Bình Dương: Vốn Hội về miệt vườn, hoa nở, trái ngon
20 năm qua, Hội ND tỉnh Bình Dương đã chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, phối hợp với UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh xây dựng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).
Từ đồng vốn Quỹ HTND chắt chiu được, Hội ND tỉnh Bình Dương từng bước góp phần hỗ trợ hiệu quả giúp ND đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. Qua đó, Quỹ HTND nói riêng, hoạt động Hội và phong trào ND nói chung đã góp phần đưa đưa lĩnh vực nông nghiệp, ND, nông thôn tỉnh Bình Dương phát triển khởi sắc. Đời sống, thu nhập của ND nâng lên rõ rệt, vị trí, vai trò của Hội NDVN được củng cố, tăng cường.
Vốn về với miệt vườn
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Bình Dương thăm mô hình hoa lan của nông dân có sử dụng Quỹ HTND. Ảnh: Trần Đáng
“Hiện nay, nhiều yếu tố tác động có thể hủy hoại vườn cây măng cụt – trái cây đặc sản nức tiếng thơm ngon của thị xã Lái Thiêu như: Ô nhiễm môi trường nước, đô thị hóa… Tuy nhiên, để giữ vườn cây cha ông để lại, ND trồng măng cụt vẫn quyết tâm tìm mọi cách, trong đó có nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng trái măng cụt. Quỹ HTND phường An Thạnh đang trở thành kênh vốn hữu ích giúp cho việc giữ gìn vườn măng cụt…”-ông Phạm Quốc Việt – Chủ tịch Hội ND phường An Thạnh cho biết.
Hiện, phường An Thạnh có 3 tổ cải tạo và chăm sóc vườn cây trái đặc sản với 33 thành viên. Quỹ HTND đã cho 3 tổ này vay hơn 1,27 tỷ đồng để bà con có vốn đầu tư cải tạo, thâm canh, áp dụng KHKT nhằm năng cao năng suất, chất lượng trái cây, đặc biệt là măng cụt.
Ông Nguyễn Tâm Phúc-Tổ trưởng một tổ cải tạo và chăm sóc vườn cây cho biết, tổ hiện có 13 thành viên. Vừa rồi, tổ của chúng tôi đã được vay gần 500 triệu đồng vốn Quỹ HTND để cải tạo và chăm sóc vườn cây măng cụt của các gia đình thành viên. “So với yêu cầu về trồng măng cụt, dù số vốn vay không lớn, nhưng nó rất cần kíp cho ND trồng măng cụt lúc này. Số vốn này chúng tôi sẽ lo kiên cố bờ bao, nạo vét kênh mương nhằm giữ nước trong vườn, trồng cây mới thay những cây chết…”- ông Phúc cho biết.
Trong khi đó, tại ấp Bình An ( xã An Bình, huyện Phú Giáo), với số tiền 30 triệu đồng được vay từ nguồn vốn Quỹ HTND, cùng với vốn nhà, anh Đặng Văn Trường đã mạnh dạn đầu tư trồng mới 1,5ha tiêu. Đến nay, 2.400 trụ tiêu của gia đình anh Trường đã phát triển tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định trong thời gian tới.
Video đang HOT
Anh Trường cho biết, những năm trước, do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh nên vườn tiêu của gia đình anh đang xanh tốt bỗng dưng chết dần. Đang túng thiếu vốn trồng mới vườn tiêu, anh được Hội ND xã An Bình xét cho vay vốn Quỹ HTND. “Gia đình tôi như “cá gặp nước” khi có vốn đầu tư trồng vườn tiêu. Từ đó, tôi phá bỏ vườn tiêu bị bệnh để đầu tư trồng vườn tiêu mới. Thành quả bước đầu này là nhờ động lực từ nguồn vốn Quỹ HTND của Hội ND”- anh Trường quả quyết.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương. Ảnh: T.Đ
Lãnh đạo Hội ND xã An Bình cho biết, đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND của Hội ND xã cho vay đã lên hàng tỷ đồng. Điều đáng mừng là 100% hộ được vay vốn Quỹ HTND đều sử dụng đúng mục đích, trả phí, nợ gốc theo quy định, và hầu hết các mô hình sử dụng vốn đều phát huy hiệu quả kinh tế, đem lại thu nhập ổn định cho hội viên, ND…
Phát huy hiệu quả đồng vốn
Một trong những kết quả nổi bật trong hoạt động của Quỹ HTND tỉnh Bình Dương suốt 20 năm qua là việc Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội ND tỉnh các nhiệm kỳ, nhất là trong nhiệm kỳ 2013-2018 đã chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt tinh thần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ. Hội ND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chủ động xây dựng đề án phát triển Quỹ HTND từ nhiều nguồn, trong đó có tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền để bổ sung từ nguồn ngân sách địa phương. Cùng với số vốn ủy thác từ Hội ND cấp trên, hàng năm các cấp Hội ND tỉnh Bình Dương đều tích cực sáng tạo trong công tác vận động phát triển nguồn vốn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay cấp tỉnh và 100% huyện, thị, thành, cơ sở đều thành lập Ban vận động, Ban điều hành Quỹ HTND, Ban kiểm soát Quỹ HTND và thường xuyên củng cố kiện toàn kịp thời khi có thay đổi nhân sự. Riêng cấp tỉnh lập thêm Ban chỉ đạo quản lý Quỹ HTND do Ban Thường vụ Hội ND tỉnh kiêm nhiệm, đồng chí Chủ tịch Hội ND tỉnh làm Trưởng ban.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội đã xét cho trên 4.600 lượt hộ ND vay nguồn Quỹ HTND để phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện 260 dự án, thành lập 260 tổ hợp tác và tổ liên kết sản xuất. Điển hình có nhiều tổ làm ăn hiệu quả như: Tổ trồng mai ở An Tây (thị xã Bến Cát), tổ trồng hoa lan cây kiểng Định Hòa (TP.Thủ Dầu Một), tổ nuôi cá dĩa Chánh Nghĩa (TP.Thủ Dầu Một), tổ bò thịt , bò sữa (Dầu Tiếng); tổ nuôi cá Tam Lập (Phú Giáo)… Bên cạnh đó, việc hỗ trợ vốn từ Quỹ HTND đã đáp ứng nhu cầu về vốn của ND, từ đó thúc đẩy ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; đồng thời thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương và xây dựng nông thôn mới.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung chia sẻ, qua hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành và đồng hành cùng nông dân, Quỹ HTND tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Đó là những kinh nghiệm hay từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng tạo, trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, các đồng chí lãnh đạo Hội ND qua các nhiệm kỳ và đương nhiệm từ Hội ND tỉnh đến Hội ND cơ sở. Đó là tinh thần đoàn kết, thống nhất, luôn phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác để lãnh đạo điều hành hoạt động quỹ an toàn, hiệu quả và đưa Quỹ HTND ngày càng lớn mạnh.
Bà Nhung cho biết, năm 2017, trong buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bình Dương về công tác Hội và phong trào ND, trong đó có công tác, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý điều hành và sử dụng Quỹ HTND, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn cho rằng chuyến đi thăm và làm việc của đoàn T.Ư Hội NDVN “thực chất là đi học hỏi kinh nghiệm làm công tác Hội, nhất là giải pháp xây dựng, phát triển, quản lý điều hành Quỹ HTND của Hội ND tỉnh Bình Dương”.
“Nhờ làm tốt công tác Hội và phong trào ND, nhất là xây dựng, phát triển tốt Quỹ HTND mà đời sống nông dân trong tỉnh Bình Dương khá hơn nhiều tỉnh, thành khác…”- ông Lại Xuân Môn nhấn mạnh tại buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bình Dương.
Theo Danviet
Khởi nghiệp từ vốn vay Quỹ HTND mà thành hộ giàu
"Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho thu nhập mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên, không ít hộ từ vốn vay mà thành hộ giàu, hộ khá... Kết quả đó một phần nhờ sự hỗ trợ vay vốn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt của các cấp hội nông dân (ND)...", ông Trần Văn Sơn ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) khẳng định.
Giúp từ khi cơ hàn, khó khăn
Gia đình ông Trần Văn Sơn đến vùng gò đồi Phong Xuân lập nghiệp cách đây hơn 40 năm chỉ với "hai bàn tay trắng". Thiếu vốn, kiến thức, kỹ thuật sản xuất là điều mà ông Sơn cũng như nhiều hộ vùng kinh tế mới gặp phải. "Đến khi tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) thuộc Hội ND huyện Phong Điền, người dân mới có điều kiện phát triển sản xuất bởi bà con được vay vốn, vừa được tham gia tập huấn kỹ thuật, tìm hiểu cách thức làm ăn..."- ông Sơn chia sẻ.
Bằng nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ Quỹ HTND và Hội ND huyện Phong Điền tạo điều kiện tín chấp vay thêm ngân hàng, ông Sơn xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Ban đầu ông chỉ nuôi một số lợn nái, lợn thịt và chăn nuôi vài chục con gà. Quy mô sản xuất được ông Sơn mở rộng hằng năm, từ gia trại vài chục con, đến nay đã phát triển thành trang trại 300-400 con lợn thịt/năm.
Nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Phong Điền được vay vốn Quỹ HTND để duy trì, phát triển mô hình. ảnh: Hoàng Triều
Cũng tại vùng đồi Phong Xuân, những năm gần đây xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả bằng nguồn vốn vay từ Qũy HTND. Nguồn vốn vay ban đầu tuy chỉ từ vài chục triệu đồng/hộ nhưng là tiền đề và động lực để bà con thúc đẩy phát triển quy mô sản xuất cho nông dân.
Nguồn lực để Hội ND tham gia "xung kích"
Thông qua các hoạt động hỗ trợ của Hội ND, Quỹ HTND và tác động của chính sách nhà nước, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều hộ nông dân trở thành chủ doanh nghiệp, chủ các cơ sở SXKD, dịch vụ, chủ trang trại... doanh thu từ 800 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/năm...
Chủ tịch Hội ND huyện Phong Điền Nguyễn Thị Như Quỳnh cho biết: "Đời sống nông dân tại các địa phương mà Hội đưa vốn Quỹ HTND về có được như hôm nay một phần nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp Hội ND. Từ nguồn Qũy HTND huy động được hằng năm, các cấp Hội đã giải ngân cho hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Học tập từ các mô hình kinh tế hiệu quả, lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật tiên tiến do Hội ND tổ chức, nhiều hộ ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phong Điền có hàng trăm hộ có nguồn thu nhập mỗi năm từ 50 triệu đến hàng trăm triệu đồng từ các mô hình kinh tế... Vốn Quỹ HTND là công cụ quan trọng để Hội tham gia "xung kích" trong việc giúp nông dân giảm nghèo, làm giàu và xây dựng nông thôn mới.
Mô hình nuôi cá lồng sử dụng vốn Quỹ HTND ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Trần Văn Lập - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, hằng năm, cùng với các hoạt động tư vấn, dịch vụ, thì việc hỗ trợ vốn cho nông dân đã giúp phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đạt được nhiều kết quả tích cực. Hội ND từ cơ sở đến cấp tỉnh đều triển khai phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi,. Phong trào có sức lan tỏa rộng khắp từ đồng bằng đến miền núi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội khu vực nông thôn. /.
Theo Danviet
Vùng bưởi đỏ đặc sản của xứ Mường đang cho thu nhập cao Đó là vùng trồng giống bưởi đỏ đặc sản trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân nói riêng, nguồn vốn qua kênh Hội Nông dân nói chung đã góp phần mở rộng, phát triển vùng trồng loại cây có múi thơm, ngon, hấp dẫn này... Kể từ năm 2011 đến nay, từ...