Bình Dương, Nghệ An quyết liệt mở rộng ‘vùng xanh’, dập dịch vào cuối tháng 8
Tỉnh Bình Dương đang đưa những biện pháp nhằm kiểm soát dịch. Nghệ An chủ động khoanh “vùng đỏ” có ca F0 trong cộng đồng và quyết liệt có giải pháp bảo vệ “vùng xanh” bằng nhiều hình thức.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương đã phân chia 9 địa phương trong tỉnh theo vùng tương ứng với số ca mắc Covid-19, trong đó TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên được xác định là “vùng đỏ”, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng là “vùng vàng”, các huyện còn lại Bắc Uyên Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng là “vùng xanh”.
Bình Dương phấn đầu mở rộng các vùng xanh trên địa bàn
Tại từng vùng dịch, Ban chỉ đạo đã đề ra chiến lược bảo vệ “lõi xanh” giữa “vùng đỏ” và chuyển đỏ thành xanh, phấn đấu “xanh hóa” 4 địa phương “vùng đỏ” vào ngày 30/8.
Để thực hiện chiến lược này, ngành y tế tỉnh đang nỗ lực tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ người dân, qua đó phát hiện và tách F0 ra khỏi cộng đồng nhằm tránh lây lan dịch bệnh…
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, tỉnh đã yêu cầu các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần làm chặt, làm tới đâu chắc tới đó. Tăng cường kiểm soát “vùng xanh”, “vùng đỏ” phải khóa chặt lại, kể cả “vùng vàng” có lõi đỏ cũng cần khóa chặt lại không cho người vùng đỏ, vùng vàng đến vùng xanh và ngược lại.
Riêng việc tổ chức sản xuất phải đảm bảo “nhà trọ xanh, công nhân xanh và nhà máy phải sạch” thì mới cho phép tổ chức hoạt động sản xuất. Trong điều kiện vắc xin chưa đủ để tiêm cho toàn bộ người dân, công nhân lao động thì giải pháp đặc biệt quan trọng để giữ được “vùng xanh”, giữ được các nhà máy xanh, đòi hỏi công tác kiểm soát phải chặt, tăng cường xét nghiệm.
Về chính sách xã hội, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các địa phương khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.
HĐND tỉnh Bình Dương cũng vừa thông qua nghị quyết hỗ trợ cho người ở trọ với mức 500 ngàn đồng/người. Ngoài ra, nhiều nhóm đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng được hỗ trợ trong đợt này.
Lập bệnh viện điều trị, tiêm vắc xin cho toàn dân
Với số ca mắc Covid-19 đã cán mốc 40.000 người, Bình Dương hiện đã và đang đưa vào sử dụng nhiều bệnh viện dã chiến, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng việc tiếp nhận các bệnh nhân từ không triệu chứng đến triệu chứng nặng.
Với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương trên cả nước, Bình Dương hiện có 16 bệnh viện, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trải đều tại các huyện, thị, thành phố.
Video đang HOT
Trong số này, hàng loạt bệnh viện dã chiến và bệnh viện hồi sức cấp cứu quy mô hàng ngàn giường đã được đưa vào sử dụng chỉ trong một thời gian ngắn thi công, lắp đặt giữa sự phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp.
Bệnh viện dã chiến quy mô 5.300 giường tại tỉnh Bình Dương
Với bước chuẩn bị này, Bình Dương không còn tình trạng “lúng túng” khi số ca bệnh tăng cao, các cơ sở y tế cũng được giảm tải rất đáng kể trong việc điều trị bệnh nhân.
Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh đang điều trị cho hơn 10.800 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 7.800 bệnh nhân được xuất viện.
Song song với việc điều trị, tỉnh này cũng đang quyết liệt đẩy mạnh tiêm vắc xin cho hơn 2,6 triệu dân. Chỉ trong một thời ngắn, số vắc xin phòng Covid-19 Bộ Y tế phân bổ đã được tỉnh tiêm hết cho người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, trước tình trạng thiếu vắc xin, tỉnh vừa có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế kiến nghị được phân bổ thêm 1 triệu liều (trước đó khoảng 570 ngàn liều) để đảm bảo thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin “thần tốc”, mục tiêu của tỉnh là mỗi ngày tiêm được 100 ngàn liều.
Nghệ An: Đến từng gia đình ký cam kết
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An Dương Đình Chỉnh cho biết, đến nay địa phương có 460 ca nhiễm Covid-19 ở 19 huyện, thị, thành phố.
“Giải pháp mạnh để địa phương đẩy lùi dịch bệnh là thực hiện vừa tấn công, vừa phòng thủ. Với “vùng đỏ” phải quyết liệt tấn công tối đa, còn “vùng xanh” là phải phòng thủ, gia cố thật chắc chắn tránh dịch xâm lấn vào…” – ông Chỉnh nói.
Các điểm nóng như huyện Quỳnh Lưu; Yên Thành thì đó là giai đoạn tấn công. Nghệ An nơi nào có dịch là làm ngay, làm sớm và quyết liệt khoanh vùng. Tập trung tối đa trong việc ngăn dịch từ người ở vùng dịch trở về quê.
Cũng theo ông Chỉnh, làm được việc như trên là khoanh “vùng đỏ” và bảo vệ được “vùng xanh” an toàn.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tế
Trao đổi với VietNamNet, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai Nguyễn Anh Văn cho biết, địa phương chủ động khoanh “vùng đỏ” có ca F0 trong cộng đồng ở phường Quỳnh Thiện và luôn tìm cách để bảo vệ “vùng xanh” bằng nhiều hình thức.
Cụ thể, yêu cầu các hộ dân ở “vùng xanh” và “vùng đỏ” chủ động khai báo y tế, thực hiện cam kết thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đến từng nhà dân.
Khi có người từ các tỉnh, thành phố khác đến hoặc về hộ gia đình, người trong gia đình đi đến vùng có dịch phải thực hiện khai báo ngay với Tổ Covid-19 cộng đồng; Trạm Y tế phường để giám sát và kiểm soát.
Bản cam kết từng hộ dân tham gia phòng, chống dịch ở thị xã Hoàng Mai
“Ngoài mẫu cam kết từng hộ dân, chúng tôi còn có bản khuyến cáo cho tất cả các tổ Covid cộng đồng. Thực hiện xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19 ở trong và ngoài khu cách ly nhằm tránh lây nhiễm chéo. Đây là cách làm riêng của thị xã”, ông Văn chia sẻ.
Ngoài ra, luôn rà soát, tổ chức nhiều giải pháp đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Huy động sự ủng hộ, đóng góp của bà con nhân dân, tạo sự lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái” trong mùa dịch…
Hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19
Ngày 7/8, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cùng đoàn công tác tỉnh An Giang đã đến trao tặng 200 tấn gạo, 140 tấn rau, củ, quả cho người dân TP Hồ Chí Minh và hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang (thứ 4 trái qua) trao bảng tượng trưng hỗ trợ 100 tấn gạo, 110 tấn rau, củ, quả cho bà con nhân dân Tp Hồ Chí Minh gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Theo đó, với tinh thần "tương thân, tương ái", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã chia sẻ và gửi tặng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 100 tấn gạo, 110 tấn rau, củ, quả; tỉnh Bình Dương 50 tấn gạo, 15 tấn rau, củ, quả; tỉnh Đồng Nai 50 tấn gạo, 15 tấn rau, củ... và các nhu yếu phẩm cần thiết, với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng. Trong đó, trích Quỹ Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh An Giang trên 2,2 tỷ đồng, số còn lại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp, nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tại các nơi đến, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã ân cần thăm hỏi và chia sẻ những khó khăn với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, nhất là đối với các hộ gia đình, người lao động bị mất việc làm, cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19. Qua đây, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang gửi lời thăm hỏi ân cần, sâu sắc đến bà con đồng hương tỉnh An Giang đang công tác, học tập, làm việc, lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai; chúc mọi người bình an, mạnh khỏe. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy An Giang cũng tin tưởng, dù ở bất cứ nơi đâu, bà con đồng hương tỉnh An Giang cũng sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang mong muốn, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm chăm lo, hỗ trợ kịp thời người dân tỉnh An Giang đang công tác, học tập, làm việc, lao động tại địa phương trong giai đoạn khó khăn như hiện nay; mong rằng Thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai sẽ sớm đẩy lùi và vững vàng bước qua đại dịch COVID-19 để sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn do nhân dân.
Những "chuyến xe nghĩa tình" chở 200 tấn gạo, 140 tấn rau, củ, quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang dành tặng người dân Tp Hồ Chí Minh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai trân trọng cảm ơn, tri ân những tình cảm, sự hỗ trợ kịp thời của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Những nghĩa cử cao đẹp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang sẽ là nguồn động viên lớn đối với chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai trong cuộc chiến ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường...
Trước đó, vào ngày 18/7, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cùng đoàn công tác tỉnh An Giang cũng đã đến trao tặng Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh 60 tấn gạo, 9 tấn rau, củ, quả; 1.000 chai nước tương, 100 thùng mì gói và các nhu yếu phẩm cần thiết..., với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng.
*Để người dân ở những vùng khó khăn của tỉnh Quảng Nam có điều kiện hơn trong quá trình tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã trao tặng cho ngành y tế tỉnh Quảng Nam 1 xe ô tô chuyên dụng phục vụ tiêm chủng vaccine lưu động phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Để tạo thuận lợi và thoải mái và an toàn cho cán bộ y tế và nhân dân trong suốt quá trình tiêm vaccine, xe tiêm vaccin lưu động được thiết kế thuận tiện đáp ứng yêu cầu tiêm chủng an toàn và hiệu quả trong tất cả mọi hoàn cảnh, địa hình. Đồng thời, xe cũng được dùng cho hoạt động lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngay trên xe, tránh tập trung đông người, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, xe ô tô chuyên dụng phục vụ tiêm vaccine lưu động này còn gắn 1 thùng lạnh phía trong để bảo quản vaccine.
Dịp dịp, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải trao tặng tổng cộng 63 xe ô tô chuyên dụng phục vụ tiêm vacxin lưu động cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.
* Chiều 7/8, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND quận, huyện; UBND xã, phường, thị trấn đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đến nay, Cần Thơ đã thực hiện xong chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giải quyết các đề nghị tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; phê duyệt hỗ trợ kịp thời đối với nhiều người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, trong đó, có nhiều trường hợp nuôi con dưới 6 tuổi; hỗ trợ các viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch; đồng thời, đã phê duyệt hỗ trợ hơn 6.600 người bán lẻ xổ số lưu động với kinh phí gần 8 tỷ đồng, trong đó, đã chi trả tiền hỗ trợ đến hơn 6.200 người với khoản tiền khoảng 7,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến nay, tiến độ và kết quả thực hiện của chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ bị chậm lại; có một số chính sách khá cấp thiết từ khi triển khai đến nay vẫn chưa có hồ sơ đề nghị như: hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, hỗ trợ người lao động ngừng việc, hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tiền ăn người là F0, F1, hỗ trợ hộ kinh doanh và hỗ trợ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người lao động động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP trong thời gian tới, UBND thành phố Cần Thơ giao Bảo hiểm Xã hội thành phố tăng cường thông tin, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện để người sử dụng lao động được thực hiện chính sách hỗ trợ tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất.
UBND quận, huyện tăng cường thông tin phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người sử dụng lao động trên địa bàn quản lý (trước hết là các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sử dụng công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp) được thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và hỗ trợ người lao động ngừng việc.
UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ tăng cường thông tin phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện để người lao động được thực hiện chính sách hỗ trợ khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Sở Y tế và UBND quận, huyện tăng cường thông tin phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện để các cơ sở điều trị y tế thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em và người phải điều trị COVID-19 (F0) trong phạm vi địa bàn quản lý...
UBND thành phố Cần Thơ cũng yêu cầu các ngành, UBND các cấp thực hiện nhiều biện pháp, hình thức để đẩy nhanh tiến độ trong tháng 8/2021 hỗ trợ kịp thời đến người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.
2 ca nhiễm Covid-19 về Nghệ An ghé nhiều nơi ăn nghỉ nhưng không khai báo Trở về từ Long An và Bình Dương, 3 thanh niên ở Nghệ An về đến gần nhà còn ghé nhà nghỉ để nghỉ ngơi và đi ăn uống nhưng không khai báo, sau đó 2 người được xác định dương tính Covid-19. Kiểm tra y tế người về Nghệ An từ các tỉnh phía nam. ẢNH K.HOAN Ngày 7.8, Trung tâm Kiểm...