Bình Dương: Khốn khổ vì ruồi “phá bĩnh”
Cả tuần nay, người dân và công nhân trên địa bàn huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương “ăn không ngon, ngủ không yên” vì “vấn nạn” ruồi hoành hành.
“Ruồi mọi lúc, mọi nơi… khổ lắm chú ơi!”, bà Mai Thị Bích (67 tuổi, xã An Tây, Bến Cát) vừa phe phẩy cái quạt, vừa thở dài. Bà kể, suốt mấy ngày nay ruồi nhiều vô kể, hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Mọi sinh hoạt của gia đình bà cũng như các nhà xung quanh đều bị ruồi “gây khó dễ”.
Ly café ruồi cũng bâu vào
Thức ăn bưng ra, chưa kịp đậy lồng bàn thì ruồi đã bâu đầy. Thậm chí, có gia đình đã phải giăng mùng để ăn cơm. Thức uống ruồi cũng bám vào. Để một ly café, chỉ trong tích tắc, cả chục con ruồi liền bám riết. Các miệng ly dù không đựng bất cứ loại nước gì nhưng ruồi vẫn bò qua, bò lại. Để an toàn, người dân phải rửa sạch ly trước khi uống. Khổ nỗi, vừa rửa xong, chưa kịp rót nước thì ruồi lại “nhảy xổm” vào.
Dùng mủ mít để diệt ruồi
Anh Phạm Công Lệ, công nhân xưởng phân Komix, cho biết: “Ngủ mà quên thả mùng thì muỗi cắn, ruồi bâu, chịu không nổi. Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân. Đã có nhiều trường hợp bị bệnh đường ruột do tình trạng mất vệ sinh do ruồi gây ra”.
Khảo sát trong khu nhà nội trú cho công nhân của một số công ty đóng trên địa bàn xã An Tây, Bến Cát, nhiều công nhân cho biết ruồi xuất hiện nhiều sau mỗi cơn mưa. “Mấy hôm nay, cứ chiều chiều trời đổ cơn mưa nhỏ, nhưng sau mỗi cơn mưa, ruồi muỗi lại sinh sôi nảy nở và tấn công vào đời sống sinh hoạt của công nhân nhiều hơn”, anh Lệ cho biết.
Video đang HOT
Trẻ em đứng trước nguy cơ bị bệnh đường ruột vì ruồi bám vào thức ăn
Khổ nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Mọi vấn đề vệ sinh ăn, uống đều phải được người lớn quan tâm từng phút. “Nếu để chén cháo hay ly sữa cho bé tự ăn uống thì ruồi “xơi” trước ngay. Có hôm, tôi mải lo chiên con cá, khi nhìn sang tô cháo của cháu thì đã có cả chục con ruồi bơi trong đó rồi…”, một nữ công nhân kể.
Để hạn chế ruồi, nhiều gia đình đã mua thuốc diệt ruồi 5.000 đồng/bịch trộn vào thức ăn nhử ruồi. Chưa đầy một giờ đồng hồ, ruồi đã bám và chết đen cả một cái đĩa. Nhiều nhà còn dùng túi nilon trắng, đựng nước bên trong tạo ảo ảnh để xua ruồi. Cũng có người lấy mủ mít để dính ruồi…
Một ly sữa đã rửa sạch nhưng ruồi vẫn không tha
Trung tâm y tế dự phòng Bình Dương cho biết, do thời tiết mưa, nhiệt độ ẩm và xung quanh khu vực các khu công nghiệp còn nhiều bụi cây um tùm nên tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi, côn trùng… sinh sôi, nảy nở. Người dân cần làm vệ sinh môi trường sống xung quanh để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo Dân Trí
Xưởng chế biến mỡ "trộn" ruồi nhặng
Những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa
Nguồn nước ô nhiễm ở Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) là nước để rửa mỡ trước khi mỡ được đưa lên chảo. Những phi mỡ hoen gỉ, ruồi muỗi bâu đen sì trong thùng mỡ, các loại dụng cụ vứt bừa bãi trên một khoảng đất trống... là những gì chúng tôi ghi nhận được trong xưởng chế biến hàng nghìn lít mỡ mỗi ngày.
Mỡ "tắm" nước ô nhiễm
Mỡ được mang về cơ sở chế biến từ đầu giờ sáng, do đội vận chuyển đảm nhận. Sau khi được chở về đây mỡ được đem "rửa" bằng nước Đầm Hồng đen ngòm, hôi thối. Đầm Hồng được nhiều người biết đến là khu ô nhiễm nguồn nước nặng khi mà các loại rác rưởi được tập kết rồi thải ra lòng hồ. Nhưng ít ai ngờ rằng, chính nguồn nước đó được cơ sở sản xuất mỡ này tận dụng làm nước rửa mỡ trước và sau khi chế biến mỡ. Sau khi tráng qua nước Đầm Hồng mỡ được đưa lên một chiếc bàn gỗ đã mục nát để "chế biến" và được băm thành từng miếng to.
Theo quan sát của chúng tôi, lượng mỡ dùng rán vẫn còn dính nhiều đất cát, bụi bặm... Loại mỡ này chỉ có thể tạo được hứng thú với lũ ruồi nhặng... sau khi thái xong, mỡ được đổ vào 2 chiếc chảo to, mỗi chiếc có thể rán được cả tạ mỡ/lần. Mỡ rán xong lại đổ vào các thùng phi cỡ lớn có dung tích khoảng 1.000 lít. Có lẽ những thùng phi chứa mỡ này chưa bao giờ được rửa nên cái nào cũng đóng cặn đen sì trên miệng, các thùng chứa mỡ cũng không thấy có nắp đậy, nên nó kiêm luôn nhiệm vụ bắt ruồi nhặng, hễ con nào rơi xuống là không thể lên được.
Khi khách đến mua hàng, chủ nhà đưa luôn cả chiếc xô bẩn vào thùng phi rồi múc tất cả những gì có trong đó chia ra từng can nhỏ từ 15 - 50 lít. Ở phía dưới đất hai chiếc máy xay mỡ nằm lổng chổng bên góc tường, các dây mỡ vẫn còn đóng vón trên thân máy, các chú ruồi trâu bâu quanh máy xay mỡ đen sì.
Hàng trăm kg/ngày
Trong vai một khách hàng mua mỡ, ngày 18/11 phóng viên có mặt tại Đầm Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội). Bà chủ cơ sở Sáng "mỡ" cho biết: Các chú tìm đến đây là đúng địa chỉ rồi đấy, nhà tôi làm ở đây 10 năm rồi, cung cấp mỡ cho vài chục nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ ở Hà Nội này. Nói rồi bà chỉ cho chúng tôi xem những khối mỡ đã được đóng trong thùng phi nằm lăn lóc bên xó nhà.
Hàng ngày cơ sở cho ra lò hàng tạ mỡ
Bà Sáng "mỡ" khẳng định: Ở Hà Nội chả có cơ sở sản xuất mỡ nào có số lượng mỡ lớn và cung ứng cho nhiều nhà hàng như chỗ bà cả. Cơ sở sản xuất của gia đình bao tất cả 7 lò mổ lớn nhỏ ở Hà Nội, với khối lượng thịt mỡ và các phụ phẩm chế biến hằng ngày từ 500 - 700kg, thậm chí vào dịp Tết gia đình bà còn phải mua thêm thịt phụ phẩm ở các hàng thịt quanh các chợ ở khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai... để rán.
Năm nay, số lượng "đơn hàng" của các nhà hàng quanh Hà Nội tăng lên đáng kể, chính vì thế cơ sở của bà cũng phải đẩy mạnh sản xuất, có hôm phải rán cả 1.000kg mỡ để kịp cho khách hàng. Đối với khách hàng quen, chỉ cần gọi điện thoại, cơ sở sản xuất của bà sẽ "điều" người vận chuyển đến tận nơi miễn phí. Theo bà Sáng, đội "thồ mỡ" chủ yếu là những người con trai trong gia đình, họ dùng xe máy để vận chuyển cho tiện, nếu vận chuyển thùng phi có ô tô chuyên dụng. Trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Sáng vận chuyển khoảng 3 - 4 chuyến, mỗi chuyến từ vài chục kg cho đến hàng tạ mỡ.
Với quy mô như vậy, trong vòng 10 năm qua, cơ sở làm mỡ của bà Sáng đã cung cấp mỡ cho gần 100 nhà hàng lớn nhỏ tại Hà Nội. Thi thoảng còn xuất đi cả Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Tuy nhiên, chỉ cần đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ ở Hà Nội là cả vấn đề lớn đòi hỏi quy mô sản xuất cũng phải mở rộng, nên bà Sáng "mỡ" cũng phải cố gắng sản xuất đều đặn để giữ khách.
Giá đắt... khách vẫn sướng
Bà Sáng bảo: Các chú cứ xem hàng đi, không ngon không lấy tiền. Giá cả của loại mặt hàng này phụ thuộc vào giá thịt lợn trên thị trường, vì thế có sự biến động thất thường. Ngày trước chưa lên giá, mỡ thời điểm thấp nhất chỉ có 14.000đ/kg, giờ đã lên đến 27.000đ/kg. Theo bà Sáng, giá mỡ như vậy là hơi cao nhưng các cửa hàng ăn vẫn tranh nhau mua mỡ vì rán mỡ tiết kiệm hơn rán dầu ăn rất nhiều.
Bà Sáng than vãn: Đợt này giá cả lên cao quá nên làm ăn khó khăn hơn. Trước đây nhà tôi bao toàn bộ các lò giết mổ khu vực này, mỗi ngày lấy khoảng 5 - 7 tạ mỡ lợn ở các lò này là bình thường. Đầu sáng phải đi gom hàng về, chế biến dần trong ngày.
Vừa nói, bà Sáng vừa thái những miếng mỡ bèo nhèo vừa được rửa qua nước ao. Các loại tóp mỡ được bày ra quanh nền đất khiến chúng tôi cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy.
Theo Bee
Ruốc 'siêu bẩn' ra lò bên ao rác thối, dồn về Hà Nội Chứng kiến những mẻ ruốc được sản xuất ngay cạnh bờ ao bồng bềnh rác thải, ruồi muỗi vo ve, công nhân vô tư "tay không" bốc ruốc... chắc hẳn nhiều người sẽ phải rùng mình. Thôn Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vốn nổi tiếng với nghề làm ruốc thịt từ rất lâu. Theo người dân trong làng, ngày xưa,...