Bình Dương xây bệnh viện dã chiến 3.000 giường trên nhà xưởng của doanh nghiệp
Ngày 9-8, thêm một bệnh viện dã chiến quy mô lớn, tới 3.000 giường (có khả năng mở rộng lên 5.000 giường) được Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương đưa vào hoạt động.
Bên trong bệnh viện dã chiến số 4 tỉnh Bình Dương. Việc triển khai các bệnh viện dã chiến được thực hiện nhanh nhờ phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp, trong đó cơ sở vật chất ban đầu do doanh nghiệp hỗ trợ – Ảnh: B.S.
Trong ngày 8-8, ngành y tế tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các địa phương điều chuyển hơn 1.600 ca F0 lên các cơ sở điều trị của bệnh viện dã chiến. Trong đó nhiều nhất là 1.140 ca tới bệnh viện dã chiến số 3; 154 ca tới bệnh viện dã chiến số 1; còn lại tới các cơ sở điều trị khác.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương
Đây là bệnh viện dã chiến số 4 của tỉnh Bình Dương được đặt tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, do Công ty TNHH Hoàng Hùng tài trợ, xây dựng trên khuôn viên gần 3ha, trong đó diện tích xây dựng là khoảng 2,4 ha.
Bác sĩ Huỳnh Minh Chín – giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng – được bổ nhiệm làm giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 4.
Ông Nguyễn Văn Lợi – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương – cho biết tỉnh rất trân trọng doanh nghiệp đã có tấm lòng hảo tâm, nỗ lực triển khai xây dựng ngày đêm để có thể sớm đưa bệnh viện đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu cấp bách khi dịch bệnh tại Bình Dương đang diễn biến rất phức tạp.
Bệnh viện dã chiến số 4 được xây dựng trên cơ sở nhà xưởng được Công ty Hoàng Hùng cải tạo lại, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị cơ bản. Nhà nước trang bị thêm thiết bị y tế, điều động nhân sự để vận hành.
Trước đó, ba khu điều trị dã chiến khác cũng đã được đưa vào hoạt động tại Bình Dương do có sự tài trợ về địa điểm và xây dựng của doanh nghiệp. Tổng công suất 4 khu điều trị dã chiến tại Bình Dương lên tới 12.800 giường và có thể mở rộng thêm.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là không để lãng phí giường bệnh. Sau khi Tuổi Trẻ Online có phản ánh “Bình Dương: Bệnh viện dư chỗ nhưng F0 vẫn phải lưu lại trường học, nhà máy”, ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bình Dương đã có chấn chỉnh, khắc phục.
Bệnh viện dã chiến số 1 (đặt tại Trung tâm triển lãm quốc tế thành phố mới Bình Dương) quy mô 1.500 giường.
Khu điều trị Thới Hòa (bệnh viện dã chiến số 2 là tên dự kiến ban đầu): được đổi tên thành cơ sở 2 của bệnh viện dã chiến số 1 có quy mô 5.300 giường. Hai cơ sở của bệnh viện dã chiến số 1 do Tổng công ty Becamex IDC xây dựng.
Bệnh viện dã chiến số 3 đặt tại khuôn viên trường Đại học Việt – Đức, thị xã Bến Cát quy mô 3.000 giường do Công ty TNHH MTV Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương xây dựng.
Cận cảnh bên trong bệnh viện dã chiến 5.000 giường ở Bình Dương
Bệnh viện dã chiến số 2 quy mô 5.000 giường xây dựng tại thị xã Bến Cát đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật để kịp bàn giao đầu tháng 8 phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bình Dương.
Cận cảnh bên trong bệnh viện dã chiến 5.000 giường ở Bình Dương
Bệnh viện dã chiến số 2 tỉnh Bình Dương đang được thiết lập trên một phần nhà xưởng logistic của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BWID (Khu Thới Hòa, thị xã Bến Cát).
Tổng khuôn viên Bệnh viện dã chiến số 2 có diện tích 65.000 m2, trong đó, diện tích xây dựng sàn bố trí bệnh viện 41.000 m2 đáp ứng 5.000 giường bệnh và các khu chức năng phụ trợ.
Bệnh viện khởi công xây dựng từ ngày 27/7, dự kiến đưa vào vận hành trước khoảng 1.200 giường vào ngày 3/8. Vật liệu sử dụng chủ yếu sử dụng xây dựng bệnh viện là các khung thép lắp ráp, các tấm vách tổng hợp, giường đơn bằng sắt...
Các kíp công nhân tại đây đang gấp rút hoàn thiện các khâu lắp đặt kỹ thuật cuối cùng cho phân khu giường bệnh đầu tiên sớm đi vào hoạt động. Theo đội kỹ thuật điện, phần dây sẽ chọn dây đơn chất lượng cao, độ bền lớn, trong quá trình bệnh viện hoạt động hạn chế việc bào trì, ảnh hưởng đến việc chữa trị cho bệnh nhân.
Nệm giường và gối cho người bệnh được lựa chọn gọn nhẹ, thoáng mát, không quá dày, dễ vận chuyển để phù hợp với tính chất dã chiến của bệnh viện.
Trước mắt bệnh viện được bàn giao 1.000 quạt điện giúp bệnh nhân điều trị tránh nóng. Các phân khu tiếp nhận phân loại, hành chính, kiểm soát nhiễm khuẩn, xét nghiệm, dược phẩm - vật tư, dinh dưỡng, vệ sinh... được bố trí độc lập và các làn di chuyển cũng tối ưu một chiều hạn chế tối đa tiếp xúc trong bệnh viện.
Đơn vị thi công khung phòng, lắp đặt giường sắt tới đâu thì nhóm dọn dẹp và sắp xếp phụ kiện, thiết bị nhỏ lẻ thiết yếu làm tới đó theo mô hình cuốn chiếu.
Mỗi phòng bệnh nhân điều trị sẽ được chia lô rộng khoảng 6 m2 gồm giường đơn, tủ đồ cá nhân, quạt, đèn chiếu sáng và có vách ngăn với các phòng liền kề. Dự kiến sẽ đưa vào vận hành toàn bộ vào ngày 8/8 với công suất dự kiến 5.000 giường.
Phần xây dựng và vật dụng bên trong tổng kinh phí 50 tỷ đồng. Phần trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ khoảng 77 tỷ đồng. Trong đó, mặt bằng do đơn vị công ty BWID tài trợ, chi phí thi công và tiện nghi sinh hoạt do Tổng công ty Becamex IDC tài trợ, thiết bị y tế và máy móc chuyên dụng được cân đối từ ngân sách tỉnh Bình Dương.
Bệnh viện dã chiến số 2 chia làm 2 khu, mỗi khu quy mô gần 3.000 giường bệnh. Tất cả việc quản lý tại đây đều được số hóa để giảm tải nhân lực, tránh quá tải trong quá trình vận hành. Số liệu sẽ được cập nhật 15 phút/lần, hệ thống camera giám sát có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
"Cũng không có gì phức tạp, các khung nhôm đã được gia công theo mẫu, mình chỉ việc bắn vít, lắp ráp lại là xong. Anh em chúng tôi làm việc quen tay nên cũng công việc cũng nhanh và thuận lợi, phải cố gắng để có bệnh viện chữa bệnh Covid cho người dân", một công nhân chia sẻ.
Để đẩy nhanh tiến độ, nhóm công nhân chia làm 3 ca làm việc 24/24h, các ca nghỉ giữa ca chỉ một tiếng đồng hồ, luân phiên liên tục.
Thực hiện "3 tại chỗ", một phần nhà xưởng làm bệnh viện dã chiến được bố trí làm nơi ăn, ngủ, nghỉ cho công nhân thi công.
Bệnh viện dã chiến số 2 được nhà tài trợ lắp hệ thống bồn chứa oxy, truyền qua hệ thống dẫn nạp vào tận giường bệnh nhân. Có 600 giường có gắn trợ thở oxy cố định bằng hệ thống oxy trung tâm.
Khu vực xử lý rác thải y tế trong điều trị, công nhân đang lắp ráp khoảng 500 thùng rác. Các thùng rác này có bánh xe để tiện di chuyển, bố trí luân phiên, tách biệt với rác sinh hoạt của lực lượng y tế.
Ngày 29/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương ký tờ trình thành lập và bổ nhiệm Ban Giám đốc của 4 bệnh viện dã chiến có tổng số khoảng 16.000 giường bệnh được bố trí tại 3 địa phương trên địa bàn tỉnh.
Bệnh viện dã chiến số 1 (hai cơ sở) với tổng số 3.000 giường bệnh đặt tại WTC EXPO (gần Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, cơ sở 1 đã đi vào hoạt động) và Xưởng khởi nghiệp của Trường Đại học quốc tế Miền Đông.
Bệnh viện dã chiến thứ 2 được đặt tại Khu nhà xưởng Becamex (phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát) với khoảng 5.000 giường.
Bệnh viện dã chiến số 3 được đặt tại Trường Đại học Việt Đức (phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát) với quy mô khoảng 3.000 giường.
Bệnh viện dã chiến số 4 được đặt tại Khu nhà xưởng Công ty Hoàng Hùng (huyện Bàu Bàng) với quy mô khoảng 3.000 đến 5.000 giường.
Cùng với đó, Quân khu 7 phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương đã thành lập và đi vào hoạt động bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5B, được đặt tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh (phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một). Nơi đây có khả năng tiếp nhận và điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ, từ đó giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Bệnh viện Tâm thần Bình Dương (phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên) được trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến từ tháng 6/2021 với quy mô khoảng 200 giường, chuyên nhận bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.
Tỉnh Bình Dương hiện có 12 khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn với 5.019 bệnh nhân đang điều trị
Vượt qua 10.000 ca, Bình Dương huy động 20.000 người hỗ trợ ngành y tế Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, tính từ 6 giờ đến 17 giờ ngày 29/7, Bình Dương ghi nhận thêm 738 ca mắc mới, nâng số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua là 1.144 ca. Nhiều người ở thành phố Dĩ An vẫn còn ra đường sau 18 giờ và bị lực lượng chức năng lập...