BÌNH LUẬN: Giới hạn nào của “thầy Park”?
Đối đầu với “Guardiola của Indonesia”, HLV Park Hang-Seo tiếp tục cho thấy ông không bao giờ thiếu ý tưởng để đối phó…
Sau khi U22 Indonesia bất ngờ thắng U22 Thái Lan, đột nhiên, trận đấu giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia trở thành trận “chung kết” cho cơ hội giành vé đi tiếp vào vòng bán kết SEA Games 2019. U22 Việt Nam đã thắng ở trận “chung kết” đó để viễn cảnh về tấm HCV SEA Games lập tức được mở ra…
Đó là một cú ngược dòng. Thống kê chỉ ra rằng, đây là trận đầu tiên các đội bóng của Việt Nam do HLV Park Hang-Seo dẫn dắt bị dẫn trước khi gặp các đại diện trong khu vực Đông Nam Á.
Chuyện bị dẫn trước là hoàn toàn bình thường trong bóng đá, nhưng thống kê này lại cho thấy bóng đá Việt Nam đang ở vị thế nào trong khu vực. Sau khi đã quen với việc thấy đội nhà áp đảo thì nay, các CĐV Việt Nam cần làm quen với một tình huống mới – bị đối thủ dẫn trước. Cũng vì thế, sẽ càng thú vị hơn khi đó là cơ hội để xem “ thầy Park” tung chiêu thế nào.
Có một điều chắc chắn là HLV người Hàn Quốc cùng Ban huấn luyện đã nghiên cứu rất kỹ cách chơi của U22 Indonesia – đội bóng có HLV Indra Sjafri mà báo chí nước này ví von với… Pep Guardiola.
Ngoài yếu tố quyết tâm và kình địch giữa 2 nền bóng đá, U22 Indonesia được đánh giá rất cao khi chơi phản công. U22 Thái Lan đã bị xé toạc bởi cái bẫy mà U22 Indonesia giăng ra. Số ít cầu thủ phòng ngự thực sự gặp rắc rối khi đối mặt với tốc độ trong những đòn phản công mà U22 Indonesia thực hiện.
Đó chính là lý do HLV Park Hang-Seo đã sắp xếp sơ đồ chiến thuật 3-4-2-1 thay vì 3-4-3 như thường lệ. Trong sơ đồ này, khoảng cách giữa các cầu thủ, các tuyến được duy trì tốt. Do vậy, U22 Indonesia không thực hiện được quá nhiều những pha phản công sở trường. Thậm chí, nếu có thể bị đặt vào pha phản công nguy hiểm, chiến thuật của “thầy Park” mới giống Guardiola hơn – phạm lỗi (như tình huống Thành Chung nhận thẻ vàng ngay đầu trận là ví dụ).
Bàn thắng dẫn trước của U22 Indonesia trở thành điều kiện để họ chơi thứ bóng đá sở trường, nhưng có thể thấy, các cầu thủ U22 Việt Nam vững vàng hơn so với U22 Thái Lan, với sự kết hợp giữa yếu tố kỹ thuật, kinh nghiệm và… cơ bắp.
Nhưng cũng có thể thấy, HLV Park Hang-Seo đã làm quá tốt công tác tâm lý. Yếu tố “gây hấn” mà đối thủ thực hiện ở đầu trận không làm các cầu thủ “ nóng đầu” mà ngược lại, cách triển khai bóng rất chắc chắn, điềm đạm. Điều đó khiến U22 Indonesia buộc phải chơi chậm lại và sau đó là chủ động phòng ngự.
Sai sót của Tiến Dũng, nhìn theo khía cạnh tích cực, lại là cơ hội để xem U22 Việt Nam có những “bài” gì. Cuối cùng, thêm một lần nữa, chúng ta phải thừa nhận cái “chất” của vị HLV 60 tuổi này.
Video đang HOT
Khi U22 Indonesia còn đang thể hiện vai trò ngang cơ – nghĩa là không tập trung số đông phòng ngự, những đường chuyền bổng qua phía sau hàng thủ được các tiền vệ U22 Việt Nam thực hiện khá nhiều.
Sau đó, khi gần như toàn bộ đội hình đối phương đã ở sát vòng cấm thì việc đưa bóng xuống biên, tạt bổng, căng chìm được thực hiện đa dạng. Sút xa không hoàn toàn là giải pháp tốt trong hầu hết trận đấu, trong khi có thể thấy khá rõ yếu tố chiến thuật trong những cú đá phạt góc mà Quang Hải và Hùng Dũng thực hiện.
Bóng gần, bóng xa, bóng thấp, bóng cao, thậm chí là bất ngờ đưa bóng ra đầu bên kia của vòng cấm địa, hàng thủ U22 Indonesia khó bắt được bài và 1 trong số những tình huống phạt góc đó đã thành bàn gỡ hòa của Thành Chung.
Hoàng Đức tỏa sáng trong một quyết định táo bạo ở phút bù giờ phần nào làm người ta liên tưởng tới cú đá của Vincent Kompany – học trò của Guardiola, vào lưới Leicester City hồi tháng 5 vừa qua. Pha bóng hội tụ nhiều điều kiện, từ pha khống chế nhịp 1 tốt, đối thủ ở khoảng cách xa để không thể kịp áp sát cho đến độ “tin chân” của tiền vệ CLB Viettel…
Rộng cửa HCV?
Thắng trận “chung kết” ở vòng bảng (trận gặp U22 Thái Lan ở lượt cuối có thể không còn nhiều ý nghĩa nếu U22 Việt Nam thắng U22 Singapore), liệu U22 Việt Nam có đảm bảo sẽ giành HCV SEA Games lần đầu tiên (không tính lần đội tuyển miền Nam Việt Nam vô địch SEAP Games năm 1959)?
Niềm tin hẳn nhiên là đã dâng cao thêm mỗi ngày, nhưng nếu bóng đá là một phép toán có tính chất bắc cầu, sự thú vị sẽ không tồn tại.
Mơ về HCV nhưng trước hết vẫn cần phải vượt qua vòng bảng. Đang ở vị thế tốt nhưng về lý thuyết, U22 Việt Nam vẫn có thể bị loại. Nếu thua 2 trận trước U22 Singapore và U22 Thái Lan, trong khi U22 Indonesia thắng 2 trận, U22 Thái Lan cũng thắng cả U22 Lào, thầy trò HLV Park Hang-Seo sẽ về nước.
Thậm chí, ngay cả khi có 1 điểm trong 2 trận còn lại, nguy cơ về nước là vẫn còn nếu U22 Việt Nam để thua đậm U22 Thái Lan.
Thắng U22 Singapore, Những chiến binh sao vàng chắc chắn có mặt ở bán kết, khi đó mới có thể nhìn sang bảng A để “chọn đối thủ”. Tình hình bất ngờ ở bảng A (U22 Malaysia đang gặp khó khăn) phần nào là tin vui để U22 Việt Nam có thể rộng đường hơn vào chung kết, nhưng rốt cuộc, điều cần nhất vẫn là sự tập trung và “bàn tay ma thuật” của thầy Park.
Theo Bongdaso.com
Thành Chung nổi bật nhất U22 Việt Nam ở trận thắng U22 Indonesia
Bàn thắng quý như vàng của Thành Chung ở hiệp hai mở đầu cho cuộc lội ngược dòng của U22 Việt Nam. Anh được chấm điểm cao nhất đội.
Thiếu chút nữa Tiến Dũng khiến U22 Việt Nam ôm hận vì sai lầm của mình. Các đồng đội đã giúp anh tránh khỏi nỗi thất vọng lớn khi trận đấu kết thúc. Ảnh: Minh Chiến.
Trung vệ của CLB Quảng Nam được tin tưởng ở trận đấu quan trọng của U22 Việt Nam và anh không khiến thầy Park phải thất vọng. Ảnh: Thuận Thắng.
Thành Chung xứng dáng với danh hiệu chuyên gia săn bàn quan trọng của U22 Việt Nam. Anh vừa hoàn thành nhiệm vụ phòng ngự, vừa ghi bàn thắng quý hơn vàng, mở đầu cho cuộc lội ngược dòng của đội bóng áo đỏ. Ảnh: Thuận Thắng.
Hậu vệ sinh năm 1999 đươc kéo vào chơi trung vệ nhưng anh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bàn thua của U22 Việt Nam không có lỗi của anh. Ảnh: Thuận Thắng.
Hồ Tấn Tài chơi không tệ, nhưng anh phải sớm rời sân vì những toan tính của HLV Park Hang-seo và chưa đóng góp nhiều vào lối chơi của U22 Việt Nam. Ảnh: Thuận Thắng.
Thanh Thịnh không có nhiều cơ hội tỏa sáng trước U22 Indonesia mạnh mẽ và tốc độ. Bàn thua ở giữa hiệp một có một phần lỗi của anh khi để đối phương treo bóng vào vòng cấm trước khi Tiến Dũng mắc sai lầm. Ảnh: Việt Linh.
Bàn thắng đầy cảm xúc của Hoàng Đức ở phút 90 1 đem về chiến thắng cho U22 Việt Nam. Trước đó, anh không thực sự để nhiều ấn tượng trong phần lớn thời gian của trận đấu. Ảnh: Thuận Thắng.
Đỗ Hùng Dũng xứng đáng là tiền vệ trung tâm hay nhất Việt Nam hiện nay. Trước U22 Indonesia đầy cơ bắp và đồng đều về lực lượng, tiền vệ của CLB Hà Nội vẫn làm tốt nhiệm vụ thu hồi và tổ chức cho đội bóng áo đỏ. Ảnh: Thuận Thắng.
Trong ngày chơi trái sở trường từ khi bắt đầu trận đấu, Trọng Hoàng không trình diễn hết năng lực của mình. Ở hiệp hai, anh được kéo về thay chỗ Tấn Tài khi mặt trận tấn công đang được ưu tiên. Ảnh: Thuận Thắng.
Quang Hải vẫn chơi ổn định nhưng trước Indonesia chơi áp sát và phòng ngự kín kẽ, cùng mặt sân cỏ nhân tạo, sự ngẫu hứng của Quang Hải chưa đem lại hiệu quả rõ nét. Ảnh: Thuận Thắng.
Tiến Linh sẽ được chấm cao điểm hơn nếu anh dứt điểm tốt hơn trong pha đối mặt thủ môn ở phút 90 2. Ảnh: Việt Linh.
Đức Chinh được sử dụng khi thầy Park muốn chơi tất tay với Indonesia và trên mặt trận tấn công, anh cũng đóng góp không nhỏ dù không trực tiếp ghi bàn. Ảnh: Việt Linh.
Theo Zing
Thầy Park nói gì trong phòng thay đồ để động viên U22 Việt Nam? Trong tình cảnh U22 Việt Nam đang bị dẫn bàn, thầy Park đã có liệu pháp tâm lý giúp các học trò ở giờ nghỉ giữa giờ. 15 phút nghỉ giữa hai hiệp là lúc các đội bóng và ban huấn luyện thường tận dụng thời gian ngắn ngủi này để đưa ra những thay đổi chiến thuật hoặc lên dây cót tinh...