Bình Dương xin trả lại hàng ngàn liều thuốc điều trị Covid-19
Ngày 26.6, lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương xác nhận đơn vị này đã đề nghị xin trả về kho của Bộ Y tế hàng chục ngàn liều thuốc điều trị Covid-19 do không có nhu cầu và để lâu sẽ hết hạn sử dụng.
Các loại thuốc điều trị Covid-19 được Sở Y tế Bình Dương xin trả về kho của Bộ Y tế quản lý, bao gồm: thuốc Avigan 35.000 liều, Casirivimab and Imdevimab 150 liều, Cipremi RTU H1 100mg/20ml trên 17.900 lọ, Desrem 1.000 lọ.
Bình Dương xin trả lại số lượng lớn thuốc điều trị Covid-19. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Ngày 25.6: Cả nước 657 ca Covid-19, 5.239 ca khỏi | Hà Nội 169 ca | TP.HCM 27 ca
Theo lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương, lý do xin trả lại thuốc điều trị Covid-19 là do tình hình dịch bệnh trên địa bàn Bình Dương đã tạm ổn, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày phát sinh tương đối nhỏ và số bệnh nhân phải sử dụng thuốc điều trị giảm rất nhiều và hằng tuần các cơ sở điều trị Covid-19 không còn sử dụng các loại thuốc kể trên.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cho rằng do không có nhu cầu phải sử dụng thuốc điều trị Covid-19 và để lâu sẽ hết hạn sử dụng nên xin trả lại để Bộ Y tế điều chuyển cho các địa phương khác sử dụng.
Phó Thủ tướng nhắc Hà Nội và các địa phương không cát cứ để đi lại thông suốt
"Chúng ta không dùng các biện pháp hạn chế hoặc ngăn cản đi lại, đặc biệt là vận tải hàng hóa qua các tỉnh thành để làm sao lưu thông được thông suốt trong cả nước".
Đó là lưu ý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng và nhiệm vụ quý 4 vào chiều 15/10.
Không dùng các biện pháp hạn chế hoặc ngăn cản lưu thông
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đề nghị Bộ GTVT phối hợp chặt với Hà Nội và các địa phương có liên quan nhằm bảo đảm việc phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải hành khách. Bộ cần phối hợp với Bộ Công an và các địa phương có cách thức giám sát hành khách đến Hà Nội để phục vụ truy vết.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lưu ý, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, trong đó có đưa ra nhiều tiêu chí về tình hình mới.
Trong các biện pháp được nêu có 2 biện pháp liên quan vận tải hành khách, lưu thông hàng hoá. Trong đó nêu rõ quá trình bình thường mới, các địa phương vừa đảm bảo phòng chống dịch, kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời đảm bảo vấn đề lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách.
"Chúng ta không dùng các biện pháp hạn chế hoặc ngăn cản lưu thông đi lại, đặc biệt là lưu thông hàng hóa qua các tỉnh, thành", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Với Hà Nội, ông Phạm Bình Minh cho rằng, từ các tỉnh phía Bắc đi về phía Nam, từ các phía Nam đi về phía Bắc đều phải đi qua phạm vi địa lý hành chính của Hà Nội. Do đó, Hà Nội phải hết sức lưu tâm làm sao lưu thông thông suốt trong cả nước.
"Chúng ta chống dịch nhưng không hạn chế vấn đề lưu thông", Phó Thủ tướng lưu ý một lần nữa. Ông cho biết, đây là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn thời gian qua, có lúc, có nơi, một số địa phương thực hiện các các biện pháp phòng chống dịch làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa.
Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ GTVT Trần Bảo Ngọc cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục giao ban với Bộ Y tế, Công Thương, Bộ NN&PTNT, bộ ngành liên quan và các địa phương để kịp thời giải quyết khó khăn phát sinh trong vận tải trên toàn quốc.
Đối với công tác lưu thông và vận tải hàng hoá, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo các địa phương để hướng dẫn, thực hiện tốt hoạt động vận tải, lưu thông hàng hoá.
Đối với vận tải hành khách, Bộ GTVT sẽ tổ chức triển khai các quy định tạm thời về triển khai đường bay nội địa, vận tải đường bộ, đường sắt linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
"Bộ sẽ tập trung triển khai Nghị quyết 128 về việc ban hành quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch có hiệu quả, Bộ tập trung hướng dẫn các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn", ông Ngọc thông tin.
Ngoài ra, Bộ GTVT khẩn trương, rà soát hướng dẫn kế hoạch giao thông vận tải liên tỉnh, lưu thông hàng hóa đảm bảo thông suốt, thích ứng an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Ông Ngọc đề nghị các tỉnh, thành phố sớm chỉ đạo việc công bố cấp độ dịch trên địa bàn làm cơ sở cho việc triển khai thuận lợi hướng dẫn và kế hoạch hoạt động giao thông vận tải liên tỉnh mà Bộ sẽ ban hành trong thời gian tới.
Mỗi địa phương thực hiện theo một kiểu, làm sao lưu thông được
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ lưu ý: "Mỗi địa phương đang thực hiện theo một quy định khác nhau thì làm sao lưu thông được".
Theo ông Thọ, từ trước nay, các địa phương thực hiện theo nhiều hướng dẫn khác nhau. Nhưng bây giờ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, đi kèm với đó là hướng dẫn của Bộ Y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
"Vì vậy, tôi đề nghị các địa phương, bộ, ban, ngành nghiên cứu triển khai đồng bộ, tránh cát cứ, nhất trong lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng rất lớn đến việc phục hồi kinh tế", Thứ trưởng GTVT nhấn mạnh.
Ông cho biết, Bộ cố gắng trong vài ngày tới ban hành quy định mới thay thế các quy định cũ để các tỉnh thực hiện cho đồng bộ.
Cục trưởng Cục Hàng không - Bộ GTVT Đinh Việt Thắng cho biết, trong thời gian tới, Cục nghiên cứu báo cáo Bộ mở đường bay quốc tế trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, trong thời gian thực hiện các giải pháp để "bình thường mới" rất dễ dẫn đến vấn đề "bung ra". Vì vậy, các địa phương hết sức lưu tâm đến vấn đề lưu thông, giao thông trong thời gian này. Trong thời gian tới, cần tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ theo tiêu chí, giải pháp chung trong toàn quốc.
"Thủ tướng đã lưu ý không để mỗi địa phương đưa ra quy định riêng mà đây là quy định chung, thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Đề nghị các tỉnh, thành thực hiện nghiêm Nghị quyết này", ông nhấn mạnh.
Người từ các vùng đến Quảng Bình phải có giấy xét nghiệm âm tính UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, với người đến tỉnh từ các vùng có nguy cơ phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72h kể từ thời điểm lấy mẫu và được cách ly tại nhà. Ngày 15/10, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết, Sở đang nghiên cứu để tham mưu cho...