Bình Dương vận hành nhà máy xử lý nước thải hơn 2.000 tỷ đồng
Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt công suất 17.000 m3 ngày đêm, thu gom nước thải sinh hoạt từ hơn 1.700 hộ dân.
Nhà máy xử lý nước thải của hơn 17.000 hộ dân. Ảnh: Nguyệt Triều.
Sáng 21/4, tỉnh Bình Dương đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt thị xã Thuận An giai đoạn 2 công suất 17.000 m3 ngày đêm.
Theo chủ đầu tư, tổng giá trị đầu tư dự án là 2.457 tỷ đồng, trong đó 85% nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản tài trợ và 15% vốn từ ngân sách địa phương.
Dự án nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường nước của tỉnh Bình Dương; bảo vệ sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thuận An và khu dân cư dọc theo kênh Ba Bò.
Nhà máy có khả năng tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt trên diện tích hơn 3.000 ha cùng với hệ thống ống thu gom chất thải dài 290.000 m đấu nối đến hơn 17.000 hộ, thông qua 17 trạm bơm. Nước thải được xử lý đạt quy chuẩn loại A theo quy định trước khi thải ra môi trường.
Video đang HOT
Nguyệt Triều
Theo VNE
Đường huyết mạch vào cửa ngõ phía Đông TP HCM lún nặng
Nhiều vị trí mặt đường Xa lộ Hà Nội lớp nhựa biến dạng nghiêm trọng, tạo thành rãnh sâu 20 cm theo vệt bánh xe kéo dài, mấp mô, khiến các xe qua đây bị lắc lư.
Gần một tuần nay, trên Xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Đồng Nai đến ngã ba 621 xuất hiện nhiều vệt lún kéo dài.
Lún nặng nhất và kéo dài liên tục là đoạn gần dốc Thiên Thu (thuộc thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp với quận 9, TP HCM). Khoảng 500 m mặt đường theo hướng về thành phố, lớp nhựa đường như gợn sóng.
Trên Xa lộ Hà Nội có hai làn dành cho xe bốn bánh, cả hai làn đều bị lún theo vệt bánh xe. Ở giữa các làn xe thì nhựa đường lồi lên, mấp mô.
Nhiều vị trí, lớp nhựa bị biến dạng nghiêm trọng, tạo thành rãnh sâu 20 cm kéo dài, mấp mô.
Những vết lún kéo dài, có chiều rộng vừa bằng hai bánh xe container. "Khi xe qua đoạn này đều bị lắc lư, tài xế phải lái thật chậm và đi dọc theo vết lún để tránh lật xe", anh Tú (tài xế tải) cho biết.
Khi chuyển làn, bánh xe bị treo lơ lửng hoặc chỉ bám được một nửa vào mặt đường. "Đoạn đường này bị sụt lún nhiều lần rồi, nhưng sửa được một thời gian lại như cũ", anh Thành, chủ cửa hàng ở bên đường, cho biết.
Nhiều đoạn khác trên tuyến đường này thì lớp nhựa đường bong tróc, đá vụn vương vãi cả ở làn xe máy, xe bốn bánh.
Đây là con đường huyết mạch nối các tỉnh phía Đông vào cửa ngõ Sài Gòn. Do tuyến đường hư hỏng, các xe chạy chậm khiến tuyến đường ùn tắc, nhiều xe tải phải chạy lấn sang cả làn xe máy.
Theo ông Lê Ngọc Hùng, Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 - Sở Giao thông Vận tải TP HCM (đơn vị quản lý tuyến đường này), trước mắt đơn vị này sẽ cao phăng nhưng nơi bị gồ ghề và nêu tinh trang đương lun vân tái diễn thi sẽ bu lun đê đảm bảo an toàn giao thông. Dự kiến việc tái lập mặt đường sẽ hoàn thành trước lễ 30/4.
"Khu vực này thuộc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội tuy nhiên vẫn chưa thể thi công. Nếu mở rộng, chúng tôi sẽ tái lập lại toàn bộ mặt đường", ông Hùng nói.
Quỳnh Trần
Theo VNE
TP HCM nhận 1.000 học viên cai nghiện của Bình Dương Mỗi năm TP HCM se tiếp nhận 250 người nghiện của tỉnh Bình Dương, theo đề nghị của tỉnh này. Trong văn bản vừa gửi Bình Dương, UBND TP HCM đồng ý hỗ trợ tiếp nhận 250 học viên cai nghiện ma túy mỗi năm, từ nay đến 2020. Những người này thuộc diện đã có quyết định của tòa về việc đưa...