Bình Hương checkin đẹp tựa Đà Lạt
1. Đỉnh Bình Hương ở đâu?
Đỉnh Bình Hương là dãy núi có độ cao 470m thuộc phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là dãy núi kéo dài khoảng 3km, có khung cảnh thiên nhiên núi rừng đẹp tuyệt vời. Từ trung tâm thành phố Uông Bí bạn chỉ cần di chuyển 10 km là đến đỉnh Bình Hương, và nơi đây cũng chỉ cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km và Hà Nội khoảng 135 km.
Ảnh: Nguyễn Lê Thế Tùng
Bên cạnh đó, đỉnh Bình Hương còn là tọa độ không thể bỏ qua với những bạn trẻ mê phượt Quảng Ninh. Mang vẻ đẹp từ những đồi núi hoang sơ và thảm cỏ cháy tuyệt đẹp, nơi này còn được ví như Đà Lạt thu nhỏ tại Quảng Ninh.
2. Cách di chuyển đến đỉnh Bình Hương
Di chuyển đến thành phố Uông Bí
Để đến được đỉnh Bình Hương, trước tiên bạn cần di chuyển đến Uông Bí, bạn có thể lựa chọn cho mình những phương tiện di chuyển khác nhau như: máy bay, xe khách, xe máy,… tùy vào địa điểm xuất phát. Nếu đi từ Hà Nội mà bạn muốn có cho mình nhiều thời gian nghỉ ngơi, bạn nên di chuyển bằng xe khách từ bến xe Mỹ Đình, có mức giá dao động từ 100.000 vnđ – 200.000 vnđ/ vé.
Ảnh: Ngân Hà
Hoặc bạn muốn chủ động hơn về thời gian di chuyển thì với quãng đường khoảng 135km, bạn có thể di chuyển bằng xe máy theo quãng đường sau: Trung tâm thủ đô => đi theo hướng cầu Vĩnh Tuy => theo biển chỉ dẫn đi vào quốc lộ 5 hướng đi Hải Dương. Lúc này bạn chỉ cần đi theo biển chỉ dẫn bên đường để về đến Hải Dương => rẽ trái theo lối thị trấn Sao Đỏ => tiếp tục đi khoảng 20km theo quốc lộ 18 để tới Đông Triều => bạn đi tiếp khoảng 30km là tới thành phố Uông Bí.
Di chuyển đến đỉnh Bình Hương
Đến được thành phố, bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây để đến được đỉnh Bình Hương:
Cách 1: Nếu bạn là người đam mê khám phá, muốn rèn luyện cơ thể và thích trekking thì hãy thử đi bộ qua đỉnh Thành Đằng ngay sau chùa Ba Vàng. Quãng đường này có chiều dài khoảng 4km, bạn sẽ mất khoảng 1,5 giờ đồng hồ di chuyển.
Cách 2: Để tiết kiệm thời gian đi lại, từ thành phố Uông Bí bạn di chuyển bằng xe máy qua lối Vàng Danh chỉ mất khoảng 30 phút. Cung đường đi có khá nhiều cảnh đẹp, đường dễ đi nhưng sẽ có khá nhiều khúc cua nguy hiểm, bạn cần giữ chắc tay lái và nên đi xe côn hoặc xe số để đảm bảo an toàn.
3. Nên đi đỉnh Bình Hương vào mùa nào?
Đỉnh Bình Hương mỗi mùa sẽ mang một vẻ đẹp rất riêng. Nhưng do địa hình chủ yếu là núi cao nên vào thời điểm những tháng cuối năm, khi thời tiết chưa quá lạnh và tiết trời nhiều nắng là lúc phù hợp để bạn khám phá Bình Hương. Đây cũng là lúc không khí trong lành, dễ dàng để bạn phóng mắt ra xa tận chân trời ngắm núi non trập trùng. Cùng với đó là bãi cỏ vàng mượt nối liền đồi thông reo, đồi bông lau, bãi đá nhấp nhô trên nền trời thẳm xanh, tạo nên cảnh sắc dịu êm, khoáng đạt.
Video đang HOT
Ảnh: Ngô Ngọc Ánh
Còn theo kinh nghiệm phượt Quảng Ninh thì khoảng thời gian trong ngày khám phá đỉnh Bình Hương đẹp nhất là lúc hoàng hôn và bình minh. Bởi đây là hai thời điểm ánh mặt trời đẹp nhất giúp bạn có cho mình những bức ảnh sống ảo view đẹp tựa Đà Lạt. Nếu đi chơi trong ngày, bạn hãy sắp xếp thời gian cho hợp lý để không bỏ lỡ khoảnh khắc tuyệt đẹp này nhé!
4. Khám phá đỉnh Bình Hương có gì thú vị?
Trải nghiệm cắm trại, picnic vui quên lối về
Đỉnh Bình Hương là địa điểm chưa bị đưa vào khai thác nên vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên ban tặng. Với không gian trong lành mát mẻ, đây là điểm đến lý tưởng cho bạn nếu có dự định cắm trại hoặc đi picnic tận hưởng những bữa tiệc bên cạnh bạn bè, người thân của mình.
Tuy nhiên, ở khu vực này nhiều dịch vụ tiện ích vẫn chưa phát triển cho lắm nên để tiết kiệm chi phí bạn hãy chuẩn bị trước đồ dùng cần thiết để có một chuyến cắm trại trọn vẹn nhất. Hoặc bạn có thể đến đây và thuê lều trại ở phía bên dưới. Với mức giá dao động từ 250.000 – 700.000 đồng một ngày (tùy sức chứa của lều).
Ảnh: Cu Xuân Khoa
Checkin bãi cỏ cháy đẹp tựa Đà Lạt
Đến đỉnh Bình Hương nhất định phải checkin bãi cỏ cháy đẹp tựa Đà Lạt thu nhỏ ở đây. Được biết đến là khung cảnh đẹp xuất sắc bởi những thảm cỏ trải dài ngút mắt. Màu sắc cỏ còn biến đổi theo mùa, như mang đến cho các cô nàng những bức ảnh sống ảo đẹp hoàn mỹ. Nhất là khi bình minh lên hoặc hoàng hôn xuống, những tia nắng vệt đỏ khuất sau lưng đồi tạo nên những vệt sáng cực đẹp quả là background tình bể bình.
Ảnh: Tịnh Tâm
Bên cạnh đó, những tảng đá hoang sơ ven đường và rất nhiều cây thông cũng là vị trí đẹp để bạn chọn chụp hình. Khám phá đỉnh Bình Hương, hãy cố gắng leo lên tới nơi cao nhất để thưởng thức không gian bao la rộng lớn với view cực chất.
Ảnh: Nguyễn Lê Thế Tùng
5. Khám phá đỉnh Bình Hương cần chuẩn bị gì?
Đỉnh Bình Hương là địa điểm cắm trại mới nổi, thường được nhiều người lựa chọn theo hình tự túc. Vì thế, bạn nên chuẩn bị các vật dùng để có cho mình chuyến khám phá trọn vẹn. HaloTravel gợi ý cho bạn những thứ cần chuẩn bị sau:
Lều cắm trại hoặc lều cá nhân.
Chăn gối gọn nhẹ hoặc túi ngủ.
Bàn ghế gấp, thảm mưa hoặc vải để ngồi ăn uống.
Đồ dùng cá nhân như: áo khoác mỏng, áo mưa. Một vài loại thuốc cơ bản, đồ dùng vệ sinh cá nhân, nước rửa tay, thuốc xịt muỗi (côn trùng),…
Đồ dùng nấu nướng như: dụng cụ nấu ăn đơn giản, bếp nướng, túi đựng rác, than củi, bật lửa,…
Một vài đồ ăn, uống nhanh
Đồ phòng hộ như: đèn pin, nến, quạt tích điện,…
Ảnh: Tịnh Tâm
6. Lưu ý khi đi đỉnh Bình Hương
Nếu muốn trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp của đỉnh Bình Hương bạn nên cắm trại qua đem. Nếu đi trong ngày hãy cố gắng đi sớm để đón bình minh hoặc chờ hoàng hôn xuống.
Nhiệt độ buổi tối thường xuống rất thấp nên bạn đừng quên mang theo áo khoác mỏng.
Hãy xịt thuốc muỗi (côn trùng) để bảo vệ cơ thể. Vì ở rừng núi nên có rất nhiều loại côn trùng độc hại.
Bạn nên xem kỹ đường trước khi đi. Tham khảo dự báo thời tiết và chuẩn bị sạc điện thoại đầy đủ để có thể tra google map bất cứ khi nào cần đến.
Địa hình leo núi nên bạn hãy lựa chọn cho mình đôi giày thể thao đế mềm hoặc mang theo một đôi sơ cua.
Bạn không mang theo lều trại mà muốn thuê thì hãy hỏi giá trước khi thuê nhé.
Nếu bạn đi cắm trại ngoài trời thì đừng quên tổ chức những hoạt động nướng thịt BBQ để chuyến đi trở nên thú vị hơn nhé. Bởi vậy, bạn nên chuẩn bị một số đồ ăn cho bữa tiệc nướng như: thịt heo nướng, xúc xích, hải sản, chân gà, bánh mỳ quẹt bơ, trái cây…
Cuối cùng trước khi ra về hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ khu vực cắm trại đẻ giữ gìn cảnh quang chung đỉnh Bình Hương.
Ảnh: Thao Híp
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...