Bình luận viên Quang Tùng: ‘GĐKT không chỉ là chức danh, quan trọng nằm ở hiệu quả’
Vai trò của vị trí Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) quan trọng đến đâu đối với bóng đá nước nhà?
Cần những tiêu chí thế nào để thực hiện công việc hay một người như HLV Philippe Troussier liệu có đáp ứng được yêu cầu cho chức danh GĐKT? Những vấn đề này đã được BLV Ngô Quang Tùng chia sẻ dưới góc nhìn của mình trong câu chuyện cùng Thể thao & Văn hóa
* Thể thao & Văn hóa: Chúng ta sắp chia tay GĐKT Jurgen Gede sau thời gian dài gắn bó, VFF đang đi tìm con người mới cho công việc này. Theo anh, đâu là vai trò quan trọng của vị trí này đối với sự phát triển của bóng đá Việt Nam?
- BLV Ngô Quang Tùng: GĐKT ở mỗi Liên đoàn bóng đá, mỗi đội bóng như người lên kế hoạch, phụ trách những công việc ở tầm vĩ mô để các bộ phận liên quan toàn tâm toàn ý cho công việc chuyên môn.
Chúng ta thấy rằng đối với tất cả các nền bóng đá trên thế giới dù đang ở trong giai đoạn phát triển ra sao, mạnh yếu thế nào vẫn cần vị trí GĐKT. Theo đó, GĐKT có nhiệm vụ định hướng cho các cấp độ đội tuyển, xây dựng mô hình, vạch ra hướng đi, tạo nên lối chơi có bản sắc, cả tính kế thừa và đồng nhất cho nền bóng đá đó.
Căn cứ vào những định lượng như thế của vị trí GĐKT trong tương quan chung, về cơ bản trong giai đoạn phát triển mới như thế này, rõ ràng bóng đá Việt Nam vẫn cần một người thực hiện công việc này. Chúng ta thấy VFF sẽ dành sự ưu tiên lớn hơn đối với công tác đào tạo và phát triển bóng đá trẻ như một lát cắt trong lộ trình phát triển thời gian đến.
Do vậy, vị trí GĐKT không chỉ là định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các đội tuyển trẻ mà còn phải tham gia vào công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo bóng đá trẻ của các CLB, đặc biệt là công tác đào tạo lực lượng HLV bóng đá trẻ.
BLV Ngô Quang Tùng
Chúng ta đã xác tín và thừa nhận với nhau vai trò quan trọng của vị trí GĐKT như thế cho sự phát triển của bóng đá nước nhà. Vấn đề đặt ra ở đây, môi trường thế nào, cơ chế ra sao, việc chọn lựa và thực hiện công việc cụ thể, tường tận và đem về hiệu quả đến đâu, tất cả đều nằm vào đặc trưng của nền bóng đá chúng ta.
Không phải đặt ai ngồi vào chức danh này cho có, quan trọng hơn con người đó phải thích ứng, làm được việc cũng như phát huy tốt nhất tố chất, khả năng và những gì đã “thiết kế” cho chúng ta.
* VFF cũng đã đưa ra những tiêu chí cụ thể này kia để chọn lựa con người cho chức danh GĐKT. Với quan điểm của anh, người ngồi vào vị trí này cần thêm những yếu tố nào nữa?
- Có thể hiểu được những yêu cầu của VFF đặt ra cho vị trí GĐKT trong giai đoạn phát triển mới của bóng đá nước nhà. Theo đó, VFF sẽ dành sự ưu tiên lớn hơn đối với công tác đào tạo và phát triển bóng đá trẻ.
Do vậy, vị trí GĐKT không chỉ là định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các đội tuyển trẻ mà còn phải tham gia vào công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo bóng đá trẻ của các CLB, đặc biệt là công tác đào tạo lực lượng HLV bóng đá trẻ.
Cùng với đó, VFF đặt ra yêu cầu cơ bản là tìm người có kinh nghiệm trong phát triển bóng đá trẻ vừa có trình độ giảng viên HLV bóng đá của FIFA hoặc AFC.
Nhìn toàn diện những gì VFF muốn đi tìm con người như thế đều hợp lý trong giai đoạn mà chúng ta đang chú trọng công tác xây dựng, đào tạo bóng đá trẻ như một bước đột phá trong thời gian đến.
Như tôi đã nói ở trên, chúng ta cần một GĐKT giỏi để có thể “chấp bút” cho một đề án chung làm nền tảng cho những thành công của bóng đá nước nhà. Câu chuyện đặt ra ở đây, bóng đá chúng ta muốn tìm một người “thiết kế” bản thảo hay cần một “tổng công trình sư” cho việc dựng xây này. Lý do là bởi vai trò của người thiết kế hay xây dựng không phải bao giờ cũng giống nhau.
Vấn đề tôi muốn nói ở đây là với GĐKT khi làm việc với bóng đá Việt Nam, họ được yêu cầu làm việc gì hay chính họ sẽ thực thi những vai trò liên quan đến chuyên môn ra sao, vì một người thiết kế bản thảo thì có thể chỉ tạo ra đề án, phương hướng cho các bộ phận liên quan dựa vào đó triển khai. Ngược lại, trên vai trò của một tổng công trình sư, người đó còn tham gia cụ thể vào từng công việc trong cả quá trình đó.
Nói cách khác, tiêu chí thì rất nhiều, đa dạng và muôn hình muôn vẻ nhưng vấn đề ở đây nằm ở chỗ hiệu quả công việc từ tiêu chí đặt ra có đáp ứng được không.
Ông Jurgen Gede sẽ không còn GĐKT của VFF kể từ ngày 30/6/2020. Ảnh: Quang Minh
Trở lại câu chuyện của chuyên gia Jurgen Gede chẳng hạn, những gì ông ấy làm được chúng ta đều biết, đánh giá cao và trân quý. Còn nếu xét nét cụ thể hơn chỉ mới thấy mọi đánh giá đó nằm trên thành tích có được cùng bóng đá Việt Nam chứ chưa có được bản tổng kết cụ thể về những gì GĐKT người Đức này đem lại.
Tôi chia sẻ điều này vừa trân trọng những gì ông Gede làm được vừa muốn chúng ta thông kế chi tiết lại quá trình gắn bó của vị chuyên gia này. Nói cách khác, khi công việc được đúc kết bằng những con số cụ thể, định danh chất lượng rõ ràng, rành mạch, tổng kết cái làm được, cái còn dang dở, sẽ vô cùng quý giá cho chúng ta nhìn vào đó như vốn quý cho việc chọn lựa người tiếp theo.
Nói thế để thấy, một GĐKT là người thiết kế sẽ vạch ra con đường rồi nền bóng đá chúng ta sẽ đi theo lộ trình đó. Trong khi đó, một tổng công trình sư sẽ chịu trách nhiệm rõ ràng, xắn tay và lao vào từng công việc cụ thể, mảng miếng chi tiết với những gì mà họ đề ra.
Ở đó, không chỉ là chuyên môn đơn thuần, còn liên quan đến cả cơ sở vật chất, điều kiện y tế, yếu tố dinh dưỡng hay cả nền tảng văn hóa, xã hội của nền bóng đá chúng ta.
* Quyết định người ngồi vào ghế GĐKT là trách nhiệm của VFF cùng các bên liên quan. Nếu đặt ra giả thiết, HLV Philippe Troussier được cất nhắc, theo anh đó có phải là chọn lựa được coi hợp lý?
- Nếu VFF lựa chọn HLV Philippe Troussier cho vị trí GĐKT tôi nghĩ rằng điều này cũng hợp lý. Hợp lý ở chỗ ông Troussier sẽ có nhiều lợi thế với kinh nghiệm, phẩm chất, trình độ của một chuyên gia hàng đầu.
Thêm vào đó, ông ấy đã có được thời gian làm việc với chúng ta với những nét tương đồng. Sự tương đồng đó nằm những hiểu biết khá kỹ bóng đá Việt Nam cũng như có những hài hòa trong ý tưởng, tổ chức hay quan điểm với HLV Park Hang Seo.
Bên cạnh đó, việc ông Philippe Troussier sẽ thực hiện công việc của mình với tư cách cá nhân nằm trong hệ thống của Trung tâm PVF sẽ giúp VFF có được những thuận lợi nhất định, bởi PVF là thành viên nằm trong tổ chức đối tác chiến lược cùng VFF.
* Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi!
Bóng đá Việt Nam hôm nay: HLV Philippe Troussier có thể thay thế GĐKT Gede
Bóng đá Việt Nam hôm nay: HLV Philippe Troussier có thể thay thế GĐKT Gede.
HLV Philippe Troussier có thể thay thế GĐKT Gede
Nhận định về người sẽ thay thế GĐKT VFF, Gede khi đáo hạn hợp đồng vào tháng 6 năm nau, bình luận viên Quang Huy nói: "HLV Hoàng Anh Tuấn là người gắn bó với Jurgen Gede ở U20, U19 Việt Nam trước đây.
Khi HLV Hoàng Anh Tuấn nghỉ thì HLV Philippe Troussier dẫn dắt tiếp U19 Việt Nam và bước đầu có được thành công khi đưa U19 Việt Nam giành quyền dự vòng chung kết U19 châu Á.
Philippe Troussier rất nể HLV Park Hang Seo và từng nói sẵn sàng làm trợ lý cho chiến lược gia người Hàn Quốc ở đội tuyển nhưng chắc chuyện này không thể xảy ra vì ông Park không đời nào để một người như Philippe Troussier làm trợ lý cả. Ngoài ra, trong tay HLV Park Hang Seo đội ngũ trợ lý người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng đã có đủ".
HLV Philippe Troussier
"Philippe Troussier hiện làm việc tại Trung tâm đào tạo trẻ hàng đầu Việt Nam là PVF và việc ông cáng đáng thêm công việc GĐKT tại VFF cũng rất hay. Chưa kể về mặt tài chính, Liên đoàn bóng đá Việt Nam có thể không mất tiền.
Nơi đang trả lương cho Troussier làm ở PVF cũng sẽ trả lương cho ông nếu ông kiêm nghiệm thêm vị trí GĐKT của VFF. Đây là một hướng tốt và chúng ta sẽ có được kho tri thức quý từ HLV người Pháp", BLV Quang Huy chia sẻ trên VTC News.
Việc VFF chia tay GĐKT Gede được dự báo từ trước
Theo anh Nguyễn Đắc Văn, người giới thiệu và trực tiếp đàm phán cả hai hợp đồng của ông Gede với VFF thì ông Gede có lẽ sẽ buồn khi chia tay với công việc. "VFF hoàn toàn không sai khi thông báo cho GĐKT Gede là sẽ không ra hạn hợp đồng với ông ấy.
VFF tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng và đã có buổi trao đổi đúng thời hạn. Có thể ông Gede sẽ buồn. Có cuộc chia tay nào mà không buồn, nhưng thà vậy còn hơn là không được làm việc đúng với khả năng và chuyên môn của mình", anh Đắc Văn chia sẻ.
GĐKT VFF Gede
Bài học từ bản quyền Thái League đáng để học hỏi
Chia sẻ về vấn đề giá trị bản quyền bóng đá tại Việt Nam, Tồng thư ký VFF Lê Hoài Anh đưa ra ý kiến: "Giá trị bản quyền và kỹ năng khai thác bản quyền phụ thuộc cơ chế vận hành với từng hoàn cảnh của quốc gia đó cũng như khả năng của các cơ quan truyền thông.
Để đạt được giá trị như mong muốn không thể trong thời gian ngắn mà đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác. Chúng ta phải thực hiện một kế hoạch đồng bộ, từ cơ quan quản lý bóng đá, ban điều hành giải và đặc biệt là các CLB.
LĐBĐVN đang hướng các CLB đến một lộ trình phát triển ổn định và bền vững. Các tiêu chí được đặt ra trong Quy chế cấp phép sẽ đảm bảo nâng cao trình độ quản lý và tổ chức của CLB, cải thiện khả năng tài chính và cơ sở vật chất, đồng thời tạo ra môi trường ổn định cho sự phát triển của các CLB.
Tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải tiếp cận vấn đề bản quyền như một món hàng giá trị. Ngoài việc nâng cao vai trò của nhà sản xuất, cần phải tính đến khâu phân phối, lưu thông, tiếp thị sản phẩm...
Bài học từ Thái League, Ngoại hạng Anh cũng như các giải đấu quốc tế như World Cup, Euro, hay đơn cử như AFF Cup rất đáng để chúng ta lưu tâm và học hỏi".
HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam sẽ về Học viện HAGL của bầu Đức? Nếu HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam thì không loại trừ khả năng về với Học viện bóng đá HAGL của bầu Đức. Cuối năm 2019, HLV Park Hang Seo từng chia sẻ tại Hàn Quốc với mục tiêu sau khi nghỉ cầm quân. Cụ thể, nếu đến ngày HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam thì có...