Bình Dương: Mầm lan đột biến bé như ngọn rau muống giá 15 tỷ đồng
Một mầm tách từ chậu lan đột biến “ Huyền thoại Bướm đại ngàn” vừa được bán cho một đại gia ở Bình Dương với giá công bố 15 tỷ đồng.
Ngày 2/7, một kie (mầm con phát triển từ mắt của cây mẹ) từ chậu lan đột biến có tên gọi “Huyền thoại bướm đại ngàn” đã được bán thành công với giá 15 tỷ đồng , mức giá cao kỷ lục từ trước tới nay.
Giao dịch này đã “soán ngôi” giao dịch chậu lan phi điệp mang tên “Năm cánh trắng vọng xưa” có giá 5 tỷ đồng hồi đầu tháng trước.
Chia sẻ với phóng viên, anh Trương Quốc Chính (chủ nhân cây lan Bướm đại ngàn) xác nhận vừa chuyển nhượng mầm lan quý nhân giống từ chậu lan Bướm đại ngàn sau 3 năm chăm sóc cho anh Nguyễn Tấn Sơn, một người chơi lan quen thân tại Bình Dương .
Bông hoa của cây lan đột biến mẹ có tên gọi Huyền thoại bướm đại ngàn. Ảnh: Chính Trương.
Hiện, hai bên đã hoàn tất các thủ tục chuyển tiền đặt cọc 10 tỷ đồng và khoảng một tháng nữa mầm lan sẽ chính thức được trao tay cho chủ nhân mới tại hội chợ hoa phong lan ở Ba Vì.
Video đang HOT
Trước đó vào tháng 6/2017, “Bướm đại ngàn” được anh Chính mua lại từ một người sưu tầm lan ở Sơn La với giá 1,5 tỷ đồng . Lúc đó cây lan chỉ dài 20 cm. “Khi ấy, cây được lấy về từ vùng Thuận Châu, Sơn La và được đặt tên là “Bướm đại ngàn”, anh Chính cho hay.
Theo anh, điểm đặc biệt của mầm lan trị giá 15 tỷ đồng này là giống lan đột biến đẹp, hiếm. “Nó có mặt hoa độc nhất vô nhị, hội tụ đầy đủ yếu tố của một bông hoa đột biến đẹp, chưa từng giống với bất kỳ bông hoa lan nào”, chủ cây lan cho hay.
Tuy nhiên, anh Chính chia sẻ, để có được cây lan “Bướm đại ngàn” đẹp và độc như thế này phải trải qua một thời gian chăm sóc rất cầu kỳ. Cây mẹ khi mới được đưa về từng bị bệnh giống như bệnh khô vằn ở lúa.
Đặc biệt, thời điểm nhân giống, có lúc cây bị thối thân, hỏng dần thân, còn rất ít giống nên phải rất cẩn thận trong tất cả công đoạn chăm sóc.
Kie lan trị giá 15 tỷ đồng này là giống lan đột biến đẹp và giá trị lớn. Ảnh: Chính Trương.
Anh Chính cho biết thêm, ban đầu anh dự tính chăm sóc kie Bướm đại ngàn cho tới năm sau mới bán. Nhưng sau đó anh đưa lên trang cá nhân và định giá kie này 15 tỷ đồng để xem ở thời điểm đó có thực sự được giá như vậy, thì không bao lâu anh Sơn vào chốt giá mua cây.
Chủ nhân của cây lan khẳng định đây là giao dịch “người thật, việc thật”. Bên cạnh sưu tầm, trồng và chăm sóc vì đam mê còn là chuyện làm kinh tế từ lan đột biến.
“Cây lan huyền thoại này sẽ là thước đo cho sự lớn mạnh của thị trường hoa lan đột biến trong nước thời gian tới”, anh Chính khẳng định.
Khoảng 3 năm trở lại đây, chơi lan đột biến gene tự nhiên có màu sắc và hình dáng độc lạ trở thành đối tượng săn lùng của dân chơi lan. Theo đó, các thương vụ mua bán, giao dịch lan đột biến liên tiếp được công bố trên các diễn đàn, từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
Tuy nhiên, giá trị thật của những cây lan được định giá tiền tỉ vẫn là một ẩn số. Không ít người trong giới chơi lan cho rằng dù giá trị của cây lan đột biến cao, đặc biệt được ưa thích ở những thị trường chơi lan lâu năm như Đài Loan,Thái Lan.., nhưng với mức giá lên đến hàng tỉ thậm chí hàng chục tỷ đồng thì cần phải xem xét lại. Chưa kể đó có thể là chiêu thức nhằm đẩy giá của những cây lan này vượt quá giá trị thật, hoặc làm hâm nóng thị trường.
Bình Dương xử lý, cưỡng chế nhiều công trình xây dựng lấn sông Sài Gòn
Ngày 22/6, thông tin từ Bình Dương cho biết, hàng loạt công trình xây dựng lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được phát hiện, xử lý, buộc tháo dỡ...
Thông tin UBND TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ nhiều công trình xây dựng sai thiết kế, lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn.
Theo UBND TP.Thuận An, cơ quan chức năng đã kiểm tra, lập biên bản xử lý đối với công trình xây dựng lấn sông của ông N.T.T ở khu phố Bình Thuận, phường Bình Nhâm, TP.Thuận An. Công trình này xây dựng lấn 273m2, không có giấy phép và hiện đã bị đề nghị ngưng xây dựng, khắc phục hậu quả.
Một trong các công trình xây dựng lấn chiếm sông Sài Gòn ở Bình Dương. Ảnh: V.D
Cũng tại phường Bình Nhâm, một công trình khác cũng lấn sông Sài Gòn, là nhà xưởng rộng hàng nghìn mét vuông nằm trong Công ty TNHH Ding Yu, tọa lạc tại khu phố Bình Hòa. Nhà xưởng thuộc sở hữu của bà Củ Nhìn Múi (thường trú Đồng Nai) xây dựng gần 10 năm nay, sau đó cho Công ty TNHH Ding Yu thuê lại mặt bằng để sản xuất đế giày dép...
Đoàn kiểm tra đã phát hiện công ty này không lập đề án bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, qua kiểm tra, nhà xưởng này xây dựng không phép từ nhiều năm trước. Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ đề nghị chủ nhà xưởng tự tháo dỡ công trình sai phạm.
Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã vào cuộc kiểm tra và xử lý các hành vi sai phạm, lấn sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An khẳng định sẽ xử lý quyết liệt các công trình vi phạm lấn sông trên địa bàn.
Bình Dương: Ngã vào gầm xe container sau va chạm, người đàn ông bị cán chết Một người đàn ông đi xe máy đã bị xe container cán chết trong đêm sau khi đi vào làn ô tô trên Quốc lộ 13. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h20 ngày 20/6 trên Quốc lộ 13 đoạn qua phường Lái Thiêu, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Thời điểm trên, xe máy chưa có biển số do anh Hà...