Bình luận bôi nhọ CSGT trên mạng xã hội, nam thanh niên bị phạt 5 triệu đồng
Nam thanh niên đăng tải bình luận và thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự của cán bộ Cảnh sát giao thông ở Cao Bằng đã bị phạt 5 triệu đồng.
Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng phát hiện M.V.M. (SN 1991, trú tại xã Dân Chủ, huyện Hòa An) sử dụng trang mạng Facebook có tên hiển thị là “V.M” đăng tải bình luận và thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự của cán bộ Cảnh sát giao thông.
M.V.M. làm việc tại cơ quan công an
Quá trình làm việc M.V.M. khai nhận: ngày 12/12/2022, khi “lướt” Facebook, M. thấy có bài đăng liên quan đến lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đang thực thi nhiệm vụ nên vào bình luận với nội dung vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cán bộ Cảnh sát giao thông Công an huyện Hòa An.
Sau khi làm rõ hành vi vi phạm, Cơ quan chức năng huyện Hòa An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với M.V.M. về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, mức phạt 5 triệu đồng.
M.V.M. cũng nhận thức hành vi của mình là trái quy định pháp luật nên chủ động gỡ bỏ bình luận trên và cam kết không tái phạm./.
Ảo tưởng quyền lực trên mạng: Hậu quả thật trong thế giới ảo
Ảo tưởng quyền lực cá nhân trên mạng xã hội, chà đạp các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đã khiến các đối tượng vướng vào vòng lao lý.
Mạng xã hội trong kỷ nguyên 4.0 được xem là "vũ khí" lợi hại, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của mọi người, thông tin nhanh nhạy giúp chúng ta cập nhật bản thân với thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là giá trị thật và giá trị được thừa nhận trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau, khiến nhiều người hoang mang, dễ bị cuốn vào việc thể hiện cái tôi, muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi.
Cũng khá nhiều trường hợp cố tình vượt qua giới hạn, bôi nhọ danh dự của người khác; đăng tin sai sự thật để câu kéo sự chú ý. Đáng sợ hơn, những thông tin không kiểm chứng, thiếu cơ sở hay bịa đặt khiến nhiều người lầm tưởng là một quyền lực được mạng xã hội trao cho nhưng không ai được phép đứng trên luật pháp như vậy, họ đã phải trả giá.
Hậu quả ảo tưởng quyền lực trên mạng xã hội
Đe dọa, chửi bới, hành hung, thông tin sai sự thật gây nhiễu thị trường chứng khoán, tài chính - những hành xử này đã bị các cơ quan chức năng nhắc nhở nhiều lần. Báo chí, công luận lên tiếng nhưng chúng vẫn lặp đi lặp lại.
Các đối tượng công khai thách thức dư luận như một cách gây dựng tên tuổi, chứng minh bản thân, thậm chí ảo tưởng rằng mình là "người hùng mạng", được phép tha hồ thóa mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm... của người khác, đưa thông tin sai sự thật, không kiểm chứng về cá nhân tổ chức khác.
Ảo tưởng quyền lực cá nhân trên mạng xã hội, chà đạp các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đã khiến các đối tượng vướng vào vòng lao lý.
Đặng Như Quỳnh tại cơ quan công an.
Ngày 15/4 vừa qua, Đặng Như Quỳnh, người có lượng lớn người theo dõi bị khởi tố vì các bài viết trên Facebook hàm ý về một số cá nhân đại diện các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán sắp bị xử lý hình sự; gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.
Ngày 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" sau một loạt các cuộc livestream "thóa mạ, kết án nhiều cá nhân " có hàng nghìn người theo dõi.
Trước đó, đối tượng Nguyễn Văn Thiện, chủ quán Nhắng nướng Hiền Thiện bị xử phạt 12 tháng tù vì tội "làm nhục người khác", sau khi phát trực tiếp trên Facebook cảnh bắt khách hàng quỳ gối, chửi bới, đe dọa người khách này vì đã đăng bài tố cáo quán nướng này có sán trong thực phẩm.
Chủ quán Nhắng nướng Hiền Thiện bị xử phạt 12 tháng tù vì tội "làm nhục người khác".
Vợ chồng chủ cửa hàng quần áo Mai Hường ở Thanh Hóa cũng bị khởi tố và bắt tạm giam sau khi đăng tải clip chửi bới, đánh đập một cô gái ăn trộm hàng hóa của cửa hàng và bắt đền bù thiệt hại gấp hàng chục lần giá trị hàng bị đánh cắp. Cặp vợ chồng này giờ đối mặt với tội danh "làm nhục người khác" và "cưỡng đoạt tài sản".
Trước đó nữa là những "giang hồ mạng" như Khá Bảnh, Phú Lê, Đường Nhuệ... với những hình ảnh phản cảm, phát ngôn gây shock, hành vi bạo lực... cũng không thoát lưới pháp luật.
Mạng xã hội trao cho mỗi người khả năng phát ngôn và thể hiện bản thân lớn chưa từng có. Cũng vì thế, trên mạng xã hội, chúng ta cần rất cẩn trọng với những hành động của mình, bởi chỉ một phát ngôn không chuẩn mực, một tin đồn vô căn cứ thì ảnh hưởng xấu nhân lên gấp nhiều lần và chúng ta có thể phải trả giá vì những hành động của mình trên mạng xã hội.
Biến mạng xã hội thành quan tòa
Bên cạnh các mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại, không ít những hệ lụy đã xảy ra thậm chí có những hậu quả nặng nề đến mức không thể khắc phục được. Ý thức về pháp luật, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm phát ngôn của một bộ phận cư dân mạng còn hạn chế. Một sự thật không thể chối cãi là hiện nay, nhiều người tự cho mình là "quan tòa", "người phán xử" trước một sự việc chưa rõ đúng sai.
Bức ảnh một người đàn ông cầm trên tay 2 con chim đã bị làm thịt, ngay lập tức bị quy kết là xâm hại động vật hoang dã, quý hiếm.
Nam ca sĩ nhập viện sau sô diễn 20 năm phải hủy bỏ, anh nhận về lời động viên "Ốm gì mà thần sắc tươi tỉnh, tóc vuốt keo, da trắng hồng", "làm màu", "diễn sâu", "chắc mới đi chơi về mệt quá"...
Hay "sống thế thì sống làm gì? thà chết đi còn hơn!", "bố mẹ vất vả kiếm tiền nuôi ăn học mà lại yêu đương nhắng nhít như thế thì sống làm gì nữa"... cơn bão bình luận ác ý trước clip nữ sinh hôn bạn trai. Đau lòng hơn, nữ sinh ấy đã tìm đến cái chết.
Ngày càng xuất hiện nhiều "anh hùng bàn phím" ẩn danh, lập tòa án công lý ảo... từ chuyện gia đình, công sở, tình yêu đến kinh doanh, các vấn đề xã hội...
Thậm chí, có không ít cá nhân công khai livestream, lập kênh YouTube chỉ trích, mạt sát, kết tội người khác bằng lời lẽ thách thức, lôi kéo cộng đồng mạng.
Nhiều hội nhóm tẩy chay các cá nhân, bắt nạt hội đồng lập ra ngày một nhiều, khiến đám đông a dua ngày một phình to, vô tình hay cố ý khoét sâu thêm nỗi đau của nhiều người, bất chấp đúng sai, phải trái.
Người đọc, người xem bị dẫn dắt, che mắt theo chủ đích cá nhân của một đối tượng không hề quen biết. Và hậu quả là, nhiều sự việc, câu chuyện, tin tức không rõ thực hư, đã mặc nhiên được cho là sự thật bởi độ phủ trên không gian mạng.
Khi bạn chỉ ngón tay phán xét ai đó thì thường nhận lại tới 3-4 ngón tay chỉ ngược về mình. Vì thế, mỗi người cần thận trọng trước mỗi cú click chuột. Bởi đằng sau mỗi dòng bình luận, luôn là số phận của một ai đó và một ngày nào đó sẽ là chính bạn và người thân
Mạng ảo nhưng hậu quả thì thật. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của công dân, nhưng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, và quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cũng đã có một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng; Luật Viễn thông; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự hay gần nhất là Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ, người có ảnh hưởng tới công chúng... để điều chỉnh phát ngôn, hành vi, ứng xử và cả sản phẩm văn hóa trên không gian mạng.
Để không gian mạng "sạch" và an toàn
Mới đây, sản phẩm MV "There's No One At All" của Sơn Tùng M-TP đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận theo hướng tiêu cực khi vừa đăng tải trên mạng YouTube. Rất nhanh chóng, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ, ra quyết định xử phạt Sơn Tùng M-TP 70 triệu đồng và gỡ video nhạc khỏi các nền tảng số, vì MV "có hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội".
Nhằm tạo một không gian mạng lành mạnh, an toàn trong giới hoạt động nghệ thuật, Bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành, khuyến khích nghệ sĩ sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để chia sẻ, đăng tải thông tin công khai, minh bạch, chính xác, có ích cho xã hội; không lợi dụng hình ảnh để trục lợi cá nhân... Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Hiện số người dùng Facebook, Youtube tại Việt Nam lên tới hàng chục triệu người, chủ yếu là giới trẻ, những người dễ bị tổn thương trên môi trường mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai Đề án "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng", đặc biệt phối hợp chặt với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok, áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại như công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn... để nhanh chóng gỡ bỏ những nội dung xấu, độc.
Tất cả những giải pháp từ góc độ pháp lý - kỹ thuật - giáo dục tuyên truyền được coi như kiềng 3 chân, giúp điều chỉnh phát ngôn, hành vi, ứng xử và cả sản phẩm văn hóa trên mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, góp phần đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, "sạch" và an toàn.
Luôn mong muốn góp phần làm trong sạch không gian mạng, chống lại sự hoành hành của thông tin giả, xấu, độc nhưng nhiều người trên cộng đồng mạng đang vô tình tiếp tay phát tán chúng. Mỗi chúng ta phải là 1 người sử dụng mạng xã hội có bản lĩnh, có văn hóa, ứng xử văn minh thì mới mong xây dựng một cộng đồng mạng xã hội lành mạnh. Còn sự ảo tưởng sức mạnh từ ngoài đời thật cho đến môi trường mạng xã hội đều để lại những hậu họa khôn lường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của
Phạt 5 triệu đồng người bình luận "Tổng chi hết 300 còn 1 tỷ nhét túi" Ngày 24/12, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phạt hành chính 5 triệu đồng đối với ông T.D.T (SN 1992, trú tại TP Bảo Lộc) về hành vi bình luận sai sự thật, xúc phạm UBND TP Bảo Lộc. Trước đó, ngày 27/10, nhóm Facebook "Bảo Lộc...