Bình Dương nóng chuyện kẹt xe
Theo Sở GTVT Bình Dương, đến nay hệ thống đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài gần 7.500km, bao gồm 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 77,1km; 14 đường tỉnh có chiều dài gần 450km; hệ thống đường huyện, đường đô thị dài hơn 1.000km và hệ thống đường xã dài gần 3.400km. Nhìn chung hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh tương đối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao thông, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời kết nối giao thông khu vực.
Mặc dù vậy, thời gian gần đây tại nhiều tuyến đường, khu vực của tỉnh lại đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông. Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu năm 2017 đến nay đã có nhiều vụ ùn tắc giao thông xảy ra trên nhiều tuyến đường của tỉnh. Điển hình như tại khu vực An Phú (thị xã Thuận An), kể từ khi tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn được đưa vào sử dụng lượng xe cộ lưu thông nhiều đã dẫn đến nút giao này thường xuyên bị ùn tắc. Người dân trong khu vực cho biết, số vụ ùn tắc hơn 30 phút tại đây xảy ra không ít, thậm chí khi có tai nạn khu vực này còn bị ùn tắc hàng giờ.
Nhiều tuyến đường tại Bình Dương có xe cộ lưu thông đông gây nguy cơ ùn tắc giao thông. Ảnh: H.K
Tương tự, trên tuyến Quốc lộ 1K, đường ĐT 741, ĐT 743, khu vực cầu Phú Cường một số tuyến đường giáp ranh TP.HCM trong thời gian gần đây giao thông khá phức tạp do mật độ phương tiện ngày càng tăng. Tại các tuyến đường này cũng đã xuất hiện các vụ ùn tắc giao thông.
Ông Trần Bá Luận – Giám đốc Sở GTVT Bình Dương nhìn nhận, thời gian qua, lượng phương tiện giao thông gia tăng đã tạo áp lực cho hạ tầng giao thông của tỉnh. Hiện Bình Dương có hơn 1 triệu môtô, hơn 100.000 ôtô và hàng trăm ngàn phương tiện của những người đến sinh sống và làm việc tại đây.
Mới đây UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT rà soát và khắc phục kịp thời các vị trí có nguy cơ là điểm đen tai nạn giao thông, các vị trí mất an toàn giao thông, nhất là trên các tuyến đường trọng điểm như Quốc lộ 13, ĐT741, ĐT743, đường Mỹ Phước – Tân Vạn… Tập trung vận động các nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông, nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông thông minh, phối hợp các địa phương, đơn vị chức năng tìm kiếm các giải pháp phát triển giao thông.
Theo Danviet
Ảnh: Hàng nghìn ôtô né trạm thu phí Cai Lậy mỗi ngày
Tài xế cho rằng giá vé sử dụng dịch vụ đường bộ tại BOT Tiền Giang không hợp lý khi so với cao tốc Trung Lương - TP.HCM, nên hàng nghìn lượt ôtô né trạm Cai Lậy mỗi ngày.
Video đang HOT
Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ Cai Lậy (BOT Cai Lậy) chính thức hoạt động từ ngày 1.8. Trạm đặt tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
Theo Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang), dự án xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987 560 đến Km 2014 có tổng vốn đầu tư trên 1.398 tỷ đồng.
Trong đó, tuyến tránh dài 12,02 km đầu tư mới trên 1.000 tỷ và phần tăng cường mặt đường 26,5 km từ xã Mỹ Quý (thị xã Cai Lậy) đến xã Mỹ Đức Đông của huyện Cái Bè, cách trạm dừng chân Phương Trang khoảng 2 km về hướng Cần Thơ.
Sau gần 10 ngày BOT thu phí qua trạm Cai Lậy, nhiều tài xế và doanh nghiệp vận tải phản ánh rằng phí nơi này cao hơn khi so với tuyến cao tốc Trung Lương - TP.HCM. Theo các tài xế, trạm đặt trên quốc lộ 1 nên xe đi đường tránh hay vào thị xã Cai Lậy đều phải qua trạm.
Vài ngày trước, nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ nhét vào chai nhựa khi mua vé qua trạm. Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang, cho biết đến nay trạm ghi nhận 10 trường hợp tài xế mua vé bằng tiền lẻ nhét vào chai nhựa. Đơn vị đã tăng cường nhân viên làm việc tại trạm Cai Lậy để cắt chai, lấy tiền lẻ ra đếm để xe qua nhanh.
Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ Cai Lậy có 5 mức thu dành cho các loại xe. Trong đó, mức phí thấp nhất là xe dưới 12 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn và các loại ôtô vận tải khách công cộng (35.000 đồng/vé); phí cao nhất là 180.000 đồng/vé, dành cho xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet.
Để tài xế bớt căng thẳng khi chạy xe qua những đoạn đường dài, nhân viên trạm Cai Lậy luôn vui vẻ khi khách mua vé và nói lời cảm ơn khi giao vé.
Không muốn mất tiền khi qua trạm Cai Lậy, nhiều tài xế taxi và hàng nghìn xe khách, ôtô tải, xe cá nhân đã né trạm, chạy vào đường huyện 63 và 67 của huyện Cai Lậy.
Theo một chủ quán giải khát ở đầu lộ Giồng Cát (đường liên xã Bình Phú - Phú An), mỗi ngày có hàng nghìn ôtô né trạm Cai Lậy, chạy nối đuôi nhau ra quốc lộ 1 ở khu vực gần chùa Phước Long ở ấp 6, xã Phú An. Khi đổ ra quốc lộ 1, ôtô phải vòng lại cuối dải phân cách để chạy về hướng Cần Thơ.
Cảnh sát giao thông tuần tra đường huyện 63 và 67 ở Tiền Giang để kiểm tra xe quá tải, hoặc ôtô khách chạy sai tuyến khi né trạm Cai Lậy.
Đoạn quốc lộ 1 nằm trong gói dự án tăng cường mặt đường ở huyện Cái Bè. Mặt đường có 2 làn ôtô mỗi bên và một làn dành cho xe máy.
Tài xế Trần Văn Hùng cho biết trạm Cai Lậy đặt trước nhà của ông là không hợp lý vì khu vực này đông dân cư. "Cách trạm thu phí một đoạn không xa là đất trống nhưng họ không đặt trạm. Người dân chạy xe vào nhà rất bất tiện vì cạnh làn đường dành cho xe máy, khói xe bay vào nhà bám đen mọi vật dụng. Mỗi ngày tôi qua lại trạm nhiều lượt và lần nào cũng tốn 50.000 đồng để mua vé cho xe 16 chỗ", ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Tuấn Nghiêm phản ánh trạm thu phí gây ứ đọng nước trước nhà dân mỗi khi trời mưa.
Theo lãnh đạo BOT Tiền Giang, trạm Cai Lậy là "thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ" chứ không phải thu phí đường bộ.
Để tránh ùn tắc giao thông, BOT Tiền Giang phân công nhân viên trực suốt ngày đêm để hướng dẫn ôtô vào các làn đường phù hợp.
Theo Việt Tường - Thanh Tùng (Zing)
Ôtô giường nằm chở hàng chục khách đâm đuôi xe tải Cú tông mạnh vào đuôi xe tải khiến ôtô giường nằm chở hàng chục khách biến dạng đầu, Quốc lộ 1A qua TP Phan Thiết bị ách tắc một giờ. Đầu ôtô giường nằm biến dạng sau cú tông đuôi xe tải. Ảnh: Tư Huynh. Sáng 8/8, ôtô giường nằm chở khách từ Bắc Giang về Tây Ninh, khi chạy trên Quốc lộ...