Binh lính Trung Quốc dày đặc ở đảo Phú Lâm
Lính Trung Quốc chiếm đến 3/4 trong số những người đang ở trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng, báo South China Morning Post ngày 1.3 dẫn lại nhật báo quân đội Trung Quốc.
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng – Ảnh: AFP
Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, Trung Quốc đưa quân đến chiếm giữ, đồng thời kêu gọi người dân đến lập nghiệp và sinh sống lâu dài để hợp thức hóa cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc trên lãnh thổ này của Việt Nam.
Tờ báo quân đội Trung Quốc không tiết lộ Bắc Kinh đã huy động bao nhiêu lính đến đảo Phú Lâm cũng như số dân đang sinh sống trên đó. Tuy nhiên, South China Morning Post dẫn các nguồn báo cáo trước đó từ Trung Quốc cho hay dân số của cái gọi là thành phố Tam Sa, bao gồm cả đảo Phú Lâm, có khoảng 1.000 người hồi năm 2013. Ba năm qua, con số này đã tăng đáng kể.
Tam Sa Thị (thành phố Tam Sa) là tên ngụy xưng Trung Quốc dùng để gọi đơn vị hành chính nước này thành lập phi pháp năm 2012 trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên cái gọi là Tam Sa Thị này, Bắc Kinh đã cho xây dựng nhiều công trình quân sự và hành chính.
Video đang HOT
Hiện nay, trên đảo Phú Lâm có tòa nhà hành chính, bệnh viện, trạm truyền hình vệ tinh, hệ thống điện nước. Trung Quốc còn mở cả ngân hàng, siêu thị trên đảo này; nhiều công trình khác đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, theo nhật báo quân đội Trung Quốc. Thường kỳ còn có tàu du lịch hạng sang chạy từ đảo Hải Nam đến một vài đảo ở Hoàng Sa.
Cùng với binh lính, Trung Quốc còn tăng cường sức mạnh quân sự bằng việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không, radar và chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm.
“Trung Quốc đang thay đổi chiến lược &’hành động thay cho lời nói’ và đang công khai hóa sự hiện diện của mình ở Hoàng Sa”, Xue Li, nhà nghiên cứu của Học viện xã hội học Trung Quốc phát biểu. Chiến lược này sẽ dần dần được thực hiện ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc xây dựng phi pháp ít nhất 7 đảo nhân tạo.
Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ chứng cứ chứng minh chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mọi hoạt động của các bên thuộc khu vực hai quần đảo này và trên Biển Đông đều không có giá trị pháp lý.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Việt Nam cảnh báo tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt lo ngại
Việt Nam hôm nay phản đối mạnh mẽ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khẳng định tình trạng quân sự hoá Biển Đông đặc biệt đáng lo ngại.
Hai khẩu đội tên lửa HQ-9 bố trí trên bờ biển đảo Phú Lâm được vệ tinh phát hiện vào tuần trước. Ảnh: Fox News
"Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hoá ở Biển Đông, mà còn đe doạ đến hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay trả lời câu hỏi của VnExpress về thông tin Trung Quốc điều chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hoá ở Biển Đông", người phát ngôn cho biết thêm.
Ông Bình cho rằng đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không của khu vực.
Người phát ngôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì, hoà bình ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ngày 17/2, báo chí Mỹ đưa tin Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 trên đảo Phú Lâm. Ngày 23/2, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Động thái điều chiến đấu cơ, tên lửa, radar gần đây của Trung Quốc ra các đảo chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Mỹ lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rõ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Đại sứ Mỹ tại ASEAN: Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng khu vực Đại sứ Mỹ tại ASEAN, bà Nina Hachigian ngày 24.2 tuyên bố Mỹ rất quan ngại về các hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông vì chúng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và gây tác dụng ngược. Hình ảnh các cơ sở phi pháp của Trung Quốc ở Phú Lâm - Ảnh: Stratfor.com Bà Hachigian nói như...