Bình Dương thua 1-5 ở Cup châu Á: Thảm bại ‘bình thường’
Nhà đương kim vô địch V-League vừa nhận thất bại nặng nề 1-5 trước CLB Kashiwa Reysol trên đất Nhật Bản.
Kết quả thảm bại tại AFC Champions League không gây nhiều ngạc nhiên cho người hâm mộ Việt Nam. Sân chơi hàng đầu châu Á cấp CLB vẫn quá tầm với nền bóng đá được gắn mác chuyên nghiệp 15 năm qua.
Công Vinh và các đồng đội quá nhỏ bé tại sân chơi châu lục. Ảnh: AFC.
Bóng đá Việt Nam từng chứng kiến nhiều trận thảm bại tại AFC Champions League (trước đây là Cup C1 châu Á). Bình Dương thua 5 bàn, Hà Nội T&T thua 7 bàn mới đây chưa “kinh hoàng” bằng Đà Nẵng thua 0-15 hay Nam Định thua 0-9. Chính sự chênh lệch quá lớn này mà AFC phân hạng nền bóng đá và CLB Việt xuống sân chơi thấp hơn là AFC Cup suốt nhiều năm qua.
Với việc được đánh giá tốt từ AFC ở nhiều tiêu chí về mô hình chuyên nghiệp (xếp 15 trên 46 liên đoàn thuộc AFC), bóng đá Việt Nam có suất tham dự Champions League, thay vì sân chơi AFC Cup trước đây. Nhưng kết quả của Hà Nội T&T, Bình Dương thu về vẫn chỉ là “rổ bóng”. Những trận thua phơi áo thể hiện rõ khoảng cách chưa thể san bằng giữa nền bóng đá chuyên nghiệp thực thụ với nền bóng đá đang “học” làm chuyên nghiệp như Việt Nam.
Video đang HOT
Các đội bóng tại Việt Nam không quan tâm đến sân chơi AFC Champions League và AFC Cup. Tất cả chỉ gói gọn cho tham vọng V-League và xem những sân chơi ở châu Á là xa vời, viển vông và tốn kém nên tham dự cho có lệ. Từ “quan niệm” này, từng xảy ra những tiêu cực như vụ cầu thủ Ninh Bình bán độ năm 2014.
Cách đây 4-5 năm, có thông tin CLB Đồng Tháp ở thời kỳ hùng mạnh “sợ” vô địch V-League bởi lo… không có tiền chơi AFC Cup. Không muốn ra sân chơi lớn cũng là điều “lạ” của bóng đá Việt Nam so với những nền bóng đá chuyên nghiệp khác vốn. Bởi ngay cả với nền bóng đá cùng khu vực như Thái Lan, các CLB rất quan tâm sân chơi châu Á. Hiện CLB Buriam United có những chiến thắng trước CLB của Hàn Quốc, Trung Quốc.
Bình Dương muốn cải thiện hình ảnh bóng đá Việt Nam nhưng bất thành. Ảnh: AFC.
Bình Dương cho thấy nỗ lực cải thiện hình ảnh của bóng đá Việt Nam ở sân chơi châu lục. Họ không tiếc tiền đầu tư mạnh về lực lượng với việc có thể tung ra sân đến 6-7 cầu thủ gốc gác nước ngoài. Nhưng đẳng cấp không thể xác lập một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy trong môi trường chuyên nghiệp đúng nghĩa.
Các CLB và những nhà quản lý bóng đá nội đặt câu hỏi có tiếp tục hoàn thiện mình để chờ có ngày “phục thù” ở sân chơi lớn nhất châu lục, hoặc nhụt chí chấp nhận luẩn quẩn ở sân nhà và xem AFC chỉ như cuộc dạo chơi cho “đủ lễ”.
Theo VNE
Bình Dương với công thức '6 Tây và Công Vinh'
Giám đốc kỹ thuật Lê Thụy Hải muốn tối đa hóa ông Tây trong đội hình của Chelsea Việt Nam đá AFC Champions League.
Bình Dương là đội bóng đại gia tại V-League. Nhưng khi bước chân ra đấu trường AFC Champion League, thầy trò ông Hải "lơ" chỉ như chú bé hạt tiêu. Ở giải đấu cao nhất châu Á cấp CLB, "Chelsea Việt Nam" quyết định dùng công thức "6 ngoại binh và Công Vinh" rất tốn kém. CLB Kashiwa Reysol (Nhật Bản) mà Bình Dương gặp lúc 17h chiều nay 3/3, sẽ kiểm nghiệm thêm công thức này.
Dàn ngoại binh và cầu thủ nhập tịch của Bình Dương tới Nhật Bản thi đấu. Ảnh: FB.
Công thức được xây dựng từ việc tối đa hóa ngoại binh theo quy định của AFC. Tham dự sân chơi này, CLB có quyền sử dụng 4 ngoại binh (gồm một cầu thủ thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á AFC). Với sức mạnh tài chính hùng hậu, Bình Dương thực hiện ngay yêu cầu với ba cầu thủ châu Phi và một cầu thủ người Australia. Ngoài ra, nhà đương kim vô địch V-League còn thường xuyên tung ra sân hai cầu thủ có gốc ngoại là thủ môn nhập quốc tịch Quốc Thiện Esele và cầu thủ Việt kiều Đặng Văn Robert (hoặc Michal Nguyễn).
Nhờ có nhiều "ông Tây", Bình Dương phần nào có màn trình diễn đáng khích lệ trước Shandong Luneng (Trung Quốc) ở lượt trận đầu tiên bảng E. Ở trận đấu trên sân Gò Đầu vào mùng 6 Tết, "Chelsea Việt Nam" khiến đối thủ có những phút khó khăn và có lúc chiến thắng tưởng nằm trong tay chủ nhà. Nhưng công thức "6 Tây và Công Vinh" không thể giúp Bình Dương trụ vững đến phút cuối và chấp nhận thua 2-3.
CLB Kashiwa Reysol - đối thủ của Bình Dương chiều nay, được đánh giá mạnh hơn Shandong Luneng. Sức mạnh của một đội bóng hàng đầu J-League hẳn Công Vinh hiểu rõ hơn ai hết. Cách đây vài năm, anh có thời gian thi đấu tại giải hạng hai Nhật Bản và có dịp tìm hiểu môi trường bóng đá Nhật.
Tuy thi đấu giải thấp hơn, việc sống trong môi trường bóng đá nước này giúp anh thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. CLB Kashiwa Reysol vừa có trận hòa 0-0 trên đất Hàn Quốc ở lượt trận đầu. Thầy trò ông Hải không thua thảm như Đà Nẵng trước đây (tỷ số 0-15 trước Gamba Osaka - Nhật) hay mới nhất là Hà Nội T&T (0-7 trước CLB Seoul - Hàn Quốc) đã là thành công.
Công Vinh được truyền thông Nhật săn đón khi tới đá AFC Champions League. Ảnh: FB.
Công Vinh là đối tượng được truyền thông săn đón khi quay lại Nhật Bản. Sau thời gian "cắn móng tay" trên ghế dự bị, tiền đạo này dần chiếm được niềm tin của "bố" Hải và tìm lại vị trí đá chính trên sân. Tại AFC Cup Champions League, anh đang là nhân tố quan trọng trong công thức kiểu đại gia mà Giám đốc kỹ thuật Lê Thụy Hải thực hiện.
AFC Champions League từng là sân chơi mà các đội bóng Việt Nam không thể bước chân vào do không "đủ tuổi" suốt thời gian khá dài. AFC hiện nới rộng hơn các quy định để CLB tại các quốc gia có nền bóng đá như Việt Nam có thể tham dự. Chịu chơi theo cách rất tốn kém như Bình Dương, nhưng khoảnh cách giữa các đội, các nền bóng đá xem ra không được rút ngắn nhanh như AFC mong muốn.
Theo VNE
Hậu vệ Việt kiều đẹp trai như tài tử ra mắt Bình Dương Michal Nguyễn có trận đấu chào khán giả Gò Đậu khi Bình Dương tiếp CLB Shandong Luneng của Trung Quốc. Michal Nguyễn mang hai quốc tịch Việt Nam và CH Czech. Anh sinh năm 1989, có bố là người Việt, mẹ là người CH Czech. Anh từng khoác áo U23 Việt Nam dưới thời HLV Hoàng Văn Phúc. Cầu thủ Việt kiều có...