Bình hoa chậu cảnh, “tội đồ” gây ổ dịch sốt xuất huyết
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tể Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, những bình hoa chậu cảnh làm đẹp trong mỗi gia đình là nơi lưu trú lý tưởng của loăng quăng, bọ gậy, mầm mống của bệnh sốt xuất huyết.
Thông tin trên được ông Trần Đắc Phu đưa ra trong buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phong chông sôt xuât huyêt” chiều 3/10. Buổi tọa đàm về vấn đề phòng chống sốt xuất huyết diễn ra với sự tham dự của Cuc trương Cuc Y tê dư phong (Bô Y tê), PGS.TS Trân Đăc Phu; Uy viên chuyên trach Uy ban Cac vân đê xa hôi cua Quôc hôi, ba Nguyên Thi Kha và ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.Hà Nội.
Chủ đề của buổi tọa đàm xung quanh vấn đề nóng mang tính thời sự trong thời gian gần đây – vấn đề phong, chông sôt xuât huyêt – nhăm muc đich thông tin tơi ngươi dân cach phong chông va nhân diên bênh sốt xuất huyết, cung như cach điêu tri căn bệnh này hiêu qua…
Dịch bệnh trong tầm kiểm soát
Trong buổi tọa đàm, ông Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tể Dự phòng, Bộ Y tế thông tin, bệnh sốt xuất huyết hiện nay có mặt tại 53 trong tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước.
Từ đầu năm đến nay cả nước có hơn 40.000 trường hợp mắc bệnh, 25 trường hợp đã tử vong do sốt xuất huyết.
Số liệu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho thấy, số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm 2015 đến nay cao hơn 24% so với cùng kỳ năm 2014. Tháng 9 vừa qua cũng là tháng có số lượng ca mắc mới cũng tăng cao. So với thời điểm cách đây 3 tuần, số ca mắc ở mỗi tỉnh thành tăng mạnh thêm 1.000-1.200 ca, trong đó số ca tử vong tăng thêm 6.
Tuy nhiên, tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đều cho rằng, thực tế năm nay chúng ta đã kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết. Theo thông tin từ ông Trần Đắc Phu, mỗi năm Việt Nam đều có khoảng 50.000 – 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tuy số liệu 40.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết năm nay cao hơn so với năm 2014, tuy nhiên năm nay là năm chu kỳ dịch sốt xuất huyết tăng, trong khi đó, năm 2014 là năm chu kỳ dịch sốt xuất huyết xuống thấp.
Video đang HOT
Ông Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tể Dự phòng, Bộ Y tế trao đổi với báo chí sau buổi tọa đàm. Ảnh: L.H
Hơn nữa, so với số liệu những năm từ 2013 trở về trước, số trường hợp mắc sốt xuất huyết trong năm 2015 vẫn thấp hơn cả về số ca mắc lẫn số trường hợp tử vong. Theo đó, năm 2011 có 69.680 trường hợp, năm đỉnh dịch 2009 có tới 105.370 trường hợp với hơn 1000 ca tử vong.
Ngay cả so với năm 2014, tuy số ca mắc bệnh của năm 2015 cao hơn nhưng số ca tử vong thấp hơn (năm 2014 có 42 trường hợp tử vong), điều đó chứng tỏ việc phát hiện và điều trị bệnh đã kịp thời hơn. “Ưu tiên nhất của phòng chống dịch là phải giảm các ca tử vong xuống mức thấp nhất” – ông Phu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Phu cũng cho rằng, việc kéo dài thời gian chu kỳ dịch sốt xuất huyết từ 2-3 năm lên 4-5 năm cũng chứng tỏ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cũng đã đạt được những kết quả khả quan…
Lý giải về số ca bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh trong tháng 9, trong đó có TP Hà Nội, địa phương có số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất cả nước, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.Hà Nội cho biết, diễn biến dịch bệnh phù hợp với tình hình dịch tễ. Theo đó, ở miền bắc, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là dịch sốt xuất huyết bùng phát, trong đó tháng 9, 10 và 11 là đỉnh của dịch.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.Hà Nội. Ảnh: L.H
Khi số ca sốt xuất huyết tăng cao, đã có tình trạng quá tải tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Để giải quyết tình trạng này, ông Cảm lưu ý, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, người bệnh không nhất thiết phải đến bệnh viện trung ương để chữa trị. Khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh đến khám ở các cơ sở y tế để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu bệnh nặng sẽ được chỉ định điều trị ở bệnh viện trung ương, người bệnh nhẹ hơn có thể điều trị ở những bệnh viện hạng 1 của Hà Nội như Xanh pôn, Bệnh viện Đức Giang, Đống Đa… cơ sở vật chất ở những bệnh viện này đủ khả năng để điều trị được sốt xuất huyết.
Những trường hợp nhẹ hơn có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Khuyến cáo không tự điều trị tại nhà khi không có sự tư vấn của bác sỹ…
Phòng chống sốt xuất huyết: Chú ý đến chậu cảnh, bình hoa
Tại buổi tọa đàm, nhấn mạnh đến công tác phòng dịch là vấn đề mấu chốt quan trọng của công tác phòng chống sự lây lan của dịch sốt xuất huyết, ông Trần Đắc Phu lưu ý người dân cần loại bỏ các ổ chứa bọ gậy, loăng quăng sốt xuất huyết bằng cách: lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, đậy kín nắp các bể đựng nước sinh hoạt, thường xuyên thay rửa nước trong các bình bông (lọ hoa)…
Trao đổi với báo chí bên lề buổi tọa đàm, ông Trần Đắc Phu kể câu chuyện về việc phòng chống dịch ở một địa phương. Ông kể, ngay ở bên trên họ treo khẩu hiệu không loăng quăng, không bọ gậy, nhưng ngay cạnh đó là cả một vườn cây cảnh với hàng trăm chậu cây lớn bé, bình cao thấp… “Trong đó có vài nghìn con loăng quăng tồn tại, là nơi trú ngụ của hàng triệu con muỗi” – ông Phu nói.
Cũng theo ông Phu, khi ông đi kiểm tra tình hình phòng chống dịch ở Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai hay một số địa phương ở Bình Dương, ông nhận thấy các chậu hoa, chậu cảnh trong nhiều gia đình đã trở thành nơi sinh sôi của bọ gậy mà người dân không hề ngờ tới. Đó là những trường hợp các bình bông để lâu ngày không thay nước, các chậu cây cảnh thời gian dài kết màng ở lớp đất mặt, khi tưới nước nước không ngấm hết được xuống dưới dẫn đến việc duy trì một lớp nước trên bề mặt. Đây cũng là môi trường lý tưởng cho bọ gậy sinh sôi.
Bên cạnh đó, một số địa phương có tục đặt bàn thờ thiên, các bình bông và các chén nước nhỏ trên bàn thờ cũng là nơi chứa không ít mầm mống của dịch bệnh sốt xuất huyết…
Ông Phu nhấn mạnh, để phòng dịch sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện tốt được 2 hành vi sau:
Thứ nhất, xác định muỗi không đẻ trứng ở cống rãnh, không đẻ ở bụi rậm mà đẻ vào các dụng cụ chứa nước. Do đó, kiểm tra các dụng cụ có thể chứa nước trong nhà, nơi ở nơi sinh hoạt hàng tuần… Những dụng cụ chứa nước sạch, bình bông… cần thay nước thường xuyên. Những dụng cụ không dùng đến có thể chứa nước cần dọn sạch sẽ, lật úp xuống…
Thứ hai, cảnh giác cao với dịch sốt xuất huyết trong thời điểm hiện nay. Những người có biểu hiện sốt cần nghĩ ngay đến trường hợp sốt xuất huyết, cần đến những cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác. “Những trường hợp không mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ điều trị các bệnh khác, những trường hợp mắc bệnh thì sẽ tùy vào mức độ bệnh để đưa ra tư vấn hợp lý trong việc điều trị bệnh, nặng có thể điều trị ở bệnh viện, nhẹ hơn có thể điều trị ở những cơ sở y tế, bệnh viện tuyến dưới, trường hợp không nguy hiểm có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của các bác sỹ. Các bệnh nhân không nên thăm khám ở những cơ sở tư nhân vì có thể bệnh không được phát hiện kịp thời, kéo dài thời gian ủ bệnh và khi đến cơ sở y tế thì bệnh đã chuyển nặng, không cứu chữa được hoặc khó khăn trong điều trị” – ông Phu lưu ý.
Lê Hường
Theo_Người Đưa Tin
Lo bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết tăng nhanh
Cục Quản lý khám chữa bệnh vừa có công văn khẩn khuyến cáo về dự phòng, điều trị sốt xuất huyết với lo ngại khó tránh được tử vong do dịch bệnh đang tăng nhanh.
Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết - Ảnh: Thúy Anh
Trước diễn biến bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) do muỗi truyền có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh ở các tỉnh phía Nam, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định, với diễn biến này sẽ khó tránh tử vong do SXH. Chiều nay 30.9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn khẩn khuyến cáo về phòng và nhận biết SXH nhằm hạn chế thấp nhất người bệnh tử vong.
Theo đó, người dân không điều trị SXH tại nhà, đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện nghi ngờ SXH: Sốt cao liên tục 2 - 7 ngày, khó hạ sốt; đau cơ, đau khớp; buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu; phát ban, xuất huyết dưới da.
Cơ quan này cũng khuyến cáo các cơ sở y tế: nên nghĩ tới SXH khi người bệnh bị sốt đến khám; tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh SXH đã được ban hành. Đặc biệt, cần theo dõi sát các triệu chứng cơ năng và thực thể của người bệnh để phát hiện, chẩn đoán, điều trị sớm đúng theo hướng dẫn đã ban hành. Hội chẩn với tuyến trên khi khó chẩn đoán, điều trị; chuyển viện an toàn: liên hệ trước nơi nhận, chuẩn bị phương tiện, thuốc, nhân lực hộ tống người bệnh trên đường chuyển viện, ghi đầy đủ thông tin theo quy định vào giấy chuyển viện của người bệnh.
Theo Bộ Y tế, hiện đã có 25 ca tử vong do SXH, số mắc mới tăng nhanh trong các ngày gần đây gây quá tải tại một số cơ sở điều trị. 40.000 ca SXH được ghi nhận đến thời điểm này.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Sân bay Tân Sơn Nhất "tiếp đón" bệnh nhân MERS thế nào? Những thông tin cần thiết nhằm giúp người dân tự bảo vệ trước hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV). Giả định một hành khách từ vùng có dịch ở khu vực Trung Đông hay Hàn Quốc vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), máy đo thân nhiệt phát hiện hành khách này đang sốt....