Bình giữ nhiệt Tàu: Sát thủ âm thầm, nguy cơ ung thư
Loại bình giữ nhiệt được dùng chủ yếu cho người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do thiếu thông tin và sự chủ quan, những chiếc bình giữ nhiệt dùng hàng ngày có thể trở thành một sát thủ âm thầm gây hiểm họa cho sức khỏe của người dùng.
Nhập nhằng nhãn mác, giá cả
Nhà có con nhỏ thường xuyên phải sử dụng bình giữ nhiệt, chị Nguyễn Thị Hòa (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cẩn thận đặt hàng trên mạng sản phẩm được quảng cáo nhập từ nước ngoài về, có giá hơn 500.000 đồng.
Người bán quảng cáo sản phẩm này là hàng chính hãng và được xách tay mang về Việt Nam nên giá thành cao so với nhiều loại trong nước, chính vì thế chị Hòa cũng phần nào an tâm.
Tuy nhiên, trong một lần đi chợ, tình cờ chị thấy có bán chiếc bình giữ nhiệt kiểu dáng giống hệt sản phẩm chị đã mua nhưng giá chỉ bằng 1/3. Về hình thức, hai loại bình này giống hệt nhau, nhìn mắt thường khó có thể phân biệt.
Bình giữ nhiệt thường được dùng để đựng trà, cà phê, các loại nước trái cây,…
Chị Hòa nghi ngờ: Liệu bình chị mua giá 500.000 đồng có phải là hàng thật, còn loại bình bán ở chợ ghi sản xuất tại Trung Quốc, liệu có an toàn?
Không chỉ riêng chị Hòa, rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là giới văn phòng, xem chiếc bình giữ nhiệt là vật bất ly thân nhờ tính năng giữ nhiệt từ 6-12 tiếng. Bình được dùng để đựng trà, cà phê, các loại nước trái cây,… uống cả ngày.
Qua tìm hiểu các loại bình giữ nhiệt, chị Hòa mới tá hỏa khi biết nhiều loại bình được làm giả, gắn mắc nước ngoài nhưng đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Mức giá cũng nhiều loại từ 100.000-200.000 đồng/chiếc tới cả triệu đồng. Nếu không biết phân biệt, những người mua hàng như chị rất dễ bị lừa.
Theo khảo sát tại các siêu thị điện máy, bình giữ nhiệt đa dạng về chủng loại từ Thái Lan tới châu Âu, giá bán từ 300.000 đến cả triệu đồng/chiếc.
Video đang HOT
Các nhân viên bán hàng đều giới thiệu là hàng chính hãng, chất lượng tốt, tuổi thọ trung bình cao. Bên cạnh đó có cả loại hàng giá bình dân dưới 100.000 đồng/chiếc, nhập về từ Trung Quốc nhưng thời gian giữ nhiệt kém hơn.
Nhân viên cửa hàng giải thích, giá bình giữ nhiệt Trung Quốc thường gây chú ý bởi hoa văn đẹp, giá rẻ chỉ từ 50.000-90.000 đồng/bình nên dễ bán.
Tại chợ Đồng Xuân, loại bình giữ nhiệt được các tiểu thương bày bán công khai, với nhiều loại sản phẩm. Hầu hết đó đều là hàng ngoại nhập, trong đó các sản phẩm trong nước đều không hề có vì mẫu mã không đa dạng và người mua không ưa chuộng.
Hoang mang trước nguy cơ gây ung thư
“Bình đựng nước nóng loại nhỏ mang đi làm có giá 150.000 đồng, nếu muốn mua loại tốt thì trên 200.000 đồng, nhưng khách hàng đến đây thường mua bình dung tích 300ml, giá khoảng 65.000 -70.000 đồng/bình của Trung Quốc. Họ thường mua cho con mang nước đi học vì giá không quá cao”, một người bán hàng cho hay.
Người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm đã được công bố chất lượng sản phẩm và nhập khẩu theo đường chính ngạch
Nhìn loại bình có vỏ kim loại sáng màu inox dán tem nổi bật dòng chữ Nhật, rất dễ nhầm là hàng Nhật. Chỉ đến khi khách yêu cầu cửa hàng cho xem bao bì sản phẩm mới nhận ra nguồn gốc là từ Trung Quốc. Khi được hỏi về chất lượng và an toàn sức khỏe, người bán đều khẳng định hàng nhập, nếu hỏng do nhà sản xuất có thể đổi lại.
Cách đây không lâu, thông tin bình giữ nhiệt của Trung Quốc có chất gây ung thư càng làm người tiêu dùng hoang mang vì mặt hàng này đang được rất nhiều người sử dụng hàng ngày. Viện nghiên cứu và kiểm định chất lượng sản phẩm tỉnh Giang Tô, Trung Quốc công bố thông tin trong bình giữ nhiệt có thôi nhiễm kim loại nặng gây ung thư khi người tiêu dùng đựng các loại nước có tính axit mạnh trong đó như nước trái cây, trà,…
Ngay sau đó, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra đồng loạt 145 mẫu bình giữ nhiệt trên thì có tới 73 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Người tiêu dùng Việt Nam càng thêm lo ngại khi mới đây, báo chí đưa tin về việc cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đã thu hồi sản phẩm bình giữ nhiệt Trung Quốc do phát hiện có chứa hóa chất gây hại đến sức khỏe con người, thậm chí gây ung thư.
Chị Mai Thu Trang (quận Hà Đông, Hà Nội), lo lắng: “Trước đây mình vẫn có thói quen sử dụng bình nước nóng để mang đồ uống tới cơ quan. Đúng là khi mua cũng không để ý, chỉ nghĩ rẻ và tiện dụng. Giờ nghe thông tin có thể gây ung thư mình cũng hoang mang”.
Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua những sản phẩm đã được công bố chất lượng sản phẩm và nhập khẩu theo đường chính ngạch, không mua và sử dụng các bình nước nóng trôi nổi trên thị trường vì nguy cơ rủi ro cao hơn.
Duy Hải
Theo_VietNamNet
Kiểm tra formaldehyde: Sửa ngay để gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may
Thông tư 37 quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyde sản phẩm dệt may đang gây nhiều bức xúc đối với cộng đồng doanh nghiệp.
Suốt 7 năm qua, nhiều doanh nghiệp dệt may bức xúc trước quy định của Bộ Công Thương về kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo (gọi tắt là kiểm tra formaldehyde) trong sản phẩm dệt may theo Thông tư 32/2009 và sau đó sửa đổi thành Thông tư 37/2015.
Quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm trong sản phẩm dệt may gây ra nhiều phiền phức cho DN. (Ảnh minh họa: KT)
Trong lúc Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp dệt may về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 37/2015, thì lại có ý kiến cho rằng, việc ban hành Thông tư này là trái quy định và cần bãi bỏ ngay.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm trong sản phẩm dệt may gây ra nhiều phiền phức. Mỗi lô hàng vải nhập khẩu về, doanh nghiệp phát sinh thêm phí giám định hàm lượng formaldehyde khoảng 2 triệu đồng/1 mẫu vải.
Thậm chí đối với các lô hàng nhập về làm mẫu chỉ có 5-10 mét vải, doanh nghiệp vẫn phải kiểm định hàm lượng formaldehyde với chi phí 10 USD. Mỗi lô hàng kiểm tra mất từ 7-10 ngày. Như vậy, mỗi năm có hàng nghìn lô hàng phải kiểm tra gây lãng phí thời gian của doanh nghiệp và cơ quan kiểm định. Tốn kém thời gian và chi phí là vậy, nhưng hiệu quả lại chả được bao nhiêu, mà còn thêm rắc rối cho doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Khánh, Giám đốc Công ty May 1 Nam Định nêu thực tế: "Công ty có đơn hàng vải nhập khẩu về may mẫu để xuất khẩu sang thị trường Đức. Hàng nhập khẩu cần gấp rút nhưng qua thủ tục kiểm tra này khiến doanh nghiệp mất thêm chi phí và thời gian và khó giải thích cho khách. Việc phát sinh quy trình kiểm tra này không cần thiết, rườm rà, lại ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp".
Điều đáng chú ý là theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Thông tư 37/2015 của Bộ Công Thương quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trong sản phẩm dệt may là trái quy định.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) phân tích, theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Công Thương chỉ được ban hành các quy định về việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may, nếu sản phẩm này thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, tại Thông tư số 08/2012 về "Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương" thì sản phẩm dệt may lại không có trong danh mục này. Như vậy, việc ban hành Thông tư 37 của Bộ Công Thương là trái Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đến ngày 24/11/2015, Bộ Công Thương mới "chữa cháy" bằng cách ban hành Thông tư số 41/2015 thay thế Thông tư số 08/2012, trong đó bổ sung sản phẩm dệt may vào danh mục. Thế nhưng, thực tế là Thông tư 41 ban hành và có hiệu lực sau Thông tư 37.
Bởi vậy, Bà Nguyễn Minh Thảo khẳng định: "Trước đây là Thông tư 32 và nay là Thông tư 37 đều không dựa trên cơ sở pháp lý của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong 7 năm qua, doanh nghiệp bị kiểm tra liên tục và thường xuyên, gây tốn kém hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp và kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. Tỷ lệ phát hiện sản phẩm không đạt chỉ chiếm dưới 1%. Như vậy hiệu quả của Thông tư này cần xem xét lại. Chúng tôi thấy rằng cơ sở pháp lý Thông tư 37 không đảm bảo và kiến nghị Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư này."
Theo Bộ Công Thương, việc ban hành Thông tư 37 quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm là để bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chỉ có dưới 1% hàng hóa mắc lỗi cho thấy, để bảo vệ người tiêu dùng mà lựa chọn kiểm tra hàm lượng formaldehyde là không hiệu quả.
Trước những bất cập này, mới đây, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2015. Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan để hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp hội kiến nghị bỏ Thông tư 37 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm vải từ nước ngoài về không phải kiểm tra formaldehyde.
"Lý do là khách hàng họ đặt vải của nhà sản xuất, kiểm định chất lượng và đã chịu trách nhiệm về việc đó nên không cần phải làm việc đó nữa. Nếu kiểm tra chỉ kiểm xác xuất một lô vải nhất định để giảm chi phí và thời gian của doanh nghiệp. Những sản phẩm nhập khẩu sử dụng trong nước nên kiểm tra còn sản phẩm nhập khẩu cho xuất khẩu thì không nên".
Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 35/2016 về hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh, các cơ quan chức năng cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, một thông tư gây nhiều bức xúc đối với cộng đồng doanh nghiệp vì gây tốn kém thời gian, tiền của, chưa kể là còn những bất cập trong quá trình ban hành, thì rõ ràng phải được nghiên cứu, xem xét sửa đổi cho phù hợp thực tiễn. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nâng cao được sức cạnh tranh./.
Theo_VOV
Chuyện về những tử tù... muốn được đền tội sớm Làm người, ai chẳng ham sống, nhất là tử tù thì cuộc sống được tính bằng ngày, bằng giờ. Thế nhưng ở Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng, nhiều tử tù thấy mình sống không còn y nghĩa gì nữa, thậm chí có người còn cho rằng mình sống thêm ngày nào là người thân đau khổ thêm ngày đó...