Theo New York Times thì Michele Flournoy – thư ký của ông Hagel, Thượng nghị sĩ Jack Reed của đảng Dân chủ và là một cựu sĩ quan uân đội, Ashton B. Carter – một cựu Thứ trưởng Quốc phòng là các ứng cử viên tiềm năng nhất.
Một nguồn tin nói với ABC News rằng người kế nhiệm sẽ sớm được công bố danh tính, trong khi đó, ông Hagel cho biết ông sẽ ở lại trong vai trò hiện tại của mình cho đến khi một sự thay thế được Thượng viện xác nhận.
Theo Giáo Dục
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức, ai có thể thay thế?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức vào thời điểm chưa đầy hai năm kể từ khi ông trở thành người nắm quyền lực quân sự cao nhất của nước này. Giờ đây, người ta quan tâm ai sẽ thay thế ông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xác nhận đơn từ chức của ông Hagel và vinh danh những đóng góp của ông trong suốt thời gian 2 năm tại vị chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Ông Hagel năm nay 68 tuổi, từng là cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam và cựu Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa.
Hồi tháng trước, từng có các báo cáo cho biết ông chỉ trích gay gắt chiến lược chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo và Syria của chính phủ Mỹ. Theo dự kiến, ông Hagel sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi chính quyền của Tổng thống Obama tìm được người kế nhiệm.
Hiện nay, giới chính trị gia của Mỹ đang bình luận về việc ai có thể thay thế cho ông Chuck Hagel ở chức vị "khó nhằn" trong giai đoạn hiện nay.
Tờ The Washington Post có nêu ra 3 cái tên tham khảo, và sau đây là thông tin của 3 ứng viên tiềm năng này:
Michele Flournoy
Bà Michele Flournoy.
Một trong những cái tên ngay lập tức được nhắc đến là Michele Flournoy. Bà từng là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách từ tháng 2/2009 đến tháng 2/2012, khi đó Robert Gates và Leon Panetta lần lượt lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Lúc từ chức, bà cho biết muốn cân bằng lại cuộc sống cá nhân, nhưng sau đó bà vẫn hoạt động ở Washington.
Flournoy hiện là giám đốc điều hành của một Trung tâm An ninh Mỹ (CNA) mới, đóng vai trò cố vấn độc lập và được cho là hoạt động nhằm phát triển các chính sách an ninh quốc gia.
Robert Work
Robert Work hiện là một thứ trưởng Quốc phòng, và trước đây đã từng là Phó Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ. Ông là một đại tá hải quân, từng là Giám đốc điều hành của CNA
Công việc, một đại tá về hưu biển, cũng từng là Giám đốc điều hành của CNA trước khi Thượng viện đặt ông vào vị trí hiện tại từ tháng Tư vừa qua.
Ông có tiếng là bảo thủ trong công việc, và là nhà lãnh đạo số 2 của Lầu Năm Góc. Ông có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra ngân sách Bộ Quốc phòng và điều hành một loạt các cuộc khủng hoảng trong những tháng gần đây.
Ashton Carter
Ashton Carter từng là lãnh đạo thứ 2 của Lầu Năm Góc từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2013, và từ chức sau khi không hợp với những lợi ích công việc nhìn từ phía ông Hagel.
Ông từng giám sát các nỗ lực cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc, là một nhân vật vai vế trong giới an ninh quốc gia nhiều năm liền. Ông tham gia chính quyền Obama trong năm 2009.
Ngoài ba nhân vật này, Washington Post cũng giới thiệu một số ứng cử viên khác như Thượng nghị sỹ Jack Reed, Tư lệnh Hải quân Ray Mabus, Tư lệnh Lục quân John McHugh...
Những đồn đoán sau quyết định của ông Hagel
Một quan chức giấu tên nói với hãng tin AP rằng cả ông Obama và ông Hagel đều "xác định đã đến lúc cần một lãnh đạo mới cho Lầu Năm Góc" và thảo luận về điều này trong tuần qua. Trong khi đó, tờ The New York Times lại đưa tin cho rằng Tổng thống Mỹ đề nghị ông Hagel từ chức sau khi Bộ Quốc phòng nước này thảo luận về sự ra đi của ông.
Ông Hagel là cựu nghị sỹ đảng Cộng hòa của bang Nebraska trong 12 năm. Ông đã từng chỉ trích cuộc tham chiến của Mỹ tại Iraq mặc dù vẫn bỏ phiếu cho phép tiến hành cuộc chiến.
Ông đã thay thế cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, tham gia vào nhiệm vụ giải giáp quân ở Afghanistan và thay đổi các chiến lược quân sự Mỹ ở châu Á.
Tuy nhiên, tương lai của chính sách quân sự Mỹ đã thay đổi trong bối cảnh các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. "Hai năm tới sẽ yêu cầu sự tập trung hoàn toàn khác", một quan chức giấu tên của Nhà Trắng nói trên tờ New York Times.
Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin cho rằng đã có sự căng thẳng ngày càng tăng giữa ông Hagel và chính quyền Mỹ về các quyết định ở Syria và phong cách làm việc, trích dẫn lời những người thân cận với ông Hagel và các quan chức quốc phòng cấp cao khác.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói rằng ông biết Bộ trưởng Quốc phòng "đã thất vọng với các khía cạnh trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền và quá trình ra quyết định" và cho biết ông Obama cần nhận ra những "thất bại hiện hành về an ninh quốc gia hơn là thường xuyên nói dối về các chính sách sai lầm chính mình".
Theo Infonet
Việc ông Hagel từ chức có thay đổi chính sách chống IS của Mỹ? Trước khi từ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chỉ trích chính sách của Mỹ chống IS tại Syria. Theo tạp chí CSM, những chỉ trích này của ông Hagel được đưa ra trong một bức thư gửi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice. Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm góc đều cho rằng điều này...