Bình Dương: Trồng giống mít lá bàng, cứ 1 cây cho ra 80-120 trái/năm
Với 1,3 ha mít Thái lá bàng, mỗi năm gia đình anh Bùi Văn Tuân, ngụ ấp Tân Bình, xã An Thái, huyện Phú Giáo ( tỉnh Bình Dương) có doanh thu 400 triệu đồng.
Dễ trồng, năng suất cao
Anh Tuân bắt đầu trồng mít từ năm 2007. Lúc đó, anh quyết định chặt bỏ 1,3 ha điều để chuyển sang trồng mít. Đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, rễ cọc ăn sâu, rễ phân bổ rộng và dày nên khả năng chịu hạn rất tốt, hơn nữa có chu kỳ sinh trưởng lâu năm.
Bên cạnh đó, chi phí trồng, chăm sóc loại mít này tương đối thấp, khoảng 60 triệu đồng/ha, với 400 cây. Sau 2 năm rưỡi xuống giống, mít cho trái đầu mùa (trái bói), sau 3 năm đã có thể thu hoạch bán cho khách hàng.
Anh Tuân bên vườn mít của gia đình Ảnh: HOÀI PHƯƠNG.
Cũng trồng mít nhưng có một số hộ dân trồng giống khác trên địa bàn đến nay vườn mít đã cằn cỗi, nhiều cây chết. Còn với giống mít lá bàng, tỷ lệ cây chết chỉ khoảng 20%. Đây còn là loại cây phát triển nhanh, rất sai trái, cây trưởng thành có 80 – 120 trái/cây. Bình thường mỗi trái mít nặng 6 – 12kg, nếu đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật trái có thể nặng 14 – 15kg, thậm chí có trái nặng 25 – 26kg.
Vườn mít của gia đình anh mỗi năm thu hoạch trung bình 80 tấn. Cứ 10 ngày anh thu hoạch một lần; chu kỳ thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng rưỡi. Để bảo đảm sức chịu đựng cho cây, mỗi năm anh để mít ra trái 2 – 3 vụ.
Video đang HOT
Theo anh Tuân, cây mít lá bàng có nhiều ưu điểm, như ngoài việc ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, loại mít này dễ sống, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh; có thể trồng trên các loại đất. Đặc biệt, vào mùa khô loại mít này đạt năng suất 90 – 98 tấn/ha. Múi của loại mít này có vị ngọt đậm, giòn, thơm nên được thị trường ưa chuộng.
Đầu ra ổn định
Tuy nhiên, dù loại mít này ít sâu bệnh nhưng người trồng cũng không nên chủ quan, vì một số bệnh có thể xuất hiện như bệnh thối quả, bệnh ruồi vàng chích hút, cùng nấm hồng. Bệnh nấm hồng hay ruồi vàng người trồng có thể phòng trị được nhưng bệnh thối nhũn quả rất khó chịu. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí cao.
Anh Tuân chia sẻ, mít càng ngọt thì càng thu hút nhiều loại sâu hại, côn trùng tìm đến. Cho nên, khi mít có trái người trồng phải theo dõi từng cây xem sâu đẻ trứng chỗ nào rồi dùng thuốc sinh học xịt ngay, không để chúng phát triển. Khi xịt phải trộn thêm hỗn hợp chất bám dính để hạn chế sự di chuyển của sâu bệnh. Riêng vườn của gia đình, anh áp dụng quy trình sạch, sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại để phun xịt nên sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về đầu ra cho mít, anh Tuân rất an tâm vì thương lái ký kết thu mua lâu dài. Họ còn ra tận vườn cây tự thu hoạch trái. Có những thời điểm anh không đủ mít để bán. Hiện giá mít anh bán ổn định ở mức 6.000 – 7.000 đồng/kg, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoài 1,3 ha mít lá bàng, anh Tuân cũng vừa xuống giống thêm 2 ha nữa. Tuy vậy, theo anh, bất cứ sản phẩm nào cũng có giới hạn của nó. Nếu người dân ồ ạt chạy theo nhu cầu trước mắt để trồng mít lá bàng thì sẽ đến lúc trái ế ẩm, như mít Thái, mít nghệ đã từng xảy ra. Điều quan trọng nhất vẫn đầu ra cho sản phẩm, nhất là cung phải hài hòa với cầu.
Ông Trần Phi Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thái, cho biết anh Bùi Văn Tuân là một trong những điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ngoài sản xuất, kinh doanh trên diện tích đất của gia đình, anh còn thu mua mủ cao su tiểu điền trên địa bàn. Anh đã giải quyết việc làm ổn định cho 6 lao động, với mức thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.
Theo Hoài Phương (Báo Bình Dương)
Có ai đâu ngờ lại có ngày bán 1 trái mít bự giá 500 ngàn đồng
Một trai mit cua ông Trân Văn Tiêu, ngụ xa Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có gia trên 500.000 đông. Đây la kêt qua bât ngơ mà chính ông Tiểu cũng không ngờ tới đi tư quyêt đinh chuyên đôi cơ câu cây trông cua ông tư 4 năm trươc.
Thời gian qua, huyện Tân Thạnh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mô hình trồng mít của ông Trần Văn Tiểu là điển hình.
Nhơ phu hơp thô nhương nên cây mít ben rê nhanh, sau 14 thang trông, cây bắt đâu cho trai. Ông Tiểu cho biết, đây la giông mit siêu sơm cung câp cho thi trương xuât khâu nên luôn co gia cao, trung binh tư 30.000-50.000 đông/kg, co luc cao điêm lên đên 73.000 đông/kg.
Những cây mít siêu sớm của ông Trần Văn Tiểu, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho trái rất bự, có trái bán được hơn 500.000 đồng. Ông Tiểu cho hay, hồi đầu trồng mít siêu sớm có ai đâu ngờ một ngày nào đó lại bán 1 trái mít với giá hơn 500.000 đồng.
Nhơ vây, chi vơi 400 gôc mit siêu sớm trồng trên 3.000m2 đất nhưng môi năm, gia đinh ông Tiểu có lơi nhuân tư 100-150 triêu đông, cao gâp 10 lân so với trông lua. Nhân thây tiêm năng, lơi thê cua cây mit nên ông Tiêu tiêp tuc đâu tư trông thêm 1,5ha vơi gân 2.000 gôc.
Ông Trân Văn Tiêu chia sẻ: "Trước đây, tôi trồng lúa nhưng giá lúa bấp bênh, chi phí đầu tư ngày càng cao, không có lãi nên chuyển sang trồng mít. Giá mít thấp nhất từ trước đến nay là 8.000 đồng/kg. Với giá này, tôi vẫn có lãi. Năm nay, gia đình tôi không còn trồng lúa mà đã chuyển sang trồng mít hoàn toàn".
Với 400 gôc mit siêu sớm đã cho trái, môi năm, gia đinh ông Trần Văn Tiểu có lợi nhuân tư 100-150 triêu đông. Dự kiến khi 2.000 cây khác mới trồng nếu cho trái thì vườn mít của ông có lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Không đi theo cây mit, nhiêu nông dân xa Tân Thanh chon mô hinh nuôi êch đê băt đâu cho công cuôc chuyên đôi. Phia trên veo nuôi êch, con bên dươi ao, ngươi dân tân dung thưc ăn thưa đê nuôi ca. Cư thê, 1 năm 4 vu êch, 1 vu ca mang vê thu nhâp ôn đinh tư 60-80 triêu đông/1.000m2 măt nươc. Ro rang, trên cung một diên tich, nêu đôc canh cây lua thi ngươi dân không thê cham tay tơi mưc lơi nhuân nay.
Anh Vo Quôc Minh, ngụ xa Tân Thanh, bộc bạch: "Một vụ lúa phai trên 3 thang, con nuôi êch chỉ trên 2 thang đã bắt đầu thu hoach nên mang lại hiệu quả kinh tê cao hơn. Những hô dân có dươi 1ha đất, nếu trồng lúa thì đời sống rất khó khăn, nhưng nếu chuyên sang nuôi êch thi kinh tê ôn đinh, khâm kha va sung tuc hơn".
Sau thơi gian cai tao vươn tap, chuyên đôi đât lua kem hiêu qua sang cây trông, vât nuôi khac, đên nay, huyên Tân Thanh co trên 310ha trồng mit, chanh, thanh long,...; hơn 35ha nuôi êch kêt hơp nuôi ca, cho lơi nhuân ôn đinh.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyên Tân Thanh - Mai Văn On cho biết: "Nhin chung, qua trinh chuyên đôi cơ cấu cây trông, vât nuôi cua huyên, người dân chuyên đôi đung theo chủ trương cua Đang va Nhà nươc. Qua kêt qua đanh gia cua người dân và khảo sát của phòng thi hiêu qua gâp 2-3 lân so với trông lua.
Theo sô liêu thông kê cua Phòng Tài nguyên và Môi trường, hiện huyện có trên 1.000ha vườn tạp (tre, tram, bach đan...Do đo, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khuyên cao nông dân nên cai tao vươn tap trông mit, tân dung ao nuôi ca đê tăng thu nhâp. Hy vong thơi gian tơi, nông dân Tân Thanh se co thêm nhiêu mô hinh chuyên đôi mới, tạo sự đột phá trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác./.
Theo Lê Ngọc (Báo Long An)
Đang từ nghèo rớt mồng tơi, làm cách này, dân trở nên giàu có Kết quả nổi bật từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) trong tỉnh Bình Dương là nhiều nông dân từ khó khăn đã trở thành tỷ phú. Làm giàu từ ý chí vượt khó Khi nói đến bà Nguyễn Ngọc Diệp, ở khu phố 5, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, bà con ở khu phố...