Bình Dương: Hàng ngàn công nhân đình công vì tiền lương giảm đột ngột
Hiện nay Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đã cử một đoàn công tác khẩn trương đến làm việc với tổ chức công đoàn và ban giám đốc Cty Phú Xuân.
TIN MỚIBourbon Pháp sẽ họp bàn bán vốn tại Bourbon Bến Lức Bourbon Pháp sẽ họp bàn bán vốn tại Bourbon Bến LứcXuất hàng ảo nhưng “cuỗm” tiền thậtMột doanh nghiệp nhà nước bị chiếm dụng hơn 52 tỷ đồng
Hàng ngàn công nhân may giày da đã bị sốc và sững sờ khi tiền lương tháng được trả thông qua thẻ ATM vào chiều 10.10 bị giảm từ 1 – 2 triệu đồng/người, khiến CN bỏ ngang công việc, kéo lên phản ánh với Ban giám đốc Cty Phú Xuân (Bình Dương) để đòi quyền lợi.
Hàng loạt công nhân buồn nản trước việc đòi quyền lợi chưa đạt thỏa thuận nên đã bỏ ra về.
Hàng ngàn công nhân bất ngờ vì lương giảm đến 1-2 triệu đồng/tháng
Sáng 11.10, hơn 2.000 công nhân may giày da của Cty TNHH Phú Xuân – VMC (100% vốn đầu tư của Đài Loan (TQ) – thuê nhà xưởng của Cty Hoàng Gia Cát Tường để hoạt động sản xuất) đóng tại đường Yesin, thành phố Thủ Dầu Một, (tỉnh Bình Dương) vẫn tiếp tục đình công.
Trước đó, chiều ngày 10.10, hàng ngàn công nhân của Cty giày da Phú Xuân đã nhận lượng qua thẻ ATM đã vô cùng ngỡ ngàng về tiền lương họ nhận được trong tháng 9 giảm từ 1 – 2 triệu/người. Ngay sau đó, đồng loạt công nhân phản ứng, bỏ ngang công việc kéo đến bao vây đòi hỏi Ban giám đốc về quyền lợi. Một số công nhân quá khích đã la ó đòi tăng lương ngay lập tức. Ngay sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Bình Duơng kịp có mặt giải thích để trấn an, bảo vệ tình hình an ninh trật tự.
Video đang HOT
Nữ công nhân tên Nhiên – quê ở An Giang – bức xúc cho biết: Tôi đã bị sốc khi máy điện thoại có tin nhắn báo lương tháng 9 chuyển vào thẻ ATM chỉ có hơn 3 triệu đồng. Tôi hỏi công nhân khác và họ cũng nhận được số tiền lương tương tự. Cả dây chuyền nhốn nháo hỏi han nhau và bắt đầu bất bình bỏ ngang việc kéo nhau lên hỏi Ban giám đốc Cty.
Nhiên còn đưa ra con số cụ thể để so sánh: Trước đây CN làm theo sản phẩm có mức thu nhập bình quân từ 4,5 – 5 triệu đồng/tháng. Sau đó, Cty chuyển sang làm lương tháng theo thời gian. Ban giám đốc Cty đề ra định mức sản phẩm may giày da trên từng dây chuyền nên chúng tôi lao đầu làm, quên cả ăn, tăng ca thường xuyên vào buổi tối và cứ tưởng sẽ nhận lương như những tháng trước. “Thật sốc và bất ngờ, tiền lương Cty trả chỉ có vẻn vẹn 3 triệu đồng/tháng, giảm đứt 1,5 – 2 triệu đồng/người” – một công nhân nữ (xin giấu tên) phản ánh.
Công nhân tên Tùng – quê Nghệ An – đưa bàn tay chai sừng phân trần với phóng viên: Các anh thấy này, tôi làm đến chai cả tay thế mà Ban giám đốc Cty vô tâm cắt giảm tiền lương của chúng tôi. Việc thu nhập chỉ còn 3 triệu đồng, tiền đâu để trang trải cuộc sống, thuê nhà trọ, nuôi con nhỏ… Chúng tôi không thể vào làm được với đồng lương thế này nên cả 2.000 công nhân đều đồng loạt nghỉ việc, đình công yêu cầu Ban giám đốc điều chỉnh tăng lương, hoặc giữ nguyên việc làm ăn theo sản phẩm như thời gian trước đây” – công nhân này bức xúc nói!
Một công nhân quê ở Bến Tre cho biết: Chúng tôi làm việc trong Cty này rất hà khắc, thậm chí việc đi vệ sinh cũng hạn chế để cắm đầu vào dây chuyền may da giày, chạy theo sản phẩm định mức của mỗi dây chuyền mà Cty quy định. Nhưng Ban giám đốc lại đối xử với công nhân như thế, giảm lương trong điều kiện này thì chúng tôi có tiền đâu mà để sống ở Bình Dương. Chừng nào Cty chưa đáp ứng tăng lương lên như cũ thì chừng đó công nhân chưa vào làm.
Chưa có thỏa thuận… hàng ngàn công nhân bỏ về
Cho đến 10 giờ trưa 11.10, hàng ngàn công nhân đang còn đứng nán lại bên trong nhà máy để đòi hỏi với ban lãnh đạo Cty Phú Xuân trả lời. Lực lượng cơ quan chức năng, công an tiến hành bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, đồng thời yêu cầu công nhân đình công giữ bình tĩnh.
Ông Bùi Thanh Nhân – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương – cho biết, ngay sau khi đình công, có khoảng 70 công nhân kéo đến trụ sở Liên đoàn Lao động phản ánh đòi quyền lợi. Sau khi chúng tôi giải thích, hướng dẫn rõ ràng các chính sách thì đa phần công nhân đã lấy lại bình tĩnh nên ra về trong trật tự” – ông Nhân cho hay.
Hiện nay Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đã cử một đoàn công tác khẩn trương đến làm việc với tổ chức công đoàn và ban giám đốc Cty Phú Xuân. Tuy nhiên, các bên giữa công nhân và Cty chưa đưa ra thỏa thuận mới.
Trong khi đó, phía Cty ra thông báo yêu cầu công nhân trở lại nhà máy làm việc bình thường. Tuy nhiên, Cty Phú Xuân chưa đưa ra động thái nào về thỏa thuận đòi tăng lương theo yêu cầu của công nhân. Nên phần lớn công nhân chưa chịu vào nhà máy làm việc, tiếp tục đứng bên ngoài cho đến trưa mới chịu về nhà.
Theo Báo lao động
Bộ Tài chính khẳng định không giảm lương
Theo khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, mức lương tối thiểu năm 2014 vẫn được giữ ở mức 1,15 triệu đồng/tháng, dù tiến độ thu ngân sách 9 tháng đầu chậm hơn rất nhiều so với các năm trước và khả năng hụt thu đang hiện hữu.
Chiều 10/10, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo họp báo quý III để thông tin về tình hình thực hiện ngân sách 9 tháng đầu năm. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 9/2013 ước đạt 52.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2.700 tỷ đồng ( 5,4%) so với mức thực hiện tháng 8.
Tính lũy kế đến hết tháng 9/2013, tổng thu NSNN ước đạt 543.835 tỷ đồng, chỉ bằng 66,6% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, năm nay, tình hình kinh tế khó khăn, tiến độ thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 66,6%, chậm hơn so với tiến độ thu của các năm trước. Thông thường 9 tháng các năm trước, tiến độ thu ngân sách đạt trên dưới 80% và nếu so với năm nay, khả năng thu ngân sách không đạt được tiến độ dự toán so với mục tiêu Quốc hội đưa ra.
Điều này sẽ khiến hụt thu, nhưng hụt bao nhiêu và giải pháp bù hụt thu ngân sách thế nào, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan vẫn đang bàn bạc giải pháp để trình Quốc hội trong cuộc họp sắp tới.
Phương án không tăng lương "hình thành" khi ngân sách hụt thu (ảnh minh họa).
Theo ước tính của Bộ Tài chính, chỉ có 6/14 khoản thu đảm bảo tiến độ theo dự toán (từ 75% dự toán trở lên) nhưng là các khoản thu nhỏ; 8/14 khoản thu thấp hơn yêu cầu như thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước (đạt 60,6%), khu vực đầu tư nước ngoài (69,5%), khu vực quốc doanh (64,1%)... Hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán, như: thuế giá trị gia tăng (đạt 65,5%), thuế thu nhập doanh nghiệp (đạt 57,9%), thuế thu nhập cá nhân (đạt 67,2%), thuế bảo vệ môi trường (đạt 60%)...
Đến hết tháng 9/2013, ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ; 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu. Hà Nội, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Đắk Nông là 6 địa phương thu thấp hơn cùng kỳ.
Mặc dù có khả năng hụt thu, nhưng trả lời báo chí trước đề xuất không tăng lương của Bộ Tài chính vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết: Khi ngân sách có khả năng hụt thu, để đảm bảo cân đối nguồn thu chi đã có nhiều phương án đưa ra. Có thể trong đó có phương án không tăng lương và đây cũng là điều tất yếu trong quá trình xem xét để tìm giải pháp tốt nhất.
Tuy nhiên, trong văn bản chính thức mà Bộ Tài chính báo cáo lên Chính phủ tại phiên họp tháng 9 vừa qua thì mức lương tối thiểu 1,15 triệu đồng vẫn được đảm bảo trong năm 2014.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Giảm lương, hay công chức "cắp ô" Để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề xuất nhiều giải pháp và đề nghị Chính phủ cho cơ chế điều hành đặc biệt. Trong đó, có cả đề xuất giảm lương cơ bản của người lao động đang hưởng lương từ ngân sách 100.000 đồng từ tháng 1-2014 trở lại...