Bình giữ nhiệt thì ai cũng có, nhưng dùng đúng cách mới được bền lâu lại không ảnh hưởng tới sức khỏe
Bình giữ nhiệt tốt, được sử dụng đúng cách sẽ tránh được những mối nguy cho sức khỏe.
Bình giữ nhiệt được thiết kế để giữ nhiệt độ của đồ uống hoặc đồ ăn gần với trạng thái ban đầu, trong vài giờ. Với cấu tạo ba lớp: lớp ruột, lớp chân không và lớp vỏ. Trong đó, lớp ruột và chân không ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt và chất lượng đồ uống.
1. Cách chọn bình giữ nhiệt tốt, chất liệu an toàn
Vì bình giữ nhiệt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nên sẽ là mối nguy cho sức khỏe nếu bạn chọn bình chất lượng kém. Có ba bộ phận quan trọng của bình mà bạn cần lưu ý:
Ruột bình bằng kim loại
Ruột bình phổ biến hiện nay là inox 304. Hoặc 18/8, có nghĩa là có 18% crôm và 8% niken. Ruột bằng kim loại phổ biến bởi khả năng giữ nhiệt tốt, không bị gỉ sét sau thời gian sử dụng và không chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, ruột bình kim loại cũng có vài đặc điểm như:
- Không giữ được mùi vị của đồ uống.
- Bình có thể bị sứt mẻ nếu va đập mạnh.
- Đồ uống có thể tăng nhiệt độ, nếu bình ở nơi có nhiệt độ cao.
Nắp bình
Để hạn chế bình bị rò rỉ nước, bạn nên chọn bình giữ nhiệt có nắp vặn.
Video đang HOT
Nắp bình có gioăng silicon để mút chặt phần cổ bình. Gioăng này có thể tháo rời, làm sạch và hạn chế rửa bằng nước nóng vì sẽ gây biến dạng.
Vỏ bình
Hai chất liệu phổ biến là nhựa và thép không gỉ. Vỏ bằng nhựa giúp giảm trọng lượng nhưng khả năng chống ăn mòn, bền chắc, hoặc độ cứng cáp sẽ không bằng vỏ thép không gỉ.
2. Chú ý dung tích và loại thực phẩm phù hợp
Dung tích
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, luôn rót chừa một khoảng trống giữa nước và nắp bình để cách nhiệt. Khoảng trống sẽ khiến nhiệt truyền chậm hơn, tránh hiện tượng ngưng tụ nước ở vỏ bình (đồ uống lạnh) và nhiệt nóng (đồ uống nóng).
Không chứa sữa, nước trái cây, đồ uống có gas trong thời gian dài
PGS. TS Lê Thu Quý cho biết, thức uống mang tính acid chua, chứa nhiều muối có khả năng tác động với thành phầm kim loại ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, đồ uống chua như cam, chanh, táo, nước uống có gas nên hạn chế đựng trong bình giữ nhiệt.
Sữa nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường, dễ bị ôi thiu và biến tính nên tránh chứa đựng trong những thiết bị không được tiệt trùng.
3. Không để bình giữ nhiệt thay đổi nhiệt độ đột ngột
Thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bình giữ nhiệt bị co giãn liên tục và giảm tuổi thọ. Nên có thời gian nghỉ tối thiểu 15 phút khi chuyển đồ nóng sang lạnh và ngược lại.
Với lý do trên, bạn không nên cho bình giữ nhiệt vào tủ lạnh, cốp xe hay lò vi sóng.
4. Vệ sinh bình sau mỗi lần sử dụng
Đế tránh bình bị ám mùi, khó vệ sinh thì bạn nên rửa bình mỗi ngày, bằng các dung dịch và hóa chất sau:
Dung dịch rửa bình sữa cho trẻ
Rửa bình bằng cọ mềm. Sản phẩm của trẻ có độ an toàn cao, không lo tồn đọng hóa chất sau khi rửa.
Baking soda
Pha 1 muỗng baking soda với nước ấm rồi ngâm bình trong tình trạng mở nắp, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Giấm ăn
Pha 1 – 2 giọt giấm vào nước ấm và ngâm trong tình trạng mở nắp khoảng 30′, sau đó rửa sạch lại bằng mút mềm.
Ngâm nước ấm
Đổ nước ấm vào bình không đậy nắp trong khoảng 10′, tránh ngâm cả ngày hoặc qua đêm.
Lưu ý: Không làm sạch bình bằng vật dụng thô nhám như búi sắt và chất tẩy rửa mạnh sẽ làm giảm khả năng giữ nhiệt của bình.
Khi bình giữ nhiệt bị va đập, móp méo thì bạn nên mua bình mới vì lớp chịu nhiệt có thể đã biến dạng, sẽ nguy hiểm nếu bạn đựng đồ uống nóng và mau tan đá với đồ uống lạnh.
Mẹ đã biết cách ngăn ngừa, giảm đầy hơi cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi?
Mẹ hoàn toàn có thể giảm và ngăn ngừa chứng đầy hơi cho bé bằng những mẹo nhỏ đơn giản mà hiệu quả.
Xoa bụng cho bé
Bạn hãy dạy con thở sâu và mát-xa vai hoặc xoa bụng cho con. Những cách này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa và giảm đầy hơi cho bé.
Cho bé vận động
Đường tiêu hóa chỉ hoạt động tốt hơn khi cơ thể vận động. Mẹ có thể cho bé lẫy, bò hay thực hiện động tác đạp xe bằng chân. Với bé đã biết đi, mẹ hãy cho bé đi bộ thư giãn trong 15 phút và tập các bài thể dục nhẹ nhàng.
Làm mềm phân
Nếu bé bị áo bón và đầy hơi, bạn có thể trộn thực phẩm hỗ trợ không vị, không mùi vào nước giải khát của trẻ mỗi ngày để hút thêm nước vào ruột kết và làm mềm phân. Tới gặp bác sĩ nhi khoa để biết liều lượng phù hợp với độ tuổi của con bạn.
Không nhai kẹo cao su và uống đồ uống có gas
Nhai kẹo cao su và uống đồ uống có gas gây tích rất nhiều khí trong bụng, dẫn đến hoặc làm nặng thêm chứng đầy hơi. Do đó để ngăn ngừa và giảm đầy hơi, bạn không nên cho trẻ ăn kẹo cao su hay uống đồ uống có gas.
Ăn nhiều chất xơ hơn
Chất xơ là một loại tiền sinh học, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, có khả năng kích thích nhu động ruột và làm sạch đường ruột. Bạn hãy cho bé ăn thêm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau mỗi ngày.
Hãy thử men vi sinh
Men vi sinh chứa các Probiotics - lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Men vi sinh giúp trẻ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, ợ chua, đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu. Loại men này còn giúp bé tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Đau mắt đỏ nên kiêng gì? Những thực phẩm rất độc đối với người bệnh Các bác sĩ khuyến cáo những người bị đau mắt đỏ không cần phải kiêng khem quá nhiều món ăn, thay vào đó là nên có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tời quá...