Bình Dương thêm bệnh viện dã chiến 1.500 giường, siết giãn cách xã hội
Trước diễn biến ca mắc COVID-19 tăng cao, đặc biệt là trong nhóm công nhân, tỉnh Bình Dương tiếp tục siết biện pháp giãn cách xã hội và chuẩn bị thêm nhiều bệnh viện dã chiến.
Nhiều cơ sở vật chất hiện đại được vận chuyển tới bệnh viện dã chiến – Ảnh: TUẤN DUY
Ngày 17-7, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và các ngành chức năng tỉnh đã kiểm tra bệnh viện dã chiến quy mô 1.500 giường được đặt tại Trung tâm triển lãm quốc tế thành phố mới (WTC EXPO).
Sau 5 ngày triển khai, bệnh viện đã đảm bảo cơ sở vật chất, dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ ngày mai (18-7) nhằm góp phần chia sẻ áp lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19 trong tỉnh.
Bệnh viện dã chiến 1.500 giường đặt tại trung tâm hội nghị triển lãm có quy mô lên tới 22.000m 2 , là một trong những trung tâm hội nghị triển lãm có quy mô lớn nhất nước vừa được xây dựng liền kề trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.
Đây là một trong hai bệnh viện dã chiến vừa được UBND tỉnh Bình Dương quyết định trưng dụng, dựa trên cơ sở vật chất thuộc sự quản lý của Tổng công ty Becamex IDC (vốn UBND tỉnh chiếm chi phối).
Một bệnh viện dã chiến khác cũng dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 8-2021 (tùy theo diễn biến của dịch bệnh), đặt tại xưởng khởi nghiệp thuộc khuôn viên Trường đại học quốc tế Miền Đông.
Trước đó, tỉnh Bình Dương cũng đã trưng dụng nhiều địa điểm để làm khu điều trị bệnh nhân COVID-19 hoặc cách ly y tế như ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (thành phố Dĩ An), Trường cao đẳng Y tế tỉnh…
Video đang HOT
Quân đội phun khử trùng tại bệnh viện dã chiến 1.500 giường đặt tại Trung tâm triển lãm quốc tế thành phố mới (WTC EXPO) Bình Dương – Ảnh: TUẤN DUY
Liên quan việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giãn cách xã hội đối với 19 tỉnh, thành phía Nam (trong đó có Bình Dương) từ 0h ngày 19-7, UBND tỉnh cho biết trước đó đã áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 đối với 7/9 đô thị đông dân nhất toàn tỉnh. Vì vậy, theo chỉ đạo mới của Chính phủ thì tỉnh sẽ mở rộng giãn cách với hai huyện còn lại là Phú Giáo và Bắc Tân Uyên.
Trong thời gian thực hiện giãn cách, các nhà máy tại Bình Dương chỉ được hoạt động khi có phương án phòng chống dịch đạt tiêu chuẩn, đảm bảo “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ) và áp dụng quy định “1 cung đường, 2 địa điểm” (người lao động chỉ đi lại giữa chỗ ở và công ty theo một cung đường, không dừng ghé địa điểm khác). Riêng ngành y tế và lực lượng vũ trang được yêu cầu trực chiến 100% quân số.
Trong chiều 17-7, tỉnh Bình Dương tiếp tục ghi nhận thêm 281 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc trong cộng đồng là 2.580 ca. Hơn 600 công nhân của Công ty Wanek cách ly tại Trường tiểu học Phú Hòa 2 và tiểu học Phú Hòa 3 (TP Thủ Dầu Một) sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần đã được về nhà.
Chưa xác định thời điểm TPHCM vào đỉnh dịch, lường trước tình huống xấu
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi cho biết dịch Covid-19 trên địa bàn còn phức tạp, chưa thể xác định thời điểm thành phố bước vào đỉnh dịch, cần lường trước tình huống kéo dài Chỉ thị 16.
Chiều 16/7, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp diễn ra trong bối cảnh TPHCM vừa kết thúc 7 ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tại buổi làm việc, phóng viên Dân trí đã đặt 2 câu hỏi cho lãnh đạo Thành ủy TPHCM, về nhận định thời điểm thành phố sẽ đạt đỉnh dịch dựa trên số liệu đang có. Ngoài ra, sau một tuần áp dụng Chỉ thị 16, thành phố đang nghiêng về kịch bản nào trong 3 tình huống dịch bệnh đã được nêu trước đó.
Lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 6 gõ cửa từng phòng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hàng trăm F0 (Ảnh: Hữu Khoa).
Cần lường trước tình huống xấu nhất
Trả lời Dân trí, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi cho biết do những số liệu thu thập được những ngày qua có độ trễ nhất định, thành phố chưa đoán định được thời điểm sẽ đạt đỉnh dịch. Thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tiếp tục theo dõi các số liệu để đưa ra dự báo tình hình cụ thể hơn.
"Thời điểm này, chúng tôi nhận định tình hình còn phức tạp. Đỉnh dịch sẽ rơi vào thời điểm nào, hay thành phố sẽ đạt đỉnh ở số lượng bao nhiêu", Phó Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì họp báo (Ảnh: Quang Huy).
Đối với câu hỏi thứ 2, ông Phan Văn Mãi cho biết hiện tại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM và cả hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, triệt để Chỉ thị 16 với mong muốn sẽ đạt kết quả cao nhất sau 15 ngày.
Trong số 3 tình huống đặt ra, Ban Chỉ đạo thành phố rất mong muốn có thể đạt được tình huống thứ nhất - đạt kết quả tốt trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
"Tuy nhiên, tình hình diễn biến phức tạp, chúng ta cần lường trước khả năng có thể tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm một khoảng thời gian nữa", Phó Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.
Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, các cơ quan, đơn vị, người dân cần có sự chuẩn bị về tâm lý, kèm theo các giải pháp, phương án phòng, chống dịch Covid-19 một cách chủ động, bình tĩnh, đạt kết quả cao. Đối với cả 3 tình huống, TPHCM đã có kịch bản, kế hoạch ứng phó phù hợp.
Cần tập trung cho công tác điều trị
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết trong trường hợp thành phố xảy ra tình huống xấu sau 15 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, năng lực điều trị cần được tập trung do số ca trở nặng, cần hồi sức sẽ ở mức cao.
Để hạn chế đến mức thấp nhất ca tử vong, thành phố cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác thu dung, điều trị.
"Chúng tôi đã chuẩn bị cơ sở để thu dung đến 2.000 bệnh nhân nặng. Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng mô hình điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 4 tầng để giảm tải áp lực cho ngành y thời gian tới", ông Phan Văn Mãi thông tin.
TPHCM sẽ sớm áp dụng cách ly F1 tại nhà và rút ngắn thời gian điều trị F0 tại bệnh viện. Trong đó, các F1 sẽ được áp dụng cách ly tại nhà với giải pháp giám sát bằng phần mềm quản lý.
TPHCM sẽ sớm áp dụng phương án cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Các F0 không có triệu chứng sẽ được giám sát, chữa trị tại nhà hoặc tập trung trong cộng đồng. Phó Bí thư Thành ủy TPHCM thông tin dự kiến, chỉ các F0 có triệu chứng, có bệnh nền sẽ được điều trị tại cơ sở y tế.
"TPHCM sẽ xây dựng hệ thống phân phối điều trị kèm quy chế phối hợp cụ thể để đảm bảo các F0 điều trị tại nhà, hoặc điều trị tại cộng đồng kịp thời được đưa đi chữa trị nếu phát sinh tình huống cấp bách", ông Phan Văn Mãi chia sẻ.
Những ngày đầu tiên cách ly xã hội, TPHCM đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc cung ứng nhu, yếu phẩm cần thiết, lương thực, thực phẩm cho người dân. Một số khó khăn có thể kể tới trong ngày đầu là những chuyến xe chở hàng hóa về TPHCM lâm vào cảnh ùn ứ tại địa bàn giáp ranh do công tác kiểm soát dịch.
Một số thời điểm, việc ùn tắc vẫn diễn ra tại một số chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 trong địa bàn thành phố. Những ngày gần đây, các phương án mới đã được đưa ra nhằm giảm thiểu và gỡ bỏ những bất cập trên.
Sau một tuần áp dụng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 toàn địa bàn, tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM vẫn chưa có dấu hiệu bớt căng thẳng. Số ca mắc mới được công bố mỗi ngày có xu hướng tăng dần những ngày gần đây.
Từ ngày 9/7 đến hết ngày 14/7, số bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố tại TPHCM là 12.427 trường hợp. Trong đó, hầu hết bệnh nhận được phát hiện trong khu cách ly, vùng phong tỏa.
Trên 4.400 nhân viên y tế trên cả nước đến hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch Ngày 17/7, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có 24 đoàn với trên 4.400 nhân viên y tế đến chi viện cho ngành y tế thành phố khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Về việc huy động nhân lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19 đang quá tải, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc...