Bình Dương thu hút vốn ngoại đạt gần 400 triệu USD
Theo UBND tỉnh Bình Dương tính đến cuối tháng 2 năm 2021 mặc dù ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của địa phương vẫn tiếp tục duy trì trong nhóm đứng đầu cả nước.
Công ty TNHH Giấy KRAFT VINA (SCG) của tập đoàn SCG (Thái Lan) hoạt động tại KCN Mỹ Phước 3 (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).
Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2021, đã có gần 400 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký rót vào Bình Dương, đạt 28% kế hoạch cả năm. Trong số đó, tỉnh thu hút 15 dự án đầu tư mới với số vốn 257 triệu USD; 6 sự án điều chỉnh tăng vốn thêm 15 triệu USD và 26 dự án góp vốn hơn 124 triệu USD.
Theo ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, đến thời điểm này các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề; trong đó phần lớn là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế phù hợp với chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh.
Video đang HOT
Ông Trước cho biết thêm, mặc dù ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhưng nhờ tỉnh chủ động thông qua tổ chức nhiều cuộc hội nghị xúc tiến đầu tư bằng trực tuyến đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối hợp tác đầu tư không bị gián đoạn. Đồng thời, qua các hội nghị xúc tiến đầu tư được các doanh nghiệp quan tâm đề xuất các vấn đề, giải pháp từ đó sở đã tập trung rà soát quỹ đất và lập kế hoạch thu hút các dự án lớn; đồng thời hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục hành chính để sớm đưa dự án vào thực hiện.
Song song đó, các sở, ban, ngành cũng đã hỗ trợ cung cấp thông tin, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư kinh doanh và hướng dẫn thủ tục đầu tư cho những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tỉnh Bình Dương cũng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và triển khai ứng dụng thông tin trong cung cấp dịch vụ công để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; duy trì thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, bảo đảm thời gian xử lý các thủ tục hành chính trong vòng 3 ngày cho nhà đầu tư doanh nghiệp
Mới đây, thông qua buổi xúc tiến thu hút đầu tư từ Nhật Bản, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao cũng cho biết, tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương kinh doanh, sản xuất đạt hiệu quả cao nhất; đồng thời tỉnh luôn quan tâm tạo môi trường đầu tư thông thoáng gắn kết với nhà đầu tư sẵn sàng tháo gỡ đầy đủ những khó khăn mà doanh nghiệp quan tâm.
Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Dương thu hút được 3.953 dự án FDI, tổng vốn 35,8 tỷ USD của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn trên 5,7 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư vào tỉnh.
Năm 2021 Quảng Ninh muốn thành lập trên 2.000 doanh nghiệp
Năm 2021 tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu thành lập trên 2.000 doanh nghiệp, tương đương với số doanh nghiệp thành lập năm 2020.
Năm 2021 Quảng Ninh muốn thành lập trên 2.000 doanh nghiệp mới.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, tỉnh rất quan tâm chú trọng khuyến khích, vận động chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Cơ quan này sẽ cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh sẽ tham mưu cho tỉnh rà soát, sửa đổi các cơ chế, quy định, quy trình bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn; kiên quyết loại bỏ các rào cản bất hợp lý, các chi phí không chính thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, góp vốn, đầu tư và hoạt động...
Năm 2020 Quảng Ninh có 2.080 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 23.701 tỷ đồng. Cũng trong năm, đã có 665 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh (tăng 13% so với năm 2019), nâng tổng số 19.680 doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc đăng ký trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2020, tổng vốn đăng ký 205.466 tỷ đồng. Tỉnh hiện còn có gần 20.000 hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, tập trung chủ yếu tại TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí, TP Móng Cái, TX Đông Triều, TX Quảng Yên...
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay tại Quảng Ninh là nhiều hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, không thua kém các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không có nhu cầu phát triển thành doanh nghiệp.
Theo đại diện Cục Thuế Quảng Ninh, nguyên nhân chính dẫn đến việc các hộ kinh doanh cá thể không mặn mà với việc phát triển thành doanh nghiệp chủ yếu do hoạt động của hộ kinh doanh khá đơn giản, thuận tiện, ít chi phí, không bị kiểm soát nhiều từ các cơ quan quản lý. Nếu phát triển thành doanh nghiệp sẽ phải thực hiện rất nhiều bước, như mở sổ sách, thuê kế toán, lập báo cáo tài chính, bảo hiểm lao động, thuế..., quan trọng nhất là sự khác nhau giữa chế độ thuế khoán và thuế doanh nghiệp.
Bình Định: Cải thiện môi trường đầu tư để chào đón các nhà đầu tư lớn Để Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ngay những ngày đầu năm 2021, lãnh đạo tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt về cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Bình Định. Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh...